Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11. Ảnh: Nhật Bắc/VGP.
Sáng 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11. Người đứng đầu Chính phủ đánh giá cao các bộ, ngành đã cố gắng hoàn thành toàn bộ 15/15 chỉ tiêu đề ra, phấn đấu năm 2024 tăng trưởng khoảng hơn 7%.
Với các công việc cần triển khai liên quan tới lĩnh vực kinh tế, Thủ tướng cho rằng cùng lúc có rất nhiều việc, trong đó có nhiều vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm.
Trong đó cần tập trung tăng tốc, bứt phá, về đích năm 2024, đặc biệt là thúc đẩy tăng trưởng, giữ đà, giữ nhịp để quý IV tăng khoảng 7,5%, cả năm tăng trưởng trên 7%, góp phần vào thành tựu chung của kế hoạch 5 năm.
Để thực hiện hiệu quả, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu cần có tư duy đổi mới, đột phá với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn. Hành động quyết liệt hơn, có trọng tâm, trọng điểm hơn, tổ chức thực hiện kịp thời, linh hoạt, hiệu quả với tinh thần "dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung"; "đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện; đã làm, đã thực hiện là phải có hiệu quả".
Cùng đó là tinh thần "Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, thì chỉ bàn làm, không bàn lùi". Các thành viên Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Thủ trưởng các cơ quan cần có những sáng kiến, đột phá để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
![]() |
Toàn cảnh phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11. Ảnh: Nhật Bắc/VGP. |
Thủ tướng nêu rõ sau phiên họp cần tổ chức thực hiện thật tốt, thắng lợi các nhiệm vụ của năm 2024; giữ nhịp phát triển trong năm 2025 với mục tiêu cao hơn mục tiêu trung ương và Quốc hội đã giao, phấn đấu tăng trưởng khoảng 8%.
Từ đó, tạo đà, tạo lực, tạo thế cho giai đoạn 2026-2030 với tăng trưởng 2 con số để thực hiện các mục tiêu chiến lược đến năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước.
Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo nền kinh tế nước ta tiếp tục khẳng định sự phục hồi rõ nét, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước.
Các địa phương động lực như TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai dự báo tăng trưởng cao trong quý IV, dẫn dắt tăng trưởng cả nước năm 2024 có thể đạt và vượt 7%.
Các tổ chức quốc tế đánh giá cao, liên tục điều chỉnh dự báo tăng trưởng nước ta theo hướng ngày càng tích cực hơn, doanh nghiệp khôi phục niềm tin vào triển vọng kinh tế.
IMF đánh giá Việt Nam là một trong những nước tăng trưởng cao nhất thế giới, xuất khẩu mạnh, thu hút FDI tốt, quy mô xuất khẩu hàng hóa đứng thứ 23 thế giới, nhập khẩu thứ 22 thế giới.
Đánh giá chung kinh tế vĩ mô của Việt Nam cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân có xu hướng giảm dần, 11 tháng tăng 3,69% so với cùng kỳ. Hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục chuyển biến tích cực, lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch.
![]() |
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Nhật Bắc/VGP. |
Đặc biệt, các động lực tăng trưởng từ phía cầu phục hồi tích cực. Tính chung 11 tháng, tổng vốn FDI đăng ký khoảng 31,4 tỷ USD, vốn FDI thực hiện khoảng 21,7 tỷ USD, tăng 7%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng gần 9%; khách quốc tế khoảng 15,8 triệu lượt người, tăng 41%.
Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng, hầu hết nhóm hàng xuất khẩu chủ lực tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử thuộc nhóm dẫn đầu thế giới.
Theo Bộ trưởng Dũng, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đều đánh giá cao triển vọng tăng trưởng của Việt Nam, cam kết đầu tư và gắn bó lâu dài, đồng hành cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, điển hình như sự kiện ký kết giữa Chính phủ và Tập đoàn Nvidia gần đây.
