Nhận định, soi kèo Fulham vs Crystal Palace, 19h15 ngày 29/3: Derby kịch tính
Tập 502 Bạn muốn hẹn hò có sự tham gia của tài xế xe container Trần Ngọc Việt (44 tuổi - TP.HCM). Ngọc Việt cho biết, anh biết nấu ăn, ham học hỏi, có thể làm được tất cả mọi việc trừ ‘sinh đẻ’. Anh cũng có nhiều nhược điểm là hay quên, hơi làm biếng.Nam tài xế từng hẹn hò một cô gái 4 tháng nhưng do tính chất công việc lái xe xa nhà thường xuyên, hai người quyết định dừng lại.
 |
Nam tài xế Ngọc Việt |
Suốt 15 năm, kể từ khi chia tay mối tình ngắn ngủi, vài lần anh gặp gỡ các cô gái khác, mỗi khi giới thiệu nghề nghiệp, người ta thường định kiến: ‘Tài xế nhiều vợ’. Chính vì định kiến nặng nề đó mà anh không tìm được bạn đời. Ngọc Việt muốn tìm người phụ nữ dễ nhìn, biết lo làm ăn, chung thủy, thật thà.
Cô gái phía bên kia bức tường hoa là Trần Thị Thùy Nhiên (38 tuổi - Huế) làm kỹ sư cho công ty thực phẩm ở TP.HCM.
Ưu điểm của Thùy Nhiên là sống tự lập, cầu tiến, ham học hỏi. Cô hài hước giới thiệu, bản thân được ‘nết’ ăn, ngủ tốt. ‘Bom nổ bên tai cũng ngủ được’, cô nói.
Nữ kỹ sư có thể làm được nhiều việc nhưng không khéo tay. Mặc dù là phụ nữ nhưng Thùy Nhiên thừa nhận, cô không nhẹ nhàng, thùy mị mà có phần nam tính.
Thùy Nhiên kể, cô chưa từng trải qua mối tình nào do lúc nhỏ tập trung học hành, lớn lên lo công việc, phát triển sự nghiệp. Cô là chị cả trong gia đình nên phải phụ giúp bố mẹ lo cho em.
 |
Nữ kỹ sư gốc Huế - Thùy Nhiên |
Ba năm trở lại đây, người thân và bạn bè giới thiệu nhiều người cho Nhiên nhưng chưa có kết quả. Đến khi mọi người hết kiên nhẫn, cô đành nhờ đến Bạn muốn hẹn hò.
Lý do khiến nhiều lần xem mặt, Thùy Nhiên chưa tìm được một nửa là vì các chàng trai đều thích mẫu phụ nữ dịu dàng, xinh đẹp hơn. Cô cảm thấy không đáp ứng được các yêu cầu đó nên tự rút lui.
Cô không thích đàn ông cao to, đẹp trai. Trong mắt cô, mẫu đàn ông này dễ lăng nhăng. Cô thích tuýp người vui vẻ, lạc quan.
Trong khi đó, Ngọc Việt đều có đặc điểm Thùy Nhiên không thích, lại thêm nghề tài xế, càng làm cô ngại ngần.
Lúc này, MC Nam Thư ra sức vun vén, nói đỡ cho Ngọc Việt để bạn gái yên tâm. Nam Thư lấy ba mình làm ví dụ để chứng minh rằng nghề nào cũng có người này, người khác: 'Ba Thư cũng là tài xế nhưng rất thương vợ, chiều con và Thư tin anh này cũng vậy'.
Mặc dù chưa gặp mặt chính thức nhưng Thùy Nhiên đã đưa ra đề nghị khiến Ngọc Việt bối rối. Cô nói: ‘Ai cũng ngại nghề tài xế, anh có thể thay đổi công việc không anh’. Đáp lại lời bạn gái, nam tài xế khẳng định anh có thể làm được điều đó nhưng cần có thời gian. Bởi từ trước đến nay, anh chưa biết làm nghề gì khác.
 |
Ngọc Việt mang giấy chứng nhận độc thân đưa cho bạn gái xem |
Khi nghe bạn gái chia sẻ, không thích người hút thuốc lá, Ngọc Việt thật thà thừa nhận, anh có hút vài điếu vì chạy xe đêm căng thẳng, nếu không dễ buồn ngủ.
