您现在的位置是:Nhận định >>正文
Nhận định Getafe vs Sevilla, 0h30 ngày 24/2
Nhận định11人已围观
简介ậnđịnhGetafevsSevillahngàman united Hoàng Ngọc - 22/02/2020 15:47 ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Western United vs Adelaide United, 13h00 ngày 23/2: Lịch sử gọi tên
Nhận địnhHồng Quân - 22/02/2025 17:11 Úc ...
阅读更多Bộ sách truyền cảm hứng về bảo tồn sự đa dạng của sinh học
Nhận địnhTác giả Trang Nguyễn, hoạ sĩ Jeet Zdũng, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng và Phan Đăng tại buổi booktalk. Chang Hoang Dã – Voikể câu chuyện về H’Non, một cô voi hoang dã tại Tây Nguyên, Việt Nam. H’Non bị bắt về từ khi còn nhỏ và trải qua quá trình huấn luyện tàn khốc để phục vụ các nhu cầu của con người như kéo gỗ, chở hàng và cho khách du lịch cưỡi. Theo thời gian, H’Non già yếu nhưng vẫn tiếp tục bị bóc lột. Chang quyết tâm tìm cách đưa cô voi H’Non trở về với rừng già.
Cùng với Wat – quản tượng mới của H’Non, bộ đôi đã không quản ngại biết bao khó khăn để giúp cô voi tìm lại bản năng giống loài tự nhiên và tái hòa nhập với đàn voi hoang dã. Để hoàn thiện mỗi tập sách, họa sĩ Jeet Zdũng đã nhiều lần phải thay đổi kịch bản, thực hiện những chuyến thực địa, điền dã nhiều ngày, quan sát tận mắt cuộc sống của các loài sinh vật và trải nghiệm không gian thiên nhiên hoang dã. Bởi vậy, cây cối và muông thú trong Chang Hoang Dã đều được đặc tả sinh động, tỉ mỉ và trau chuốt đến từng chi tiết.
Điều đặc biệt của bộ sách còn nằm ở sự pha trộn tài tình giữa những kiến thức thú vị về cuộc sống của loài voi, cũng như các loài động vật hoang dã khác thông qua sổ kí họa của nhân vật chính.
Chang Hoang Dã – Voi khắc họa chuyến hành trình tuyệt diệu của tình yêu thương, sự tử tế và niềm hy vọng trong từng con người, từng nhân vật xuất hiện trong tác phẩm. Thông qua cuốn sách, nhóm tác giả mong muốn gửi gắm thông điệp về tình yêu thiên nhiên, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề bảo tồn sự đa dạng sinh học và các loài động vật hoang dã.
Nhân dịp ra mắt cuốn sách, bộ đôi tác giả Trang Nguyễn và họa sĩ Jeet Zdũng cùng với khách mời là nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, nhà báo Phan Đăng đã có những chia sẻ xung quanh câu chuyện xung quanh tiếng gọi nơi hoang dã.
Chia sẻ về tiêu đề Chang Hoang Dã, tác giả Trang Nguyễn nói cô và hoạ sĩ Jeet Zdũng đã phải bàn bạc rất kỹ. "Tôi rất thích một cái tên tiếng Việt cho tiêu đề cuốn sách và "Chang" đọc gần giống với tên của tôi, trong tiếng Lào, tiếng Thái lại có nghĩa là Voi. Còn 'Hoang dã' thì nó rất giống với cách sống của các con vật tôi định kể và giống cả công việc tôi đang làm. Vậy là tiêu đề Chang Hoang Dã ra đời. Tiêu đề cuốn sách tôi gửi gắm mong muốn giữ lại thế giới hoang dã và phát triển nó để nhiều người thêm hiểu và yêu nó hơn nữa. Đây chính là nơi chúng ta thuộc về", Trang Nguyễn chia sẻ.
