Siêu máy tính dự đoán Torino vs Cagliari, 2h45 ngày 25/1
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Torino vs Cagliari, 2h45 ngày 25/1 -
Với Việt Nam, Nhật Bản là người bạn đồng hành chân thành, tin cậyChủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân cùng Hoàng Thái tử Akishino và Công nương tại lễ kỷ niệm. Điểm lại lịch sử quan hệ hai nước, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, vượt qua mọi cách biệt về địa lý, mối nhân duyên giữa Việt Nam - Nhật Bản đã được khởi nguồn từ rất sớm, khoảng 1.300 năm trước, khi Đại sư Phật Triết vùng Lâm Áp, Việt Nam tới Nara để giao lưu Phật giáo và âm nhạc.
Hơn 500 năm trước, những con thuyền “Châu Ấn” của Nhật Bản đến Việt Nam để giao thương, đồng thời để lại di sản lịch sử quý báu tại Hội An như khu phố Nhật Bản và câu chuyện tình đẹp như trong cổ tích giữa thương nhân Araki Sotaro và công chúa Ngọc Hoa.
Ngày 21/9/1973, Việt Nam và Nhật Bản đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra trang sử mới cho quan hệ hai nước.
Bộ trưởng Ngoại giao khẳng định, sau chặng đường dài tròn nửa thế kỷ, quan hệ hợp tác, hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ, thực chất, sâu rộng và đạt nhiều thành tựu.
Quan hệ chính trị được tăng cường trên tất cả các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội với sự tin cậy chính trị cao. Trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp diễn ra thường xuyên và nhộn nhịp với nhiều hình thức đa dạng và linh hoạt. Hợp tác quốc phòng - an ninh ngày càng phát triển thực chất.
Hợp tác kinh tế không ngừng phát triển cả về quy mô và chất lượng, tạo nền tảng vững chắc cho quan hệ hai nước. Nhật Bản đã trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là đối tác lớn nhất về cung cấp viện trợ ODA, thứ hai về lao động, thứ ba về đầu tư và du lịch, thứ tư về thương mại.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam là đối tác số một về lao động (khoảng 350.000 người), là điểm đến đầu tư, du lịch hấp dẫn hàng đầu của Nhật Bản.
Hợp tác văn hóa, giáo dục, địa phương, giao lưu nhân dân ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, trở thành điểm sáng và cầu nối vững chắc cho mối quan hệ hai nước phát triển bền vững và lâu dài.
"Hình ảnh hoa anh đào, áo kimono... ngày càng trở nên quen thuộc tại Việt Nam. Ngược lại, những nét văn hóa Việt Nam qua bộ áo dài, hình ảnh hoa sen, các món ăn ưa thích của Việt Nam như phở, bánh mỳ... cũng dần trở nên quen thuộc ở đất nước Nhật Bản", Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn chia sẻ.
Cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản ngày càng lớn mạnh với gần 520.000 người, trở thành cộng đồng người nước ngoài lớn thứ hai, đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.
Bộ trưởng Ngoại giao thông tin, năm nay hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 500 hoạt động phong phú và hơn 100 đoàn lãnh đạo cấp cao, các cấp thăm viếng lẫn nhau.
Đối với Việt Nam, Nhật Bản không chỉ là Đối tác chiến lược toàn diện quan trọng hàng đầu và lâu dài, mà còn là những người bạn đồng hành chân thành, tin cậy.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kamikawa Yoko nhấn mạnh, dựa trên nền tảng lịch sử giao lưu lâu đời hơn nghìn năm, trải qua 50 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, Nhật Bản và Việt Nam luôn kề vai sát cánh, cùng nhau xây dựng và phát triển.
Bà Kamikawa Yoko nhấn mạnh, chính những hoạt động hợp tác chắc chắn và bền bỉ được duy trì đã trở thành nền tảng cho hai nước như là người bạn thực sự, nhất là trong tình huống cấp bách, ứng phó với thiên tai.
Việt Nam và Nhật Bản không chỉ thúc đẩy hợp tác vì hòa bình và ổn định của khu vực và trên thế giới mà còn hướng đến mục tiêu duy trì và củng cố trật tự quốc tế tự do, rộng mở và dựa trên thượng tôn pháp luật.
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản cho rằng, hai nước đã và đang trở thành đối tác tin cậy quan trọng không thể thiếu tại khu vực.