Tuy nhiên, Bộ trưởng nhận định nền kinh tế của nước ta còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là từ bên ngoài. Vì thế Bộ tham mưu Chính phủ một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp chính đối với nền kinh tế trong thời gian tới.
Trong đó tập trung hoàn thành dứt điểm các nhiệm vụ, công việc của năm 2024; ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành các chương trình, đề án, kế hoạch để tổ chức thực hiện ngay từ đầu năm 2025, tạo đà tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025.
Tập trung ưu tiên nguồn lực cho công tác hoàn thiện thể chế, xác định thể chế là "đột phá của đột phá", tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư.
Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ và làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống về đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu, đồng thời thúc đẩy các ngành, lĩnh vực, động lực tăng trưởng mới. Đẩy mạnh liên kết vùng, phát huy hiệu quả hoạt động của các hội đồng điều phối vùng. Tiếp tục bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế; bảo đảm nguồn cung và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
Tri Thức - Znewsgiới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.
Đọc sách không chỉ giúp tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.
" alt=""/>Chính phủ phấn đấu tăng trưởng 2025 đạt 8%![]() |
Tìm mua sách ở nhà sách giáo dục |
Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2020 và thay thế Quyết định số 42/2015/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về Quy chế bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Để bảo đảm an toàn thông tin mạng, các cơ quan, đơn vị khi tiếp nhận, tuyển dụng nhân sự mới phải có trách nhiệm phổ biến cho nhân sự mới các quy định về bảo đảm an toàn thông tin mạng tại cơ quan, đơn vị. Đồng thời phải thường xuyên tổ chức quán triệt các quy định về an toàn thông tin mạng, nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng của từng cá nhân trong cơ quan, đơn vị. Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị phải có trách nhiệm quản lý và thu hồi tài khoản, quyền truy cập các hệ thống thông tin và tất cả các tài sản liên quan tới hệ thống thông tin khi cán bộ chuyển công tác, nghỉ việc, nghỉ theo chế độ.
Cơ quan, đơn vị, người sử dụng có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin tài khoản cá nhân, hoặc tài khoản của cơ quan, đơn vị khi được phân công nắm giữ, đồng thời phải thay đổi ngay mật khẩu tài khoản khi mới được cấp và tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ mật khẩu của tài khoản, không được cho người khác sử dụng tài khoản cá nhân hoặc của cơ quan, đơn vị. Không đặt chế độ tự động ghi nhớ mật khẩu của các trình duyệt trong mọi trường hợp. Thiết lập mật mã truy cập và chế độ tự động bảo vệ màn hình sau 10 phút không sử dụng cho tất cả hệ thống máy chủ, máy trạm của người sử dụng.
Hệ thống mạng không dây của các cơ quan, đơn vị phải được cấp phát dãy IP riêng, không dùng chung dãy IP hệ thống mạng nội bộ và phải được đặt mật khẩu khi truy cập. Thiết lập phương pháp hạn chế người dùng truy cập mạng không dây, giám sát và điều khiển truy cập mạng không dây.
Đặt mật khẩu đăng nhập, truy cập hệ thống thông tin có độ phức tạp cao và phải được thay đổi ít nhất 3 tháng/lần cho tất cả các tài khoản truy cập vào hệ thống máy chủ, thiết bị mạng, máy tính, các ứng dụng. Các cơ quan, đơn vị cần rà soát tối thiểu 3 tháng/lần các tài khoản đăng nhập, bảo đảm các tài khoản và quyền truy cập hệ thống được cấp phát đúng, đủ.
Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do phía người dùng không tuân thủ các quy định về bảo vệ bí mật tài khoản dẫn đến thông tin cá nhân bị đánh cắp hay bị sửa đổi, các ứng dụng bị sử dụng mạo danh hay các hậu quả tiêu cực khác.
Hải Lam
Sở Thông tin và Truyền thông Vũng Tàu vừa phối hợp với Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam tổ chức hội thảo "An toàn thông tin trong Chuyển đổi số tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2020".
" alt=""/>Tiền Giang ban hành quy chế bảo đảm ATTT mạng trong hoạt động ứng dụng CNTT