Nhận xét về cuốn sách, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng cho rằng, Trang Nguyễn viết sách có 'âm mưu' chứ không phải ngẫu hứng. "Cái hay nhất của Trang mà chính tôi cũng ghen tị đó là bạn có tâm hồn nhạy cảm và hình như khi bạn có ý định viết từ trước nên 'nhặt' chi tiết rất giỏi. Nếu Trang đi viết báo chắc bọn tôi mất nghề. Thế mạnh của Trang là có một tâm hồn nhạy cảm, chất văn chương và sự sáng tạo. Bộ sách truyền cảm hứng cho chúng ta về ý thức bảo tồn sự đa dạng của sinh học", nhà báo Đỗ Doãn Hoàng chia sẻ.
Tình Lê
">...
阅读更多Tình trăm năm tập 175: Đôi uyên ương trao nhau lần đầu trong ruộng bắp
Nhận địnhÔng Hấp và vợ tại chương trình Tình trăm năm Dấu mốc ruộng bắp
Thuở nhỏ, ông Lý Văn Hấp (76 tuổi, quận Tân Phú, TP.HCM) và bà Nguyễn Thị Lùn (72 tuổi) sống cùng phường tại TP.HCM. Nhà cả hai chỉ cách nhau vài bước chân nên ông Hấp thường đến chơi với bà Lùn.
Mồ côi cha mẹ từ năm 1 tuổi, mỗi khi đến chơi, ông Hấp lại cảm nhận được tình yêu thương từ mẹ bà Lùn. Tự trong đáy lòng, ông xem bà như người mẹ thứ hai của mình.
Tình cảm ấy khiến ông thường xuyên đến nhà bà Lùn chơi. Theo thời gian, ông đem lòng yêu cô gái vốn là thanh mai trúc mã.
Trong khi đó, bà Lùn sớm có cảm tình với người bạn trai vui tính, nói chuyện có duyên, thường xuyên đến giúp mình làm vườn. Lớn hơn một chút, bà thương ông sớm mồ côi, xem cha mẹ mình như ruột thịt nên càng cảm mến.
Chiến tranh nổ ra, ông Hấp tham gia cách mạng. Những lúc bị địch bố ráp, ông chuyển sang hoạt động bí mật, không thể về nhà. Thời gian ấy, đêm đêm bà Lùn nấu cơm, mang đến cho ông ăn.
Tình yêu của hai người lớn dần và đậm sâu theo những lần đưa cơm như thế. Thế rồi, sợ chiến tranh chia cắt, không biết ai còn ai mất, bà Lùn trao trọn lần đầu của mình cho người yêu giữa ruộng bắp trong một lần đến đưa cơm.
Sau đêm hạnh phúc ấy, bà Lùn phát hiện mình có thai. Không ai chê trách đôi trẻ vượt rào, ăn cơm trước kẻng trong bối cảnh chiến tranh loạn lạc, có thể sống nay chết mai. Thế nên gia đình ông bà tổ chức gặp mặt làm lễ thú phạt, chấp nhận cho 2 người đến với nhau.
Ông Hấp rơi nước mắt khi kể về nỗi nhớ thương vợ con trong thời gian bị địch bắt Ông Hấp nhớ lại: “Gọi là đám cưới nhưng đúng ra đó là lễ thú phạt. Hôm đó, chỉ có khoảng 10 người tham dự. Chúng tôi cũng không có nhẫn cưới.
Vì không còn cha mẹ, tôi được ông nội chuẩn bị cho một đôi bông tai để trao cho vợ lúc hai gia đình gặp nhau. Vợ tôi khi đó cũng không có áo dài, áo cô dâu mà chỉ mặc áo bầu”.
Sau đám cưới, bà Lùn về làm dâu tại nhà ông nội của chồng. Tại đây, bà được ông nội chồng dạy cách nấu cơm, làm dâu, quán xuyến gia đình. Trong khi đó, ông Hấp tiếp tục vắng nhà vì hoạt động cách mạng trong bí mật.
Khi con gái đầu lòng được 1 tuổi, ông Hấp bị địch phát hiện, bắt giam. Trong ngục tối, ông nhớ vợ con đến đứt từng đoạn ruột.
Để khỏa lấp nỗi nhớ con, ông xin bịch bánh quy con đang ăn dở trong lần bé cùng mẹ vào tù thăm nuôi mình. Đêm đêm, ông ngồi ngắm, đặt bịch bánh ấy bên mình để đỡ nhớ con gái.
