Trong phiên chia sẻ về các giải pháp điều trị bệnh lý giác mạc, PGS.TS.BS Marcus Ang (Bệnh viện mắt quốc gia Singapore) đã đề cập đến những kiến thức chuyên môn sâu sắc và những công nghệ mới hiện đại. Các tiến bộ trong phẫu thuật ghép giác mạc những năm gần đây có thể kể đến như: ghép giác mạc lớp trước (ALK), ghép giác mạc lớp trước sâu (DALK). Về phương pháp ghép giác mạc nội mô (DMEK) ở người châu Á, PGS.TS.BS Marcus Ang đưa ra những bằng chứng ủng hộ DMEK: phục hồi thị lực nhanh hơn, kết quả thị lực tốt hơn, giảm tỉ lệ thải ghép. Bên cạnh đó, điều trị loét giác mạc nhiễm trùng cũng có một số cập nhật mới về loét giác mạc nấm và loét giác mạc không điển hình.
Tại hội thảo, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 đã đánh giá tổng kết công tác kiểm soát cận thị tại bệnh viện trong năm 2023, rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng kiểm soát cận thị trong năm 2024.
Trong phiên báo cáo về tình hình kiểm soát cận thị tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, Cử nhân khúc xạ Đỗ Thị Thơ đã khẳng định những nỗ lực của Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 trong công tác kiểm soát cận thị, đặc biệt là phương pháp sử dụng thuốc atropine liều thấp. Báo cáo của Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 chỉ ra rằng Atropine nồng độ thấp có khả năng kiểm soát độ cầu tương đương và chiều dài trục nhãn cầu trên nhóm trẻ nhỏ người Việt Nam.
Hội thảo nhãn khoa các bệnh lý giác mạc và kiểm soát cận thị là cột mốc đánh dấu bước đầu tiên trong định hướng hợp tác quốc tế của Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 với Bệnh viện Mắt Quốc gia Singapore.
Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 - đơn vị tổ chức hội thảo là một trong những bệnh viện tư nhân hàng đầu của ngành Nhãn khoa Việt Nam với nhiều y bác sĩ có chuyên môn cao, trên 20 năm kinh nghiệm, quy trình khám và điều trị bài bản, hàng trăm trang thiết bị hiện đại, tân tiến, cung cấp giải pháp chăm sóc sức khỏe tối ưu cho bệnh nhân.
Bệnh viện Mắt Quốc gia Singapore là trung tâm quốc gia trong hệ thống y tế nhà nước Singapore, cung cấp các dịch vụ khám và điều trị chuyên khoa mắt với mục tiêu nâng cao tầm quan trọng trong chất lượng dịch vụ, đào tạo và nghiên cứu.
Lệ Thanh
" alt=""/>Hội thảo khoa học: các bệnh lý giác mạc và kiểm soát cận thịTại chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe học sinh tại các trường trung học cơ sở ở quận 10, TP.HCM diễn ra ngày 8/12, bác sĩ Nguyễn Hà Nam, Trưởng Chi hội Truyền thông giáo dục sức khỏe Hội Y tế công cộng Thành phố cho biết, chương trình nhằm cung cấp thông tin và kiến thức đúng đắn đến giáo viên, học sinh THCS trong việc nhận diện, phòng ngừa một số bệnh thường gặp ở lứa tuổi học đường.
Đồng thời, qua chương trình, các bác sĩ giúp học sinh nâng cao nhận thức, chuyển đổi thái độ về sức khỏe và thực hành hành vi sức khỏe lành mạnh, giúp bảo vệ và nâng cao sức khỏe của cộng đồng.
Ông Bùi Thế Hải, Phó Chủ tịch UBND Quận 10, đề nghị các đơn vị liên quan cần tổng hợp, sơ kết đánh giá những kết quả đạt được để việc truyền thông sắp tới mở rộng hơn đến tất cả các trường khối THCS, khối tiểu học, mầm non… của quận, qua đó giúp cho các em học sinh có thêm kiến thức về sức khỏe của bản thân.
Tình trạng cấp cứu theo định nghĩa của Luật mới là sức khỏe hoặc hành vi xuất hiện đột ngột của một người mà nếu không được theo dõi, can thiệp kịp thời có thể dẫn đến suy giảm chức năng cơ thể, tổn thương nghiêm trọng và lâu dài đối với cơ quan, bộ phận cơ thể hoặc tử vong ở người đó hoặc đe dọa nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng đối với người khác.
Ngoài ra, Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách cho việc phát triển cơ sở khám chữa bệnh thuộc y tế cơ sở, hệ thống cấp cứu ngoại viện; tập trung đầu tư cho cơ sở khám chữa bệnh tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Ngoài ra, ưu tiên khám chữa bệnh đối với người có công với cách mạng; trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ cận nghèo; người đang sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người mắc bệnh tâm thần, bệnh phong; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
Tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực thuộc 6 lĩnh vực gồm: Truyền nhiễm, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, hồi sức cấp cứu; các chuyên ngành, lĩnh vực khác cần ưu tiên để đáp ứng nhu cầu, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Nhà nước cũng ưu tiên nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong khám chữa bệnh.