Lời giải tham khảo môn Hóa học thi THPT quốc gia 2019 mã đề 204
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, năm nay có hơn 653.000 thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ với hơn 2,5 triệu NV. Trong khi đó, chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường tăng gần 7,6% so với năm 2018, tương đương gần 490.000 chỉ tiêu.Bài tổ hợp Khoa học tự nhiên gồm 3 môn là Vật lý, Hóa học, Sinh học. Thời gian làm bài kéo dài 50 phút/môn, bắt đầu từ 7h35 và kết thúc lúc 10h25.
Các khối ngành đào tạo đại học được phân chia như sau:
Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên
Khối ngành II: Nghệ thuật
Khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, Pháp luật
Khối ngành IV: Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên
Khối ngành V: Toán và thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thủy sản, Thú y
Khối ngành VI: Sức khỏe
Khối ngành VII: Nhân văn, Khoa học xã hội và hành vi, Báo chí và thông tin, Dịch vụ xã hội, Khách sạn-du lịch-thể thao và dịch vụ cá nhân, Dịch vụ vận tải, Môi trường và bảo vệ môi trường, An ninh quốc phòng.
Thí sinh chọn tổ hợp các môn Toán, Văn, Ngoại ngữ để xét tuyển đại học 2019 chiếm tới 30,74% trong số 138 tổ hợp xét tuyển.
Họp lớp Luật Kinh tế nhân kỷ niệm 20 năm ngày ra trường (Ảnh:
Nguyễn Thu Thương, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai)
Trải qua những lần họp lớp như thế, với tư cách có khi là người đứng đầu, có khi chỉ là một thành phần trong ban tổ chức - tôi có thể đưa ra một số ý kiến để mọi người cùng nhìn nhận, trao đổi “nên hay không nên tổ chức các cuộc họp lớp”:
Việc thứ nhất là phải xác định tính chất, thời gian nhất định của cuộc họp lớp đúng nghĩa. Nếu như vậy, thì 5 năm một lần hoặc nhân dịp kỉ niệm thành lập trường mới tổ chức họp lớp, còn các năm khác chỉ là giao lưu nhỏ, hay các nhóm bạn thân với nhau trong lớp gặp gỡ nhẹ nhàng, trong một thời gian ngắn gọn. Những cuộc như thế này không thể gọi là họp lớp mà là hội nhóm vui vẻ.
Việc thứ hai là chọn lớp mình học tổ chức họp lớp. Vì chắc rằng mỗi người chúng ta sẽ tham gia rất nhiều lớp học, riêng cấp học phổ thông có khi tiểu học học một lớp, THCS học một lớp, THPT học một lớp chưa nói các lớp chuyên nghiệp…
Vì vậy, việc chọn lớp học nào phù hợp để tham gia họp lớp là hết sức quan trọng. Cá nhân tôi tôi chọn lớp thời THPT, đó là thời điểm bạn bè vừa vô tư, trong sáng, vừa cũng đủ nhận thức để nhìn nhận các sự việc. Còn những bạn bè khi học THCS lên THPT họ chuyển lớp thì họ cũng đã tham gia theo lớp của họ. Còn các lớp chuyên nghiệp thì rất khó, vì gần như bạn bè sống xa nhau.
Việc thứ balà khi tổ chức họp lớp phải có bầu ra ban tổ chức để xây dựng kế hoạch, bàn bạc, thống nhất từ thời gian, địa điểm, thành phần, chương trình, kinh phí… làm sao cho hợp lí cho tất cả mọi người cùng tham gia.
Về thời gian lớp chúng tôi thường chọn vào dịp nghĩ lễ mà được nghỉ từ 3- 4 ngày, vì khi đó bố mẹ, con cái được nghỉ và có thể về cùng tham gia (có những lớp chọn vào dịp nghỉ hè, tuy nhiên thời điểm đó chỉ có con cái được nghỉ học). Kinh phí đóng nộp là vấn đề khó khăn và nhạy cảm nhất, đòi hỏi ban tổ chức phải tính toán hết sức phù hợp, trước đó phải nắm bắt được cơ bản tình hình, điều kiện cuộc sống của bạn bè trong lớp, từ đó đưa ra mức thu chung hợp lí, số thiếu còn lại là huy động (chứ không yêu cầu) những người có điều kiện thu nhập cao hơn và được công bố một cách khéo léo.
Chúng tôi là học THPT ở một tỉnh bình thường, nên việc tổ chức cũng không cần cầu kỳ, hoành tráng mà ngược lại rất tiết kiệm. Ví dụ: đồ uống của nam là cây nhà lá vườn tự đưa đi, phương tiện đi lại huy động nội bộ, thuê phòng số lượng phù hợp…Nếu tính toán phù hợp thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều kinh phí. Vì trong ý thức của mọi người đến đây ăn uống là thứ yếu, gặp gỡ, hàn huyên trò chuyện mới là quan trọng.