Bà Lùn nhận lá thư tay nhòe nước mắt được ông Hấp viết và giữ gìn từ năm 1970 Hạnh phúc viên mãn
Sau khi được trả tự do, ông Hấp vẫn tiếp tục bí mật hoạt động cách mạng và liên tục xa nhà. Ông bà chỉ được gặp nhau trong những lần ông bí mật về thăm gia đình.
Trong giai đoạn này, ông bà có thêm với nhau 2 người con. Suốt trong thời gian chồng vắng nhà, bà Lùn một mình nuôi con, chăm sóc ông nội chồng.
Mỗi ngày, bà gửi các con cho mẹ ruột để ra ruộng, lên rẫy làm lụng mưu sinh. Những cực nhọc ấy kéo dài cho đến ngày thống nhất đất nước.
Ông Hấp trở về. Ông cùng đồng đội hỗ trợ xây dựng chính quyền phường nơi mình sinh sống.
Ít năm sau, ông giữ chức phó chủ tịch phường này và được cấp trên giao nhiệm vụ đi xây dựng công trình ở các nông trường. Nhận nhiệm vụ, ông lại tiếp tục xa gia đình, vợ con cho đến khi về hưu.
Cùng trải qua những tháng năm thăng trầm, ông bà có cuộc hôn nhân bền chặt. Dù ông Hấp có nhiều thời gian xa vợ con, nhưng bà Lùn chưa bao giờ giận chồng. Trong khi đó, ông Hấp yêu thương, tôn trọng và biết ơn vợ đã hy sinh cho mình và các con.
“Vợ tôi rất hiền. Hơn thế, trong quá trình tôi hoạt động cách mạng, tham gia chính quyền, một mình bà ấy ở nhà nuôi con, phụng dưỡng ông nội. Công lao đó tôi đáp đền còn không hết, thành ra không có gì để to tiếng cả”, ông tâm sự.
Ông bà có cuộc sống hạnh phúc bên đông đảo con cháu Hiện nay, ông bà có cuộc sống hạnh phúc, viên mãn cùng con cháu. Có điều kiện kinh tế, sau khi nghỉ hưu, ông Hấp và vợ tập trung tham gia công tác xã hội, từ thiện.
Năm 2017, ông bỏ vốn sửa sang mảnh đất hương hỏa của gia đình thành khu chợ để bà con bán hàng rong có nơi buôn bán ổn định. Đến nay, khu chợ nghĩa tình này vẫn hoạt động, trở thành chốn mưu sinh của nhiều tiểu thương vốn là những gánh hàng rong.
Cuối chương trình, ông Hấp bất ngờ gửi cho vợ lá thư tay được viết từ năm 1970. Thư có đoạn: “Em yên tâm lo cho con và phụng dưỡng ông nội… Đã qua thời gian điều tra, chúng khai bắt dã man. Anh cương quyết không khai, một lòng với cách mạng.
Anh luôn vững lòng tin cách mạng sẽ thành công chúng ta sẽ cùng đoàn tụ, cùng nuôi con, phụng dưỡng ông nội. Anh gửi lời thăm ông nội và má”.
Đây là bức thư ông viết khi đang ngồi tù nhưng không thể gửi về cho vợ. Sau khi được tự do, ông vẫn giữ bức thư này cho đến ngày lên chương trình. Trước khán giả, ông gửi tặng vợ như một kỷ niệm không thể quên.