Ông mai dí dỏm bày cho anh bỏ thuốc lá bằng cách thu âm tiếng than thở, kêu ca của Thùy Nhiên, nghe nhiều quá sẽ chán nản mà bỏ thuốc.
Nghe đến đây bà mối Nam Thư không giữ được bình tĩnh, bật dậy khỏi ghế, cho rằng cách đó làm xấu mặt đằng gái. Nam Thư đề nghị nếu thu âm, phải thu tiếng hát của Thùy Nhiên, không thể thu mấy lời kêu ca. Ngay sau đó, Thùy Nhiên đã cất giọng, hát tặng khán giả một bài hát ngọt ngào.
Sau khi nhận được sự ủng hộ của hai bên gia đình, ông mai đề nghị đám cưới của cặp đôi sẽ rước dâu bằng xe container. Đề nghị của MC Quyền Linh được Ngọc Việt đồng ý ngay lập tức.
 |
Cặp đôi hạnh phúc bấm vào nút hẹn hò |
Thời điểm bức tường hoa được kéo ra, Ngọc Việt mang đến tặng bạn gái lẵng hoa hồng nhỏ kèm theo đó là giấy chứng nhận độc thân của mình.
Anh thú nhận: 'Không biết cảm nhận của em thế nào, nhưng anh trúng sét ái tình rồi! Anh đã đổ hết mồ hôi'. Trong khi đó cô gái bắt đầu rung động, khen ngợi Ngọc Việt có khuôn mặt phúc hậu, bình an giống với người cô tìm kiếm.
Chia sẻ về hôn nhân, Ngọc Việt thẳng thắn nói, tài chính do vợ giữ, anh đảm nhiệm phần chăm con.
Ở cuối chương trình, cặp đôi vui vẻ bấm vào nút hẹn hò trong tiếng vỗ tay chúc mừng của mọi người.

MC Quyền Linh thấy tội nghiệp cho chàng trai hôn trộm bạn gái qua ảnh
Chàng trai thổ lộ, hai lần đều yêu đơn phương, anh chỉ dám hôn trộm bạn gái qua bức ảnh.
" alt=""/>Bạn muốn hẹn hò tập 502: Lãng tử U50 quyết cưa đổ cô gái Huế

Bà Chín Thủ.Bà có tên là Nguyễn Thị Bảy nhưng người trong vùng gọi bà theo tên chồng, bà Chín Thủ. Nhà bà ở sâu trong khu phố Mỹ Thuận, phường Nhị Mỹ, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang). Năm nay bà bước vào tuổi 82.
Chúng tôi đến thăm bà vào một buổi sáng. Đã 10h, bà vẫn ngồi đó. Đôi mắt nhìn thẳng về phía trước thềm nhà. Sau tiếng chào hỏi thông thường, bà tiếp tục im lặng.
Chúng tôi nhìn theo ánh mắt của bà. Thì ra, trước và dọc theo hông căn nhà có hàng cột chống đỡ mái nhà. Ở mỗi gốc cột nhà, một phụ nữ đang ngồi tựa lưng. Người nào cũng thế, gương mặt như lạc thần. Đôi mắt họ mở to nhìn vào một nơi vô định. Không một tiếng nói, không một tiếng cười.
Có 4 người ngồi như thế. Bên trong nhà, có thêm 2 người phụ nữ nữa. Một già một trẻ đang vui đùa cùng nhau. Sở dĩ nói họ đang đùa vì có tiếng cười chứ thật ra chẳng có tiếng nói nào. Bất ngờ, người phụ nữ trẻ tay cầm chiếc giỏ chạy thẳng ra chỗ bà Chín Thủ.
Chị nhìn bà không nói tiếng nào, chỉ nở nụ cười thật tươi, đưa hai tay ra phía trước, miệng thốt ra không thành tiếng. Bà Chín cười, gật đầu ra vẻ hiểu câu chuyện rồi đứng dậy. Chị lấy chiếc giỏ đi thẳng vào trong nhà.