Nhắc đến tầm nhìn 50 năm tiếp theo trong quan hệ hai nước, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản cho rằng việc thúc đẩy giao lưu thế hệ trẻ và tăng cường hợp tác lĩnh vực mới là điều vô cùng quan trọng, nhất là đối phó với vấn đề môi trường, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số…
Tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân cùng Hoàng Thái tử Nhật Bản Akishino và Công nương, Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Nukaga Fukushiro và các khách mời đã cùng thưởng thức chương trình hòa nhạc hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội kiến Nhật hoàng Naruhito
Trong không khí thân tình, hai bên đánh giá cao về sự phát triển tốt đẹp, toàn diện của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản và tình cảm ngày càng thân thiết của người dân hai nước."> -
Phụ huynh thí sinh thi lớp 10 từ đỗ thành trượt ở Thái Bình nói gì?Phiếu đăng ký nguyện vọng nhóm môn lựa chọn học tập để xét lớp 10 đã được gửi đến gia đình chị Chanh, thế nhưng theo kết quả phúc khảo, giờ con chị thành trượt. Ảnh: NVCC. Chị Chanh chia sẻ, con trai chị đạt 29 điểm trong đợt công bố kết quả lần đầu và nhận tin đỗ nguyện vọng 2 tại Trường THPT Lê Quý Đôn, TP Thái Bình. Sau khi phúc khảo, điểm số của con vẫn giữ nguyên nhưng lại thành trượt, vì nhiều học sinh khác sau phúc khảo điểm cao hơn, từ trượt thành đỗ, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh của trường vẫn giữ nguyên.
"Gia đình tôi là một trong những nạn nhân trong sự việc này. Đêm hôm qua (20/8) tất cả thành viên trong nhà tôi không ngủ được vì sự việc trên", chị Chanh chia sẻ.
Còn anh Đặng Văn Nam, khi biết chuyện con đang từ đỗ thành trượt trong kỳ thi vào lớp 10 vừa qua, anh đã đến Sở GD-ĐT Thái Bình để hỏi nguyên nhân cụ thể, nhưng khi anh đến nơi, phòng tiếp công dân của Sở này đã đóng kín.
"Tôi rất bức xúc trước sự việc vừa qua, điểm số sau khi phúc khảo vẫn giữ nguyên, cháu trượt ở nguyện vọng 1 trường Quách Đình Bảo và đỗ nguyện vọng 2 ở trường Lê Quý Đôn. Hiện chúng tôi rất muốn nhận được câu trả lời từ phía Sở GD-ĐT Thái Bình", anh Nam chia sẻ.
Theo anh Nam, sự việc trên ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý con anh.
Tương tự như anh Nam và chị Chanh, chị Đào Nguyễn Thu Hường, ở phường Kỳ Bá, cũng trăn trở khi con mình thi vào trường Quách Đình Bảo, lúc đầu đỗ sau đó lại thành trượt.
Theo chị Hường, kết quả lần 1 con chị được 32 điểm, sau khi chấm lại còn 27 điểm nên đã bị trượt với lý do được giải thích là "nhầm phách".
"Việc nhầm phách rất là khó, nếu có nhầm cũng chỉ trong 1 hội đồng thi, không thể nào bị nhầm nhiều đến thế", chị Hường bày tỏ.
Theo chị Hường, sau khi con chị nhận kết quả đỗ, đã có rất nhiều anh em, bạn bè mua quà đến chúc mừng. Việc nay cháu thành thí sinh thi trượt ảnh hưởng rất lớn đến danh dự, uy tín của cả gia đình.
"Hiện con tự khép mình trong nhà, tôi rất lo lắng và mong muốn có một trường nào để cho con vào học", chị Hường cho hay.
Trước đó, như VietNamNetđưa tin, sai sót trong quá trình hồi phách đã khiến 252 thí sinh từ trượt thành đỗ, đồng thời 243 thí sinh từ đỗ thành trượt trong kỳ thi vào lớp 10 tại Thái Bình vừa qua.
Sáng 20/8, UBND tỉnh Thái Bình họp báo cung cấp thông tin về kết quả kỳ thi này sau thanh tra. Nguyên nhân vi phạm được chỉ ra, là do Trưởng ban Thư ký và cá nhân liên quan của ban Thư ký đã không thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong thực thi công vụ. Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thái Bình Nguyễn Viết Hiển và Trưởng ban chỉ đạo kỳ thi thiếu trách nhiệm, không kiểm tra, giám sát, không kịp thời báo cáo UBND tỉnh về sự cố bất thường tại kỳ thi này.
Với 243 thí sinh bị ảnh hưởng trong quá trình hồi phách điểm thi dẫn đến từ đỗ thành trượt, UBND tỉnh đã lên tiếng xin lỗi và mong nhận được sự đồng thuận, chia sẻ từ học sinh, phụ huynh để các em chuyển sang các trường khác còn chỉ tiêu tuyển sinh.
Hiện, Sở GD-ĐT Thái Bình đang khẩn trương thực hiện các biện pháp khắc phục những sai sót trong quá trình tổ chức kỳ thi để năm học mới diễn ra theo khung thời gian, đồng thời chỉ đạo các cơ sở giáo dục tối đa quyền được đi học của học sinh, phù hợp với nguyện vọng, năng lực của các em.