Vợ U60 gửi thư lãng mạn, chồng hạnh phúc tặng nụ hôn nồng ấm
Trước những lời thư lãng mạn, ông Minh cười hạnh phúc, nói: “Anh rất yêu em” rồi đặt lên má vợ nụ hôn nồng ấm.">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Barito Putera vs Bali United, 19h00 ngày 24/2: Lịch sử gọi tên
- Thêm một thương hiệu xe điện của Mỹ chuẩn bị vào Trung Quốc
- Đề xuất tiêu chuẩn khí thải Euro 7, các hãng xe phản ứng dữ dội
- Món quà của cha tập 17: Ninh loe như người mất hồn, Thảo là hàng xóm của Yến
- Nhận định, soi kèo Hermannstadt vs Gloria Buzau, 22h00 ngày 21/2: Tiếp tục trắng tay
- Vị khách trả gấp 10 lần hóa đơn vì một dòng chữ trên tấm biển nhà hàng
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Pharco vs Modern Sport, 21h00 ngày 21/2: Vượt lên top 9
-
Vụ mất xe máy SH xảy ra ở một quán cà phê trên quận Long Biên (Hà Nội) đang thu hút được sự quan tâm của dư luận. (Ảnh: Tiến Dũng) Trao đổi với VietNamNet, luật sư Dương Đức Thắng - Phó giám đốc Công ty Luật Myway (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, việc trông giữ phương tiện của khách và trách nhiệm đền bù thiệt hại khi mất xe hoặc hư hỏng (nếu có) hoàn toàn phụ thuộc vào việc hai bên có thoả thuận trông giữ xe hay không.
Theo quy định tại Điều 554 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công. Hợp đồng có thể được giao kết bằng lời nói, hành vi hoặc văn bản theo khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự.
Hợp đồng trông giữ xe này có thể bằng hợp đồng hoặc giao kết bằng lời nói, hành vi hoặc văn bản. Vị luật sư này viện dẫn, theo khoản 2 Điều 556 Bộ luật Dân sự, bên gửi tài sản - khách hàng có quyền: Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
Đồng thời, bên phía cửa hàng - người giữ tài sản cũng phải có nghĩa vụ nêu tại khoản 4 Điều 557 Bộ luật Dân sự: Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng
Đối chiếu trong trường hợp cụ thể vụ mất xe máy SH tại quận Long Biên nói trên, luật sư Dương Đức Thắng cho rằng: "Tại thời điểm khách hàng để xe trước cửa quán, nếu không có nhân viên bảo vệ hướng dẫn, dắt xe và cũng không có vé xe để thể hiện giao kết giữa bên gửi và bên trông, thì xét về lý, quán cà phê không có trách nhiệm phải đền".
Theo vị luật sư, trường hợp này xảy ra khá nhiều trên thực tế vì không phải tất cả cửa hàng đều có người trông giữ xe. Đồng thời, cũng không có quy định pháp luật nào bắt buộc cửa hàng phải trông giữ xe cho khách hàng. Vì vậy, việc trông giữ xe không phải nghĩa vụ bắt buộc mà mỗi cửa hàng phải thực hiện.
"Thông thường các cửa hàng lớn sẽ có người phụ trách trông giữ, dắt xe cho khách, thậm chí phát vé xe. Còn nếu không, các quán sẽ có tấm biển với nội dung như "Khách hàng tự bảo quản phương tiện, tài sản,..." như một văn bản thông báo tới khách hàng rằng cửa hàng không có trách nhiệm nếu xảy ra mất mát, hư hỏng", vị luật sư này chia sẻ thêm.
Tuy vậy, theo luật sư Thắng, dù về lý thì có thể quán cà phê nói trên không phải đền nếu chứng minh là mình và khách không hề có giao kèo về việc trông giữ xe, nhưng thông thường, phía cửa hàng căn cứ vào khả năng của mình cũng vẫn đền bù toàn bộ hoặc một phần tài sản bị mất. Ngoài ra, cửa hàng vẫn có trách nhiệm đến cùng trong việc cùng khách hàng khai báo, phối hợp với cơ quan chức năng tìm ra thủ phạm.
Luật sư Dương Đức Thắng trao đổi với PV VietNamNet. Để đảm bảo an toàn cho phương tiện của mình, vị luật sư này đưa ra một số lời khuyên cho những khách hàng thường xuyên để xe ở các cửa hàng, quán ăn, quán cà phê như sau:
Thứ nhất, với trường hợp cửa hàng đó có người trông và vé xe đầy đủ, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm rằng xe của mình đã có người trông giữ và có người chịu trách nhiệm khi có sự việc không may xảy ra.
Trường hợp không nhìn thấy người trông xe, khách luôn phải hỏi quản lý, nhân viên của quán về chỗ để xe của quán ở đâu, ai trông, có vé xe không hoặc ít nhất là để xe chỗ này có được không, có cần khoá xe lại hay không,... để thực hiện việc "giao kết" trách nhiệm giữa chủ xe và quán.