'Nó là cháu ngoại tôi đó. Tôi sinh được 6 người con nhưng chỉ còn 5. Trong đó có một người con trai. Các con tôi sinh ra đều chung một bệnh, câm điếc. Chỉ có 2 đứa và cháu ngoại còn sáng mắt, 3 đứa kia đều mù mặc dù mắt nó vẫn mở to và không có dấu hiệu bệnh về mắt.
 |
Bà và cháu ngoại Hồng Hận nói chuyện bằng tay. |
Bà kể tiếp, bà sinh đứa con đầu vào năm 1957. Khi ấy, vùng này chiến tranh, bom đạn trút xuống liên miên. Đứa con đầu sinh ra khỏe mạnh bình thường như bao đứa trẻ khác. Thế nhưng chỉ vài năm sau, mắt nó không thấy rồi tai không nghe, miệng không nói được.
Đến đứa thứ 2 cũng thế. Cứ nghĩ có thể đường ăn ở của mình không tốt nên không gặp may. Nhưng nếu không may thì chỉ một hai đứa thôi, đằng này cả 6 đứa con đều thế cả.
'Đứa cuối cùng tôi sinh vào năm 1977'. Giọng bà chùng xuống. Bà nói như khóc, 'Gánh nặng nuôi con tật nguyền đè nặng trên vai, vậy mà nỡ lòng nào ổng bỏ tôi đi. Ông mất sau cơn bạo bệnh để mình tôi nuôi các con đến hôm nay'.
Hơn 60 năm tảo tần nuôi con, bà Chín Thủ dường như muốn kiệt sức. Bà gầy nhom. Nhìn bà và những người con của bà, chúng tôi không sao cầm lòng được.
'Đã thế vào năm 1981, tôi thấy đứa con thứ 4 không bình thường. Bụng nó càng ngày càng lớn. Cuối cùng tôi mới phát hiện nó có bầu. Mà có với ai? Lúc nào? Nó không nói, không nghe được nên rất khó hỏi. Nhưng rồi câu chuyện cũng dần sáng tỏ.
 |
Hồng Hận, cháu ngoại ngoài ý muốn của bà chín Thủ. |
 |
Cả nhà đan giỏ dưới sự hướng dẫn của bà Chín. |
Chị tôi - dì nó - có việc nhờ nó lên giúp. Ở trong nhà dì, anh rể nó ve vãn làm sao mà rồi nó có bầu sinh ra bé gái. Đã khổ lại khổ thêm, tôi phải nuôi thêm đứa cháu ngoại bất đắc dĩ. Nó không mù nhưng cũng câm cũng điếc. Lúc đó tôi hận thằng rể của chị tôi lắm nên khi con bé sinh ra, tôi đặt cho nó cái tên Nguyễn Hồng Hận'.
Cô cháu ngoại lại chạy ra bên bà. 'Nó là Hồng Hận đó. Nó muốn mẹ nó và các dì đan giỏ đi vì trưa rồi. Cả nhà bây giờ chỉ trông cậy vào nguồn thu nhập này thôi. Dù mù, dù câm, dù điếc nhưng các con cháu tôi đều làm việc được. Những chiếc giỏ đan ra được trả công tuy ít nhưng còn hơn không. Mỗi người một ngày chỉ đan được một giỏ. Tiền công cho cả nhà chưa được 100.000đ/ngày nhưng cũng góp phần vào việc chi tiêu'.
Bà xin phép chúng tôi ngưng câu chuyện để 'điều động' 5 thợ đan vào làm việc. Các chị ngồi cạnh nhau. Người còn sáng mắt thì nhìn vào giỏ. Người mù thì tay đan nhưng mặt lại ngước lên trên cao. Tất cả đều nhuần nhuyễn tay nghề...
 |
Người con trai soạn đồ nghề sửa xe. |
 |
Hai anh em người mù, người sáng mắt nhưng cùng câm điếc. |
Trong lúc các chị đan giỏ, từ phía sau người con trai của bà đang lục soạn lại những đồ nghề sửa xe. Anh không mù nhưng cũng như những chị em khác, vẫn câm điếc. Nhiều năm nay, anh sống bằng đôi bàn tay của mình. Thu nhập không nhiều nhưng cũng đủ bữa đói bữa no.