Theo Sở GD-ĐT Thái Bình, những thí sinh không trúng tuyển vào trường THPT công lập, muốn đăng ký xét tuyển vào các trường THPT tư thục và trung tâm GDNN, GDTX huyện/thành phố có thể đăng ký xét tuyển trên Hệ thống tuyển sinh đầu cấp từ ngày 24/8 đến 17h ngày 27/8.
Sở này cho biết cũng chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp với các cấp chính quyền, tổ chức, đoàn thể gặp mặt các em học sinh đã được công nhận trúng tuyển lần trước nay thành trượt để làm công tác tư tưởng, động viên...
Phụ huynh kêu điểm thi vào lớp 10 tại Thái Bình tiếp tục thay đổi sau thanh tra
Điểm thi lớp 10 Thái Bình vẫn khiến phụ huynh phát hoảng khi sau thanh tra điểm từ đỗ lại thành trượt."> -
Thủ tướng: ASEAN cần giữ vững cân bằng chiến lược với các nước lớnLãnh đạo các nước ASEAN dự phiên họp hẹp trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực Các nhà lãnh đạo khẳng định vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực; là nền tảng để củng cố vai trò của ASEAN trong định hướng và dẫn dắt các nỗ lực đối thoại và hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.
Khuyến khích các bên đối thoại hòa bình, xây dựng lòng tin
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ ý kiến của các nước về những biến động phức tạp, đa chiều trong môi trường quốc tế hiện nay; trong đó một trong những tác nhân chủ yếu là cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các nước lớn, kéo theo các nước phải đứng trước những lựa chọn chiến lược hết sức khó khăn.
Trước vòng xoáy của cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn, Thủ tướng nhấn mạnh để ASEAN giữ vững vai trò trung tâm, câu trả lời duy nhất là phát huy sức mạnh tự thân, củng cố đoàn kết nội khối để khẳng định giá trị chiến lược của mình.
Các nước ASEAN cần nêu cao tinh thần độc lập, tự cường, thượng tôn pháp luật và kiên định với các nguyên tắc cơ bản và chuẩn mực ứng xử của ASEAN.
Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh rằng, ở giữa tâm điểm cạnh tranh, ASEAN cần giữ vững cân bằng chiến lược với các nước lớn.
ASEAN phải thực sự trở thành một cầu nối tin cậy với năng lực điều hòa và cân bằng các mối quan hệ và lợi ích, kiên định mục tiêu xây dựng cấu trúc khu vực rộng mở, minh bạch, bao trùm và quan trọng nhất là thống nhất giữ vững lập trường nguyên tắc của mình trong các vấn đề có liên quan trực tiếp đến môi trường an ninh – phát triển của khu vực.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, ASEAN cần nỗ lực tăng cường đoàn kết, duy trì và củng cố lập trường chung về Biển Đông. Đây vừa là lợi ích, vừa là trách nhiệm chung của mọi quốc gia thành viên.
ASEAN cần đề nghị các đối tác tôn trọng lập trường này khi hoạt động tại Biển Đông, nhất là các nguyên tắc như tự kiềm chế, xử lý hòa bình các tranh chấp, tôn trọng luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.
Đồng thời, kiên trì thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố DOC, nỗ lực xây dựng Bộ COC thực chất, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.
Chia sẻ về tình hình Myanmar, Thủ tướng nhận định, nỗ lực của ASEAN và các quốc gia thành viên gần đây nhận được tín hiệu tích cực từ các bên tại Myanmar.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam bày tỏ ủng hộ tăng cường chủ động tiếp xúc hơn nữa để khuyến khích các bên đối thoại hòa bình, xây dựng lòng tin, tăng cường hiểu biết chung, hướng tới sớm đạt được giải pháp toàn diện, bền vững cho vấn đề Myanmar.
Thủ tướng ủng hộ nước Chủ tịch Indonesia và Đặc phái viên của Chủ tịch về Myanmar phát huy vai trò dẫn dắt ASEAN thực hiện nhiệm vụ này trên cơ sở Đồng thuận 5 điểm của Lãnh đạo ASEAN.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với Lào, Chủ tịch ASEAN 2024 tiếp tục thúc đẩy các mục tiêu của hợp tác ASEAN.
Tại Hội nghị, Thủ tướng cùng lãnh đạo các nước ASEAN nhất trí tán thành việc Philippines đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2026.
Sáng mai, ngày 6/9, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị liên quan, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các nước tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN+1 với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Khơi thông các dòng chảy thương mại và đầu tư để giữ vững ‘ASEAN tầm vóc’
Để giữ vững “ASEAN tầm vóc” và là “tâm điểm của tăng trưởng”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải nâng cao tự cường của ASEAN thông qua đẩy mạnh liên kết kinh tế, mở rộng thị trường nội khối, khơi thông các dòng chảy thương mại và đầu tư.">