Còn trong trường hợp cửa hàng có sẵn biển thông báo "Khách hàng tự bảo quản tài sản", đương nhiên lúc đó bạn phải khoá xe, cất đồ đạc cẩn thận và thường xuyên theo dõi, để ý đến tài sản của mình.
Trước đó, như VietNamNet đã thông tin, khoảng 18h30 ngày 9/4, chị Vũ Thị Thu Hải (SN 1980, ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội) cùng nhóm bạn có vào quán và sử dụng dịch vụ đồ uống tại SPHINX HOUSE, ở số 67 đường Hồng Tiến (phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội).
Có 8 người trong nhóm của chị Hải đã vào quán và để xe máy trước cửa quán. Các nhân viên hướng dẫn lên tầng 2 ngồi và sử dụng đồ uống. Tuy nhiên, đến khi ra về chị Hải không thấy xe của mình đâu. Sau khi gọi quản lý của quán thì người này hốt hoảng tra lại camera, sau đó xác nhận có 2 người lạ mặt đã phá khóa cổ và dắt xe đi.
"Tôi có hỏi vì sao không trông xe cho khách thì người quản lý nói là do quán mới mở, không thuê người trông nom sợ phát sinh chi phí... mong chị thông cảm. Khi đó chúng tôi gọi người quản lý vào để xác nhận việc xử lý như thế nào với tài sản của tôi thì bạn quản lý nói, nếu 1 đến 3 ngày mà không tìm lại được xe, bạn đó bồi thường tài sản cho tôi là 50-70% giá trị của xe ở thời điểm hiện tại", chị Hải thông tin.
Tuy nhiên, cũng theo chị Hải, khi hai bên đang viết bản cam kết, có một bạn nam xuất hiện tự giới thiệu tên Đức, là quản lý quán. Người này nói quán sẽ có trách nhiệm và mong việc thỏa thuận cần có bên thứ 3 (công an chứng kiến). Tuy nhiên sau đó, chị Hải cho biết phía quản lý quán cà phê lại khẳng định không có trách nhiệm gì về việc xe của chị bị mất.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy - Báo VietNamNet theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hà Nội: Khách mất xe SH tại quán cà phê, quản lý nói 'phải tự bảo quản'Chị Vũ Thị Thu Hải trình bày việc vào quán uống cà phê và bị mất xe SH, ban đầu quản lý của quán nhận trách nhiệm nhưng sau đó lại nói không có trách nhiệm gì về việc xe của chị bị mất." alt="Khách mất xe Honda SH tại quán cafe: Trách nhiệm thuộc về ai?">
Khách mất xe Honda SH tại quán cafe: Trách nhiệm thuộc về ai?
-
. Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều tại buổi họp báo thông tin về 'Hội nghị Những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 7'. Còn theo độc giả ThuyHoaDieu thì: “Hỗ trợ cho tài năng, năng khiếu phát triển nhẽ ra cần làm sớm và hào phóng. Hoạt động thể thao hỗ trợ được, tại sao văn chương lại không?”
Độc giả P. Phương Nga phân tích thẳng thắn: “Thật ra, các nhà văn nhà thơ nhạy cảm hơn người bình thường rất nhiều. Họ đã phải nhờ tới sự hỗ trợ thì tức là không còn lựa chọn nào khác. Thế nên khi lời đề nghị bị từ chối, họ cũng phải giữ sĩ diện chứ! Còn ngửa tay nhận thì quá buồn cười. Ủng hộ Hội Nhà văn từ chối món quà muộn và có phần bất đắc dĩ này”. Bạn Lê Ngọc Hân cũng ủng hộ việc Hội Nhà văn tự túc mua vé máy bay cho đại biểu: “Danh hiệu hay quà tặng hay hỗ trợ còn gắn liền với lòng tự trọng của người nhận. Hoan nghênh sự "từ chối" rất hay của Hội Nhà văn!”.
Ai mời nhà văn biểu diễn để có kinh phí đi hội nghị?