Bà Chín bước ra nhìn vào bầy con của mình. Cặm cụi làm chẳng cần biết nắng mưa hay trưa tối gì. Có lẽ họ chỉ cần những cái vuốt ve thân yêu của mẹ, những chén cơm thấm đẫm tình người để sống cho hết quãng đời còn lại.
Bà Chín buông tiếng thở dài: 'Tôi đã hơn 80 tuổi, không biết sau khi tôi mất ai sẽ lo cho chúng từng bữa cơm, manh áo đây?'.
Ông Nguyễn Văn Thệ, chủ tịch UBND phường Nhị Mỹ thừa nhận hoàn cảnh của gia đình bà Chín Thủ rất đáng thương. Các con bà bị dị tật là hậu quả của chất độc da cam. Chính quyền địa phương cũng rất quan tâm hỗ trợ theo đúng các chế độ chính sách đã qui định. Ngoài ra, các nhà hảo tâm cũng thường xuyên giúp đỡ để gia đình bà bớt đi phần nào khó khăn trong cuộc sống.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Nguyễn Thị Bảy (bà Chín Thủ), khu phố Mỹ Thuận, phường Nhị Mỹ, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang) 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.305 bà Nguyễn Thị Bảy ở Tiền Giang Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |

Cô gái nghèo Tây Ninh bị nhà nội khước từ trở thành người nổi tiếng
Mẹ mất, bố không nhìn nhận, Ngọc (Tây Ninh) bỏ học đi làm công nhân. Hai năm sau, cô quyết tâm đi học lại để vượt qua cái nghèo.
" alt=""/>Người mẹ nghèo Tiền Giang nuôi 6 con câm điếc, mù lòa


Yuko, 25 tuổi đang làm việc cho một trong những công ty lớn nhất Nhật Bản
Yuko ngồi mệt mỏi trong một quán rượu ở quận Kanda, Tokyo. 25 tuổi, cô đang là kế toán cho một trong những nhà giao dịch lớn nhất Nhật Bản.
Mỗi tuần, Yuko thường tới đây vài lần cùng với các đồng nghiệp. Phía sau cô là nhiều công chức đang ngồi ở quầy bar. Tuyến phố này là nơi đóng đô của rất nhiều doanh nghiệp huyền thoại nhất Nhật Bản. Họ trả lương cao cho nhân viên, ký hợp đồng vĩnh viễn cùng với các phúc lợi hào phóng khác. Nhưng đổi lại, những người làm công ăn lương như Yuko phải làm việc như con thiêu thân. Những quán rượu đêm chính là nơi để họ giải trí sau giờ làm.
Càng ngày những phụ nữ như Yuko càng phổ biến giữa đám đàn ông mặc vest đen. Họ là những nữ công chức trẻ có tham vọng rằng họ sẽ là thế hệ đầu tiên có được cả 2 thứ: sự nghiệp thành công và gia đình vẹn toàn.
Ngày càng nhiều phụ nữ Nhật Bản chọn đi làm thay vì chỉ ở nhà nội trợ. Con số này được ước tính là khoảng 70% - tăng một chút kể từ năm 2000. Đó cũng là kết quả của việc thay đổi định kiến, nhu cầu về thu nhập và nỗ lực của chính phủ trong việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào thị trường lao động. Tuy nhiên, định kiến về giới vẫn ăn sâu trong xã hội Nhật Bản.
Yuko bắt đầu ngày mới vào lúc 6 giờ 30 phút sáng trong khu nhà ở dành riêng cho những phụ nữ độc thân của công ty. ‘Tất cả chúng tôi đều có căn hộ riêng rất đẹp và rẻ. Đó là một phúc lợi tốt’ - cô nói. Sau đó, họ ăn sáng trong phòng ăn chung, rồi bắt chuyến tàu mất hàng giờ đồng hồ để tới văn phòng.
