Nhận định, soi kèo Dhofar vs Al
ậnđịnhsoikèchelsea đấu với aston villa Pha lê - 04/02/2025 10:44 Nhận định bóng đá giải khác
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Rio Ave vs Porto, 03h45 ngày 4/2: Khách thắng chật vật
-
Hoàng Thị Minh Hồng hiện là chủ cơ sở sản xuất mì ngô ở xã Quyết Thắng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Cách đây 6 năm, Hoàng Thị Minh Hồng là chủ một cửa hàng thực phẩm sạch ở TP. Lạng Sơn. Cũng giống như bao bà mẹ bỉm sữa khác, tình yêu lúc ấy của cô tập trung hoàn toàn vào căn bếp.
Là con nhà nông, lại bán thực phẩm, từ lâu cô đã đau đáu ước mơ sản xuất một cái gì đó từ nông sản quê mình, có mã số mã vạch mang đi khắp nơi, sẽ trở thành món ăn yêu thích trong căn bếp của các gia đình.
Nhưng ước mơ ấy tạm bị gác lại vì cơm áo. Sau cửa hàng thực phẩm, Hồng chuyển sang làm du lịch. Cô muốn làm du lịch nông nghiệp nhưng vốn kiến thức và kinh nghiệm chưa nhiều, Hồng tạm chuyển sang bán “tour” trước. Đang làm du lịch thì Covid-19 khiến mọi thứ ngưng trệ.
Như bao người khác, cô cũng phải xoay ngang dọc tìm đường sống. Trong lần trò chuyện với một nhóm xuất khẩu nông sản, cô nhận được gợi ý sản xuất mì làm từ ngô cho một công ty chuyên xuất khẩu nông sản đi các nước phát triển.
Hồng thực sự bị ấn tượng mạnh với hướng đi này. “Liệu đây có phải là một cơ hội để mình thực hiện ước mơ bấy lâu nay không?” – Hồng tự hỏi.
Sinh ra trong một gia đình thuần nông, cây ngô từng rất gắn bó với Hồng. Nó từng là tất cả tài sản của gia đình, nuôi chị em cô ăn học. Cây ngô là tất cả những kỉ niệm không thể quên, dù có phần nghèo khó nhưng rất đỗi ngọt ngào và ấm áp, với những bữa cơm độn ngô, cháo nấu ngô, bánh chông chênh, bỏng ngô… cả nhà ngồi ăn quây quần bên nhau.
Cây ngô gắn bó với tuổi thơ của Hồng, thôi thúc cô phải làm một cái gì đó từ nông sản quê hương. Sau 2 tuần cân nhắc, suy nghĩ và lên kế hoạch bài bản, tháng 4/2020, Hồng gom hết vốn liếng, khăn gói về quê, bắt tay vào nghiên cứu sản xuất mì ngô.
Để ra được những sợi mì như ngày hôm nay, cô đã mất 1 năm nghiên cứu, thử nghiệm, xin cấp giấy chứng nhận công bố lưu hành và giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất mì.
Khi đi sâu nghiên cứu, cô biết rằng, tại châu Âu dòng mì pasta - làm từ ngô được canh tác tự nhiên - là một loại mì cực kì cao cấp bởi vì trong ngô không có Gluten - một chất mà những người ăn uống lành mạnh đang cố tránh.
Từ đó, Hồng cũng quyết trồng ngô “sạch”. Giống ngô cô chọn là giống ngô bản địa, được trồng theo hướng tự nhiên, dùng phân chuồng ủ hoai thay thế dần phân hóa học, không dùng thuốc diệt cỏ. Mỗi cây ngô được chăm bón, làm sạch cỏ tỉ mẩn bằng cách xới rạc cỏ rồi vun đất vào từng gốc một. Làm theo cách này, năng suất có thấp hơn nhưng cô thu mua với giá thành cao nên bà con trong tổ hợp tác trồng ngô đều vui vẻ.
Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất vẫn là ở khâu sản xuất mì. Suốt gần 1 năm, mì vẫn không sao ăn được vì vón cục, cứng, đứt gãy, bết dính, thậm chí cho vào máy mà không thể ra được sợi. Hàng tấn ngô bị bỏ đi. Những kinh nghiệm sau mỗi lần thất bại được Hồng ghi chép kín cuốn sổ mà vẫn chưa thành công.