Thứ tưlà việc thiết kế một chương trình phải hợp lí, vừa có tính tri ân, tình cảm nhưng cũng vui vẻ như khi còn đang đi học. Chương trình phải có sự tham gia của các thầy cô là giáo viên chủ nhiệm, là giáo viên dạy nhiều năm tại lớp, hoặc đến thăm thầy cô, bạn bè có hoàn cảnh khó khăn, đây cũng là dịp mà mọi người nắm rõ hoàn cảnh của thầy, cô mình, của bạn bè mình để có sự chung tay, chia sẽ…
Thiết kế buổi liên hoan vừa đảm bảo tính hài hòa, để mọi người cùng hòa đồng với nhau, cùng ăn uống, chúc tụng, hát hò nói chuyện vui vẻ. Nếu có thêm chương trình dã ngoại thì chọn về vùng quê của bạn bè trong lớp, vừa thêm hiểu biết, vừa về thăm quê bạn, lại có thời gian ôn lại những chuyện cũ, những trò đùa nghịch ngợm ngày xưa và có thời gian thoãi mái thư giản sau nhưng tháng ngày theo công việc.
Thứ năm là trách nhiệm sau họp lớp, lớp phải giao trách nhiệm một số trưởng ban liên lạc các vùng nơi bạn bè sinh sống đó là phải kịp thời thông báo cho toàn thể thành viên trong lớp và đại diện lớp đến (nếu các thành viên không đến được) nhà bạn bè trong lớp nơi mình ở để chung vui khi có nhưng việc vui hoặc sẽ chia nhưng khó khăn, rủi ro đột xuất mà bạn mình gặp phải. Đây là cầu nối về mặt tinh thần để bạn bè thêm gần gũi và có trách nhiệm với nhau hơn.
Trong cuộc sống không có cái gì là hoàn mĩ, việc người đồng ý, người phản đối, thậm chí là có những câu chuyện phức tạp sau khi họp lớp kết thúc như mọi người từng có ý kiến là điều bình thường.
Tuy nhiên, theo tôi, họp lớp đúng nghĩa là dịp bạn bè trong lớp ngồi lại với nhau, là dịp trở về mái nhà xưa sau nhưng năm tháng xa cách, đây có thể nói là cuộc “hội nghị” mà không có cấp trên, cấp dưới, không kính thưa, kính gửi, không có khoảng cách giàu nghèo, chỉ có bạn bè với những lới xưng hô “mày- tao” quen thuộc.
Sau cuộc họp, trở về với đời thường thì vẫn có nhưng bạn bè có quan hệ là sếp - nhân viên. Nhưng trong buổi họp lớp - tất cả chỉ quay về với tuổi cắp sách đến trường với những kỷ niệm đẹp của thời “nhất quỷ, nhì ma….”
Những ý kiến trên cũng chính là các nội dung mà lớp chúng tôi vừa kỉ niệm 20 năm ngày ra trường. Nên, tôi yêu bạn bè tôi. Tôi yêu tổ ấm thân thương thời THPT. Và cứ 5 năm một lần chúng tôi lại trở về bên nhau.
Hãy chia sẻ với chúng tôi về cảm nhận buổi họp lớp đáng để nhớ và nên...quên của bạn. Bài viết gửi về [email protected]. Bài viết phù hợp sẽ được đăng tải trên chuyên mục Giáo dục.
Nguyễn Hồng Ngọc(Phòng GD-ĐT Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh)
>> Họp lớp, cục phó và lái xe ôm bá vai nhau thân thiết" border="0"/>
Ảnh minh họa. Trong ảnh: Học sinh tại Trường TH Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội ấm áp trong chăn ấm ở trường. Ảnh chụp tháng 11/2011. (Ảnh: Tú Uyên)
Chị Mai Phạm, có con đang học Trường MN Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội cho biết dù trường gần nhà, đi chừng 5 phút nhưng trời lạnh, chị phải nai nịt kỹ càng cho con.
Bé sẽ được mẹ chuẩn bị cho mũ len trùm kín đầu và che tai, khăn len quàng cổ, tất, găng tay. Dù có khăn len nhưng các cháu vào lớp thường không quàng khăn vì sẽ vướng nên chị sẽ phải mặc một chiếc áo cao cổ để lúc nào cổ của con cũng được ấm.
Áo của con chị cũng phải nhiều lớp: áo lót, áo len, một chiếc áo phao ghi-lê bên ngoài, khi đi đường thêm một chiếc áo phao dài tay.
Theo chị Mai Phạm: “Mặc nhiều lớp sẽ ấm hơn và nếu trong lớp con hoạt động nhiều nóng tới đâu cô sẽ cởi bớt tới đó mà không sợ con bị lạnh, kiểu như bóc hành. Chứ nếu mặc một cái dày sụ luôn thì khi nóng cũng không dám cởi, cởi là lạnh”.
Anh Quang Huy cũng cho biết anh còn quan tâm nước uống của con có nước ấm không vì đa phần các bé thời tiết này đều bị ho, không được uống nước lạnh.
1001 cách xoay xở của phụ huynh
Anh Đức Thanh, nhà ở Dương Nội, quận Hà Đông cho biết gia đình đã llên kế hoạch cho các phương án đưa đón con đi học vào sáng 25/1.
