Tất cả tài xế Grab đều chở theo trái tim hồng mừng ngày Valentine
Những người dùng ứng dụng Grab hôm nay sẽ được thấy hình ảnh tài xế có gắn biểu tượng trái tim màu hồng ngay cạnh phương tiện. Việc “gắn tim” nhằm kỷ niệm ngày Valentine’s diễn ra ngày mai,ấtcảtàixếGrabđềuchởtheotráitimhồngmừngngàlich bong da hom nay 14/2. Các phương tiện GrabBike và GrabCar được gắn thêm trái tim màu hồng cận dịp Valentine's. Trên ứng dụng Grab, tất cả các xe GrabBike và GrabCar đều được “gắn tim” màu hồng, tạo nên hình ảnh khá lãng mạn cho ngày Lễ Tình yêu sắp tới.
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Al
-
Thứ trưởng Trần Quý Kiên chia sẻ kinh tế tuần hoàn là nhiệm vụ liên ngành và trách nhiệm của toàn xã hội. Ảnh: BTC.
Tại Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn lần thứ 3 (năm 2024), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên cho biết phát triển kinh tế tuần hoàn đã được xác định là một trong những định hướng ưu tiên nhằm quản lý chất thải, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong giai đoạn phát triển tiếp theo của Việt Nam.
Thực tế cho thấy Chính phủ đã chủ động xây dựng, ban hành nhiều cơ chế chính sách thúc đẩy chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh như Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và đạt nhiều kết quả quan trọng sau nhiều năm triển khai. Mô hình kinh tế tuần hoàn cũng được lồng ghép vào các chiến lược, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực và địa phương.
Trách nhiệm của toàn xã hội
Thứ trưởng Trần Quý Kiên cho biết Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn trình Thủ tướng ban hành.
Kế hoạch tập trung vào các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, chú trọng đến kiến tạo thể chế, cụ thể hóa quy định trong Luật bảo vệ môi trường 2020 về trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà phân phối; quản lý dự án theo vòng đời, thiết lập lộ trình xây dựng và áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường, nhấn mạnh việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giúp doanh nghiệp tiếp cận với các cơ hội tiếp nhận hỗ trợ về tài chính và công nghệ để triển khai kinh tế tuần hoàn.
Cũng theo theo Thứ trưởng Kiên, thực hiện kinh tế tuần hoàn là nhiệm vụ liên ngành và trách nhiệm của toàn xã hội.
Các doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong trong việc đổi mới sáng tạo mô hình kinh doanh, nhằm hình thành một chuỗi giá trị tuần hoàn hơn
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên
Trong đó, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo các nguồn lực như tài chính, nghiên cứu, phát triển ứng dụng, chuyển giao công nghệ và sản xuất thiết bị, đào tạo nguồn lực, cung cấp nền tảng thông tin, dữ liệu về kinh tế tuần hoàn cho các doanh nghiệp trong nước... tạo không gian, động lực và điều kiện cho quá trình chuyển đổi, ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn.
Các tổ chức và cá nhân là động lực dẫn dắt thực hiện kinh tế tuần hoàn. Đặc biệt, các doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong trong việc đổi mới sáng tạo mô hình kinh doanh, nhằm hình thành một chuỗi giá trị tuần hoàn hơn.
“Việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo sẽ góp phần hiện thực hóa kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, tạo nền tảng để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa kinh tế với môi trường, giữa con người với tự nhiên trong bối cảnh mới”, Thứ trưởng Trần Quý Kiên nhấn mạnh.
Theo PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường, Việt Nam đã xây dựng rất nhiều quy định liên quan đến kinh tế tuần hoàn, tập trung vào việc nâng cao trách nhiệm nhà sản xuất, phân loại rác thải tại nguồn, thu phí rác thải theo thải lượng, dán nhãn xanh…
Các chiến lược hiện tại về chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và cải thiện hiệu quả năng lượng chỉ giải quyết được 55% lượng khí thải toàn cầu. Mặt khác, kinh tế tuần hoàn mang lại giải pháp bổ sung giúp giải quyết 45% lượng khí thải còn lại.