Gia đình cô liên tục mâu thuẫn vì công việc không thành. Người thân tham gia sản xuất cùng thì liên tục gặp tai nạn nghề nghiệp. “Bố mình đã phải nằm viện vì bị đứt gân bàn tay, một bên mắt suýt không nhìn thấy. Cậu em họ cũng bị thương vì giúp chị. Có những giọt máu, rất nhiều giọt nước mắt đã rơi xuống. Suốt 1 năm, Hồng mất ngủ, nhiều đêm thức trắng trăn trở với sản phẩm của mình.
Cuối cùng, bằng sự kiên trì và nỗ lực, Hồng tìm ra được một công thức chuẩn và bí quyết để cho ra những sợi mì mềm mịn, dẻo dai, thơm ngon đặc trưng.
Mì ngô của Hồng được làm từ loại ngô trồng theo hướng tự nhiên, dùng phân chuồng ủ hoai thay thế dần phân hóa học, không dùng thuốc diệt cỏ. Hiện tại, sản phẩm mì ngô của Hồng đang được phân phối tại một số chuỗi siêu thị thực phẩm hữu cơ, thực phẩm sạch. Ngoài ra còn có một hệ thống nhỏ các mẹ bỉm sữa yêu thích thực phẩm an lành đang phân phối online mì ngô. Cô cũng trực tiếp bán hàng đến tận tay người tiêu dùng qua các kênh mạng xã hội, website, gian hàng thương mại điện tử.
“Mì ngô của mình cam kết nguồn nguyên liệu 100% sạch, tự trồng, không phải giống biến đổi gen, thành phần chỉ có bột ngô và bột dong riềng nên không có Gluten và sản phẩm không chiên qua dầu. Mình cho rằng đó là những điểm khác biệt của sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường”.
Là một hợp tác xã, cơ sở sản xuất của Hồng chia thành 2 bộ phận: sản xuất và nuôi trồng. Nguồn cung ngô đến từ các thành viên trong tổ hợp tác nuôi trồng 100% chủ động mà không mua từ bên ngoài. Phân gia súc sẽ được sử dụng để thay thế dần phân bón hóa học. Cây ngô tuyệt đối không được phun thuốc trừ cỏ. Ngô già lấy về được phơi nắng và bảo quản trong những bao nilon chuyên dụng trong bảo quản nông sản hữu cơ do Hồng đặt mua riêng từ một nhãn hàng bên Mỹ về.
Hiện tại, trung bình mỗi tháng cơ sở sản xuất của Hồng tiêu thụ được khoảng 2-6 tấn ngô tươi.
Hồng còn muốn phát triển thêm các sản phẩm khác từ ngô. Mục tiêu trong tương lai của bà mẹ 28 tuổi là không chỉ dừng lại ở mì ngô. Cô còn muốn phát triển thêm các sản phẩm khác để tạo thành dải giá trị cho cây ngô Việt Nam.
Khi được hỏi động lực nào giúp Hồng kiên trì theo đuổi con đường này, cô gái người Nùng trả lời: “Quan điểm của mình là: Nếu không là thế này thì chắc chắn là thế khác. Nếu chưa phải hôm nay thì sẽ là ngày mai, là tháng sau, là năm sau, thậm chí là năm sau nữa”.
Hồng nói, có lẽ vì là con nhà nông, từ nhỏ đã làm đồng áng, tự làm hết mọi việc nên cô không ngại khổ.
Hồng cũng thường nhìn các anh chị khởi nghiệp đi trước để học hỏi không ngừng. Mỗi khi cảm thấy khó khăn quá, cô tự đặt tay lên tim mình và an ủi mình rằng: “So với những mảnh đời bất hạnh ở ngoài kia, mình đã hạnh phúc và đủ đầy hơn rất nhiều”. Tự cảm thấy may mắn là cách cô giúp bản thân mình có thêm một nguồn sức mạnh to lớn vô cùng.
Nguyễn Thảo
Ảnh: NVCC
Chiếc bánh chưng của cha và những đêm khóc ướt gối của 9X ở Đà Lạt
Bỏ công việc tốt ở thành phố về Đà Lạt tự lập, Anh Thư trải qua hành trình vô cùng gian nan, vất vả nhưng cô chưa từng hối hận.