Yuko làm việc đến 8 giờ tối thì nghỉ. Sau khi tan làm, cô thường đi chơi với các đồng nghiệp, có thể là tới nửa đêm mới ngủ. Dù vậy, cô không than phiền. Cô vẫn còn trẻ và tràn đầy năng lượng. Và bởi vì một số quản lý nam cho rằng phụ nữ có khả năng chịu áp lực và năng suất làm việc kém hơn nên cô phải cố gắng theo kịp mọi người trong tất cả các lĩnh vực.
 |
Sau những giờ làm dài đằng đẵng là thời gian rượu chè ở những quán bar cho tới nửa đêm |
80 giờ làm việc mỗi tuần là thời gian làm việc phổ biến ở đất nước này. ‘Karoshi’ là khái niệm được sử dụng để miêu tả cái chết do làm việc quá sức.
Số liệu vào năm 2017 cho biết có 190 người Nhật Bản chết do làm việc quá sức, hoặc tự tử vì những giờ làm việc mệt mỏi.
Nỗ lực nhằm xây dựng lại đất nước sau chiến tranh cùng với tinh thần luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân đã tạo nên một nền văn hoá khắc nghiệt, trong đó người lao động phải phải ngủ ít hơn, làm việc nhiều hơn và tỷ lệ người tử vong do làm việc quá sức nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Nhà kinh tế học Naohiro Yashiro nhận xét, hiện tại phụ nữ Nhật Bản đã tham gia lực lượng lao động nhiều hơn. Họ đang bị đặt vào một thế khó, đó là chọn lựa giữa sự nghiệp và gia đình.
Thực tế là khoảng ¾ phụ nữ độc thân làm ở cấp quản lý cho rằng sự thành công trong sự nghiệp sẽ làm họ khó tìm chồng hơn, theo một khảo sát được công bố vào năm 2018 bởi Hiệp hội Các nhà hoạch định tài chính Nhật Bản.
 |
Văn hoá 'giao tiếp' sau giờ làm khiến những phụ nữ có gia đình khó trụ nổi ở môi trường công sở |
Yuko cũng có bạn trai. Cô muốn anh trở thành chồng mình, nhưng hiện anh ta đang làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 2 năm. Bạn trai cũng làm cùng công ty với Yuko và cô cũng phải sang nước ngoài làm việc một khoảng thời gian tương tự như bạn trai. Đó cũng chính là thời điểm mà cô muốn lập gia đình.
Trước đây, công ty của cô có chính sách cho phép vợ chồng cùng làm việc ở nước ngoài, nhưng chính sách này áp dụng với nữ trợ lý kết hôn với nam quản lý. Yuko đang cố gắng thuyết phục ‘sếp’ của mình thực hiện lại chính sách này, đồng thời mở rộng chính sách với đối tượng nữ quản lý. Cô lập luận rằng, nếu không thực hiện chính sách này công ty sẽ có nguy cơ mất đi những lao động toàn thời gian có năng lực như cô. Nhưng cho đến giờ, vẫn chẳng có gì thay đổi.
Có những doanh nghiệp gây áp lực để phụ nữ phải nghỉ việc ngay khi họ có bầu. Một bài viết mới đây của New York Times tiết lộ, thậm chí cả những lao động đang có nhu cầu cao ở Nhật Bản cũng bị ép phải nghỉ việc khi họ trở thành mẹ.
‘Thế hệ già hơn không thực sự hiểu điều gì đã thay đổi và những phụ nữ trẻ muốn gì. Điều đó thực sự làm tôi bực mình’ - Yuko cười gượng để làm dịu đi cảm xúc của mình.
Trước áp lực công việc quá khủng khiếp, nhiều phụ nữ giải quyết vấn đề bằng cách chọn làm bán thời gian. Giải pháp này không giúp họ giữ được công việc một cách chắc chắn, không nhận được các phúc lợi và lương bổng tốt, nhưng nó giúp họ vẫn có thời gian dành cho gia đình.
Theo số liệu từ Bộ Nội vụ Nhật Bản, hơn một nửa số phụ nữ đang làm việc theo hình thức bán thời gian.
Nhờ các chính sách tạo điều kiện cho phụ nữ có nhiều thời gian chăm sóc con cái hơn của Thủ tướng Shinzo Abe, khoảng 2/3 phụ nữ trẻ đang đi làm cho biết họ muốn tiếp tục đi làm trở lại sau khi có con – tăng 11% so với năm 2014.