Theo đó: “Nếu bản tin thời tiết lúc 6h15 dưới 10 độ C, hai con nhỏ tuổi mầm non và tiểu học được nghỉ thì anh chị buộc phải khóa cửa, để các con chơi ở nhà. Nếu nhiệt độ xuống sâu, dưới 7 độ C, mẹ các cháu là giáo viên THCS sẽ được nghỉ để ở nhà trông con.
Trong khi đó, chị Nguyễn Hà ở khu đô thị Mỹ Đình cho biết từ ngày 24/1 chị đã phải gọi điện cho người nhà ở Hà Tĩnh ra Hà Nội trông cháu giúp.
“Tuy nhiên người nhà cũng chỉ giúp được một vài ngày. Nếu tình hình kéo dài có thể tôi sẽ phải thuê người giúp việc theo giờ”.
Gia đình anh Xuân Việt phố Nguyễn Ngọc Nại, quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ: “Việc trẻ được nghỉ là việc khiến vợ chồng tôi đau đầu. Tôi làm lính quân đội, vợ làm công nhân, nhà vẫn phải đi thuê”.
Đắn đo mãi cuối cùng anh đành phải sang nhà hàng xóm gần đó nhờ trông hộ nếu các cháu được nghỉ. May mắn khi đề nghị này của anh được đồng ý vì gia đình nhà bên có bà nội ở nhà trông cháu.
Chị Quý Hiên, nhà ở tập thể 918 phường Phúc Đồng, quận Long Biên, Hà Nội cho biết nếu trời quá lạnh, chị sẽ cho hai con gái học lớp 3 và lớp 5 nghỉ ở nhà. Chị cũng sẽ xin nghỉ ở nhà buổi sáng, nấu cơm và chuẩn bị đồ ăn cho con. Chị lớn sẽ được mẹ hướng dẫn học bài, tập đàn. Còn em nhỏ sẽ đọc sách hoặc vui chơi tự do. Sau khi “ổn định tình hình” chị sẽ phải lên cơ quan, để hai chị em tự lo.
Còn chị Hòa đang bán hàng tạp hóa tại chợ Mơ, Hà Nội thì cho biết có thể chị sẽ phải đóng cửa hàng, nghỉ ở nhà để chăm hai con đang học tiểu học nếu các cháu không đến trường. “Tết nhất nhiều hàng hóa, việc bộn bề nhưng các con quấy mình cũng không đành khóa cửa nhà để con tự chơi được” – chị Hòa tâm sự.
Trường học lên phương án
Để chống chọi với thời tiết, nhiều trường mầm non ở các quận nội thành Hà Nội đã tích cực chuẩn bị, đảm bảo giữ ấm cho trẻ. Các trường đã trải đệm xốp, hoặc trải thảm lên sàn gỗ để trẻ không bị lạnh.
Các lớp học bật điều hòa chế độ ấm; thức ăn, nước uống đảm bảo nóng và bổ sung thêm chăn ấm. Một số trường mầm non cũng nới giờ đón, trả trẻ để phụ huynh có thể đưa muộn, đón sớm hơn thường lệ.
Trong khi đó, các trường tiểu học cũng tăng cường hệ thống sưởi ấm như điều hòa hai chiều, đèn điện... trong những ngày này để đảm bảo cho sức khỏe của học sinh khi tới trường.
Hiệu trưởng Trường TH Thành Công B, quận Ba Đình, Hà Nội bà Phạm Thị Yến cho biết: “Ngay khi nhận thông báo chỉ đạo của Sở GD-ĐT Hà Nội, trường đã họp để phổ biến tới giáo viên. Phụ huynh cũng được thông báo qua sổ liên lạc điện tử. Trường cũng dán thông báo bên ngoài trường để phụ huynh biết”.
Bản thân bà Yến trong chiều 24/1 đã trực tiếp đi kiểm tra tình hình cửa kính, chăn ấm cho học sinh. Hệ thống điều hòa đã được trường gọi thợ đến bảo dưỡng trong hai ngày cuối tuần 23/1 và 24/1. Trường cũng có người trực để thông báo cho phụ huynh nếu họ không để ý các thông báo về việc nghỉ học của trò.
“Nếu phụ huynh không có điều kiện đón con về nhà thì trường đã có bố trí phòng ấm để giữ các con. Các cô sẽ tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ” – bà Yến cho hay.
Lãnh đạo một số trường mầm non, tiểu học cho biết, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, ngoài việc phòng, chống rét, trường cũng đã cắt bỏ các giờ thể dục ngoài trời, lùi thời gian tham quan, dã ngoại.
Bà Nguyễn Thị Thu Hương – Hiệu trưởng Trường TH Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội cho biết thêm: “Các giáo viên và bộ phận thường trực của trường vẫn tới trường như bình thường nếu trời lạnh sâu. Trường cũng phối hợp chặt với đơn vị cung cấp bữa ăn bán trú để họ không nấu thừa đồ ăn khi số học sinh tới lớp ít. Bữa ăn cũng phải đủ ấm, nóng để đảm bảo sức khỏe cho trò”.
评论专区