" alt="Cô gái Nùng về quê làm mì ngô, đặt mục tiêu xuất khẩu">Cô gái Nùng về quê làm mì ngô, đặt mục tiêu xuất khẩu
-
"Thắng được mình thì hết kẻ thù", "Làm thế nào để có nhiều tiền?"... là hai trong số những nội dung chính ở phần hai tác phẩm best-seller của TS Lê Thẩm Dương, chính thức có mặt trên thị trường sách vào cuối tháng 11 này. Không khoa trương, không hoa mỹ, phần hai cuốn sách của "thầy giáo quốc dân" Lê Thẩm Dương từng được bạn đọc và nhất là bạn đọc trẻ hào hứng đón nhận có cái tên đơn giản: "Cảm xúc là kẻ thù số một của thành công 2".
TS Lê Thẩm Dương cho biết, đây là tác phẩm chứa đựng nhiều điều tâm đắc của ông. Tại buổi giới thiệu cuốn sách, diễn ra tại Hà Nội chiều tối 16/11, TS Lê Thẩm Dương cho biết, đây là tác phẩm chứa đựng nhiều điều tâm đắc nhưng chưa có cơ hội xuất hiện trong cuốn "Cảm xúc là kẻ thù số một của thành công" phần một.
Trong số đó, có thể kể đến các vấn đề liên quan đến tài chính cá nhân, khởi nghiệp 4.0, quản trị bản thân, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp... và đặc biệt hơn cả là cách "yêu và ghen thế nào cho đúng". TS Lê Thẩm Dương còn quy nạp những kiến thức của cả hai tác phẩm thành những bài học dễ áp dụng.
Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh, Thư ký Tòa soạn Báo Sinh viên Việt Nam, tiếp tục là người chắp bút tác phẩm nêu trên. Anh cho biết, trong tác phẩm, TS Lê Thẩm Dương đã rút ra hơn 100 triết lý, được sắp xếp một cách hệ thống và có chủ đích để bạn đọc "cảm" được luôn, áp dụng được ngay vào cuộc sống, công việc, học tập hằng ngày.
TS Lê Thẩm Dương là nhân vật gây tranh luận. Rất nhiều người yêu thích các bài nói chuyện của vị giảng viên Đại học Ngân hàng TP.HCM; song cũng không ít người chê những câu chuyện có phần bỗ bã của ông.
Có mặt trong buổi ra mắt sách, MC Thanh Vân - người từng nhận những nhận xét khắt khe của TS Lê Thẩm Dương khi chị tham gia chương trình truyền hình Quyền lực ghế nóng lại nói cô là fan của ông. Khi tham gia chương trình truyền hình “Quyền lực ghế nóng”, MC Thanh Vân (Vân Hugo) không ngờ chị gặp đúng vị giám khảo khó tính Lê Thẩm Dương. “Tôi không ngờ đã bị thầy Lê Thẩm Dương 'đập cho tơi tả' khi tham gia thi. Có lúc dỗi, tôi còn nghĩ sẽ không dẫn chương trình về sách của thầy nữa”, MC Vân Hugo nói
MC Vân Hugo cho biết cô đã đọc và yêu thích các cuốn sách của TS Lê Thẩm Dương. Cuốn đầu tiên của ông mà MC đọc là Cảm xúc là kẻ thù số một của thành công. Thanh Vân kể bạn bè, người thân xung quanh thường nhận xét cô sống quá thiên về cảm xúc; và bản thân cô cũng chưa thành công. Vì thế cô tâm đắc với những bài học, lời khuyên trong cuốn sách.
Đến cuốn thứ hai của TS Lê Thẩm Dương mà chị đọc - Người truyền cảm hứng - Thanh Vân cảm thấy được truyền nhiều cảm hứng, năng lượng tích cực.
Vân Hugo rất thích đọc sách của TS Lê Thẩm Dương. “Sách của thầy luôn có nhiều con số, phụ nữ chúng tôi thì không giàu lý tính để nhớ được hết các bài học với những số liệu. Nhưng sách cũng có những lời khuyên cụ thể. Tôi luôn nhớ những lời khuyên đánh thẳng vào tim bạn đọc, ví dụ: ‘Phụ nữ lúc nào cũng phải đẹp và tươi’”, Vân Hugo chia sẻ.
Theo yêu cầu của đông đảo bạn đọc, nội dung "Cảm xúc là kẻ thù số một của thành công 2" sẽ có thêm nhiều hình ảnh chưa từng được công bố về TS Lê Thẩm Dương.
Tác phẩm gồm bốn phần chính: "Làm thế nào để có nhiều tiền?", "Phụ nữ cần được yêu, đàn ông cần được hiểu", "Thắng được mình thì hết kẻ thù" và "Đường đến Thành Công". Đặc biệt, mỗi cuốn sách đều được tặng kèm hai bưu thiếp chúc mừng năm mới Canh Tý 2020 với chữ ký tặng của TS Lê Thẩm Dương.