Hiện nay, ông Thọ cho biết Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung vào các trụ cột chính như theo dòng thải (rác thải nhựa, kim loại, gỗ, giấy, sinh khối khác), theo ngành hàng (đóng gói bao bì thực phẩm, xây dựng, dệt may).
Cần xây dựng những chính sách cụ thể hơn
Tại diễn đàn, ông Đậu Minh Tuấn, Phó tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tin rằng những vấn đề như phát triển bền vững hay kinh tế tuần hoàn trước đây vẫn còn mang tính khuyến nghị nhưng đang dần trở thành yêu cầu không thể tránh khỏi, nếu không nói là bắt buộc. Chính vì thế, cộng đồng doanh nghiệp cũng phải có sự chủ động nhất định trong hoạt động chuyển đổi mô hình kinh tế.
Ông Tuấn cũng cho biết vai trò của chính sách đối với việc vận hành của kinh tế tuần hoàn rất quan trọng và nên bắt đầu từ những chính sách cụ thể như quy định về thiết kế sản phẩm, về vật liệu tái chế có khả năng phân hủy sinh học.
Ở góc độ doanh nghiệp, TS Chana Poomee, Giám đốc Phát triển Bền vững của SCG, đánh giá Việt Nam đã xây dựng và lần đầu tiên ra mắt Kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn (NAPCE), vạch ra lộ trình hướng tới phát triển bền vững trong dài hạn. Tuy nhiên, điều quan trọng là các thành phần kinh tế cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ để đưa NAPCE vào thực tiễn, hướng đến các mục tiêu chung.
Với trường hợp của SCG, tập đoàn đang tập trung đầu tư vào công nghệ mới, thúc đẩy năng lượng tái tạo, chuyển đổi quy trình sản xuất và phát triển các sản phẩm xanh dựa trên định hướng thống nhất với NAPCE.
Điển hình như lĩnh vực vật liệu xây dựng, công ty lắp đặt hệ thống thu hồi nhiệt thải khắp các nhà máy nhằm đáp ứng 30% nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo, giúp giảm 20% lượng phát thải carbon so với xi măng thông thường.
Hay như ở ngành bao bì, tập đoàn Thái Lan đã sản xuất các bao bì chai lọ làm từ nhựa tái chế chất lượng cao, nắp chai gắn liền chặt chẽ với thân chai giúp giảm rác thải nhựa.
Các doanh nghiệp đang tăng cường đầu tư vào mô hình kinh tế tuần hoàn. Ảnh: SCG.
Bà Ramla Khalidi, đại diện thường trú của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đánh giá Việt Nam còn 5 năm nữa là tới vạch đích của mục tiêu phát triển bền vững và một nửa chặng đường cho tới Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2030.
Việt Nam đã đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng cho giai đoạn này, bao gồm giảm gần 16% lượng phát thải khí nhà kính, đảm bảo xử lý 95% nước thải đô thị và tăng GDP bình quân đầu người lên 7.500 USD. Những mục tiêu này phản ánh cam kết của Việt Nam đối với phát triển bền vững và phúc lợi của người dân.
Để hoàn thành kế hoạch cũng như đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, bà Khalidi cho rằng Việt Nam phải tích hợp thiết kế sinh thái vào các chính sách. Các chính sách dựa trên thực tiễn là chìa khóa hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn.
Bên cạnh việc ưu tiên tích hợp các hoạt động tuần hoàn tại ngành then chốt, hoạt động chuyển đổi tuần hoàn nên được lồng ghép vào các cải cách thể chế hiện tại.
“Cuối cùng, Việt Nam phải xác định quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn là nỗ lực của toàn xã hội”, đại diện UNDP chia sẻ.