Mới đây, hơn 25.000 phụ nữ đã ký vào một bản kiến nghị yêu cầu bỏ quy định phụ nữ phải đi giày cao gót ở nơi làm việc. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Y tế Takumi Nemoto đã bác bỏ kiến nghị này và cho rằng quy định đi giày cao gót là ‘cần thiết và phù hợp về mặt văn hoá.
Không chỉ bị đối xử thiếu công bằng ở nơi công sở, khi về nhà, phụ nữ Nhật Bản vẫn bị đè nặng bởi công việc nhà - thứ mà họ phải làm nhiều gấp 6,5 lần ông chồng.
Trong khi đó, các doanh nghiệp thích tuyển nhân viên nam hơn vì họ không phải về sớm để chăm sóc con cái. Nếu một người đàn ông đề nghị được về sớm để chăm em bé, anh ta có thể bị coi là người ‘khó làm việc cùng’.
Một khảo sát mới đây của chính phủ cho biết, 1/3 người lao động Nhật Bản đã trải qua cái gọi là ‘quấy rối quyền lực’ - tức là ‘sử dụng quyền lực để hạ bệ hoặc gây đau đớn về thể xác hoặc tinh thần cho người khác’.
Định nghĩa về ‘quấy rối quyền lực’ bao gồm cả việc xâm phạm quyền riêng tư của nhân viên. Nhưng điều này rất khó tránh khi ranh giới giữa công việc và sự riêng tư đã bị xoá mờ.
 |
Thế hệ trẻ Nhật Bản đang hi vọng vào một sự thay đổi |
Hiroki Tachibana, 28 tuổi là mẫu đàn ông sẵn sàng chia sẻ việc nhà với vợ. Bây giờ, gần như mỗi tối anh đều đi ăn cùng đồng nghiệp, một phần bởi vì khu nhà ở của anh không có phòng ăn. Anh không phiền khi phải thức đêm ở quán rượu, nhưng anh không thích việc ở lại công sở muộn chỉ để trông có vẻ bận rộn.
Tachibana hi vọng mọi thứ sẽ thay đổi.
Nhưng điều gì có thể khiến văn hoá làm việc ở đất nước này thay đổi?
Phải chăng là sự cạnh tranh để giành lấy những nhân sự chất lượng cao từ các doanh nghiệp mới - những nơi mang lại sự cân bằng cuộc sống tốt hơn cho người trẻ Nhật Bản?
Norie Konishi, 30 tuổi đang là nhân viên tư vấn thương hiệu cho Amazon Nhật Bản. Trước đó, cô làm việc cho một công ty về công nghệ của Nhật Bản.
Khi tới Amazon, cô rất ngạc nhiên trước số lượng lớn các nữ quản lý. Chưa kể, ở đây, họ đề cao sự đa dạng về giới tính và sắc tộc. Công ty cũng thường xuyên tổ chức các sự kiện giúp mọi người lại gần nhau hơn.
Trong khi đó, chỉ có 5% vị trí quản lý cấp cao là nữ trong các doanh nghiệp Nhật Bản.
Konishi cũng rất thích các chính sách của công ty, ví dụ như cho phép nhân viên tự quyết định giờ làm việc của mình, hoặc làm việc ở nhà. ‘Mọi người coi trọng thời gian riêng tư của mình. Cũng không có những áp lực như sau giờ làm phải ra ngoài uống rượu’.
Yuko - người phụ nữ vừa muốn có con vừa muốn có sự nghiệp thì cho rằng thay đổi đang diễn ra từ từ. ‘Hình ảnh người phụ nữ truyền thống đã ăn sâu vào trong văn hoá, vì thế nó gây ảnh hưởng tới chúng tôi mà chúng tôi không hề nhận ra điều đó’.

Sự thật đằng sau tin đồn geisha Nhật Bản là gái bán dâm
Một số bí mật dưới đây về geisha sẽ giúp bạn có những thông tin chuẩn xác hơn về một nghề nghiệp lâu đời ở đất nước mặt trời mọc.
" alt=""/>Mặt tối nơi công sở Nhật Bản: Làm 80 tiếng/tuần, bị ép nghỉ việc khi mang thai