Dự kiến, TS Lê Thẩm Dương sẽ có các buổi ký sách tặng người hâm mộ tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sau khi sách được phát hành.
Tình Lê
TS Lê Thẩm Dương: 'Tôi nịnh vợ có cơ sở, không thủ đoạn'
25 đúc kết đầy triết lý về yêu, ghen, hạnh phúc của TS Lê Thẩm Dương được chia sẻ trong cuốn sách “Cảm xúc là kẻ thù số một của thành công 2” sắp ra mắt.
" alt="Vân Hugo rất thích đọc sách của TS Lê Thẩm Dương">Vân Hugo rất thích đọc sách của TS Lê Thẩm Dương
-
Vài ngày qua, những tấm biển quảng cáo in hình một người đàn ông trẻ đang mỉm cười với thông điệp "Hãy cứu tôi khỏi cuộc hôn nhân sắp đặt" xuất hiện rải rác trên các con phố ở London, Birmingham, và Manchester (Anh). Địa chỉ web đính kèm findMALIKawife.comcũng thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân địa phương và người dùng mạng xã hội.
Muhammad Malik (29 tuổi), nhân vật chính trên tấm biển cỡ lớn kia, nói với VICEý tưởng táo bạo này được một người bạn làm marketing "mách nước" cho anh.
Những tấm biển quảng cáo của Malik xuất hiện ở London, Birmingham, và Manchester (Anh). Ảnh: BBC.
"Tôi nói với anh ấy rằng mình có rất ít thời gian để hẹn hò, đại dịch càng khiến việc tìm đối tượng lý tưởng trở nên khó khăn hơn. Tôi muốn tìm cách để 'tự quảng cáo' mình", chàng doanh nhân chuyên làm các chiến dịch xóa đói, giảm nghèo sống tại London, nói.
Malik khẳng định trên website của mình rằng anh hoàn toàn nghiêm túc với chuyện tìm bạn đời tương lai.
Mẫu hình lý tưởng mà chàng trai này ao ước là "một phụ nữ Hồi giáo trong độ tuổi 20, luôn nỗ lực cải thiện đức tin của mình". Anh cũng nhấn mạnh mình là con một trong gia đình nên có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ.
"Nếu có cô gái nào không chấp nhận được những điều trên, tôi không nghĩ chuyện này sẽ thành công", Malik nói.
Không chỉ là "chiến dịch tìm vợ"
Trong xã hội các quốc gia Nam Á, nhất là ở khu vực tiểu lục địa Ấn Độ mà anh sinh ra, đa số đều lập gia đình qua các cuộc hôn nhân mai mối.
Người dân thường tìm đối tượng kết hôn qua các bà mai và họ hàng. Mỗi cuộc hôn nhân đều là nỗ lực của cả cộng đồng.
Những năm gần đây, ngành dịch vụ mai mối chuyên nghiệp tại Ấn Độ đã phát triển mạnh mẽ. Mới nhất, chương trình Indian Matchmakingdo Netflix sản xuất đã được đề cử giải Emmy nhờ đem lại góc nhìn cận cảnh về ngành này.
Nhiều người Ấn Độ vẫn tìm đến sự trợ giúp của các bà mai để tìm kiếm đối tượng kết hôn. Ảnh: Indian Matchmaking/Netflix.
Trên thực tế, Malik chưa rơi vào tình thế bị gia đình sắp xếp đối tượng kết hôn.
"Hôn nhân sắp đặt có thể tốt đẹp nếu bạn tham khảo ý kiến của người thân để lựa chọn đối tượng phù hợp. Song, gia đình tôi chỉ có 3 người, không có nhiều bạn bè hay bà mai quen thuộc để có thể giúp đỡ", anh cười.
Ban đầu, khi Malik đưa ra ý tưởng "tự quảng cáo" chính mình, cha mẹ anh có chút xấu hổ. Dần dần, họ cũng chấp nhận và ủng hộ quyết định của con trai.
Tới nay, chiến lược thu hút sự chú ý của anh khá thành công. Vài ngày sau khi tấm biển quảng cáo cỡ lớn xuất hiện, Malik nhận được tin nhắn làm quen từ các cô gái và gia đình ở nhiều nước, từ Pakistan tới Tanzania.
Chia sẻ với VICE, anh cho biết mình nhận được hơn 1.000 tin nhắn và sẽ xem qua từng lời nhắn trong số đó.
Ngoài những lời mời làm quen, những tấm biển quảng cáo ấy còn giúp anh tìm lại những mối quan hệ cũ.
Một số giáo viên ở trường cũ cũng liên lạc lại với anh. "Tôi cảm thấy khó tin khi tất cả đều muốn biết chuyện gì đang xảy ra với tôi".
Thông qua phương pháp này, Malik dần thấu hiểu hơn về mẫu người bạn đời mình mong mỏi.
Malik cho biết anh nhận ra "thực tế phũ phàng" về bạo hành trong hôn nhân qua lời chia sẻ từ nhiều phụ nữ qua website của mình. Ảnh: Muhammad Malik/VICE.
"Tôi nghĩ 'nửa kia' của đời mình sẽ là mảnh ghép còn thiếu, có thể cân bằng lại tính cách của tôi. Tôi thuộc tuýp người ưa khám phá, sáng tạo nên muốn tìm một cô gái có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, thực tế hơn mình", anh kể.
"Chiến dịch tìm vợ" của Malik trở nên nghiêm túc hơn khi anh nhận được nhiều lời khuyên về việc kết hôn từ người dùng mạng xã hội.
Nhiều phụ nữ chia sẻ với anh họ từng là nạn nhân của những cuộc hôn nhân được sắp đặt, bị lạm dụng và có vết thương tâm lý.
Malik nói thêm anh muốn tự thực hiện dự án này, thay vì tìm kiếm người bạn gái lý tưởng thông qua những website hẹn hò vì không đồng tình với cách các nền tảng này "phân loại" đối tượng.
"Tôi không muốn tham gia vào hệ sinh thái mang tính phân biệt như vậy. Họ đem đến những lựa chọn để người dùng tích vào từng ô, từ chủng tộc, quốc tịch cho tới đặc điểm ngoại hình", anh nói.
Theo Zing
Vì sao đàn ông Hàn Quốc giàu có không thích kết hôn
Dù hoàn toàn có đủ khả năng kinh tế để lập gia đình, nhiều nam giới xứ kim chi vẫn chọn sống độc thân vì muốn tự do hoặc kén chọn bạn đời.
" alt="Đăng biển quảng cáo chính mình để tìm vợ">Đăng biển quảng cáo chính mình để tìm vợ
-
Nhận định, soi kèo Churchill Brothers vs Sporting Club Bengaluru, 17h00 ngày 3/2: Không thể cản bước
-
Mía tước bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, chẻ thành 10 khúc nhỏ. (Bạn nhớ phải chẻ mía dài hơn thịt bò, để khi cuốn thịt bò còn để dư mía lại làm phần tay cầm).
Cà chua rửa sạch, thái lát.
Hành tây bóc bỏ vỏ, rửa sạch, thái lát.
Tỏi bóc bỏ vỏ, đập dập, băm nhỏ.
Hành lá cắt bỏ rễ, rửa sạch, để cả cây dài. Sau đó chần qua nước nóng.
Rau mùi, xà lách nhặt rửa sạch, ngâm vào chậu nước muối loãng khoảng 5-10 phút rồi vớt ra rổ để ráo nước.
- Bước 2: Thịt bò cho vào bát to ướp cùng tỏi băm nhỏ, 2 thìa canh dầu ăn, 2 thìa cà phê dầu điều, 2 thìa cà phê tương ớt, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê đường, 1/2 thìa cà phê ngũ vị hương, trộn đều rồi ướp khoảng 20 phút cho thịt bò ngấm gia vị.
- Bước 3: Sau khi thịt bò đã ngấm gia vị, bạn trải từng miếng thịt bò ra thớt sạch, rồi cho mía, hành tây vào giữa và cuộn tròn thịt bò lại, sau đó lấy hành lá buộc chặt lại để thịt không bị bung. Bạn làm tương tự đến khi hết nguyên liệu.
- Bước 4: Nhóm bếp than hoa, rồi cho vỉ nướng lên trên. Sau đó dải từng miếng bò cuộn mía lên vỉ và nướng tiến hành nướng khoảng 5-10 phút là thịt chín. Khi nướng thịt bạn nên lật đều thịt để thịt không bị khô, cháy.
Cuối cùng, bạn chỉ cần xếp bò cuộn mía nướng lên đĩa, trang trí với xà lách, cà chua thái lát.
Bò cuộn mía nướng ngon nhất khi thưởng thức nóng kèm tương ớt.
Chúc các bạn thành công với cách làm bò cuộn mía nướng này nhé!