Một độc giả ký tên 'Guest' động viên các nhà văn trẻ: “Các bác hãy cố gắng viết hay lên, bán lấy nhiều tiền mà mua vé máy bay!”. Trong khi bạn đọc Trần Mạnh Hùng nêu ý kiến: “Ngẫm đi thì cũng ngẫm lại, diễn viên - ca sĩ dễ sống hơn nhà văn - nhà thơ nhiều. Doanh nghiệp có thể mời họ biểu diễn, mời họ đại diện hình ảnh. Họ có kinh phí cho các hoạt động nghệ thuật của mình. Còn ai mời nhà văn nhà thơ biểu diễn để họ có tiền có kinh phí đi dự hội nghị những người viết văn trẻ không?”.
Cũng có góc nhìn tương đồng với bạn Trần Mạnh Hùng, độc giả Lê Tuấn Việt chia sẻ: “Nhiều người nêu ý kiến các nhà văn phải chủ động mua vé, thanh toán chi phí đi lại... Đúng thế nhưng trước hết, để làm được thế, độc giả cần trả tiền cho các tác phẩm của các nhà văn. Đừng đọc chùa, đừng đọc online, đừng đọc sách lậu... Có thế nhà văn mới có tiền để chi trả và không sống dựa vào bất cứ nguồn ngân sách nào”.
Trong khi đó, bạn Trường Sơn cho rằng: “Cơm áo không đùa với khách thơ (văn)... Nếu để họ phải nặng gánh tiền bạc thì làm gì còn cảm hứng, còn linh cảm mà sáng tác? Tôi nghĩ họ không phải hiệp hội ngành nghề thì nên có những hỗ trợ kịp thời và đúng lúc”.
Ở một góc nhìn khác, độc giả Linhdong đặt vấn đề: “Cần gì tài trợ! Nhà văn là tài năng tự cứu được mình vì vậy phải viết đúng tâm can mình mà không phải viết theo phong trào, chỉ đạo”.
Xin tài trợ vé máy bay để đi đại hội là thiếu tự trọng
Bạn đọc Lê Văn Phủng không tán đồng việc Hội Nhà văn xin hỗ trợ: “Về nguyên tắc, các Hội và Hội viên phải tự lo lấy, ngân sách Nhà nước không cấp cho hoạt động mang nặng tính cá nhân nào. Hội nào và Hội viên nào cũng vậy”. Bạn đọc Táo Văn hóa LHH thì đặt vấn đề: “Thông thường một nhà văn có thể kiêm một "nhà" khác, ví dụ nhà giáo, nhà công nghệ, nhà mạng, thậm chí có nhà cho thuê.... Nghĩa là ai cũng có những mảng khác để kiếm sống. Thiết nghĩ thời buổi này rất ít có nhà văn giống như anh giáo Thứ trong Sống mònngày xưa. Vì vậy, đặt vấn đề xin tài trợ vé máy bay để đi đại hội là thiếu tự trọng, là làm phiền nhà nước”.
Độc giả Vũ Viết Thuấn chia sẻ: “Tôi rất mặc cảm với các loại công văn xin hỗ trợ. Nếu cảm thấy kinh phí hạn hẹp nên tổ chức họp trực tuyến, sao cứ phải vào Đà Nẵng? Hãy nghĩ tới nhiều em nhỏ miền núi cơm chưa đủ no áo chưa đủ ấm, giày dép không có mà đi để cân nhắc mà hành động”. Trong khi đó, theo bạn Thanh Hiep Nguyen, Hội Nhà văn “không bỏ được tính cách bao cấp và lệ thuộc, Hội Nhà Văn Việt Nam cứ "đến hẹn lại lên", chẳng cần chuẩn bị ngân sách tiêu dùng cho hội nghị của mình”.
Hoàn Dân hy vọng các hội phải “tự lực”: “Tuy rất khó khăn, nhưng người dân vẫn đóng đủ các loại thuế để "nuôi" các hội rồi. Các hội phải hiểu điều đó và phấn đấu tự lực dần đi là vừa”.
Đây cũng là quan điểm của khá nhiều độc giả. Theo bạn Đặng Trí Dũng: “Hội Nhà văn còn dựa dẩm vào nhà nước nhiều quá, không có tinh thần cầu tiến theo cơ chế thị trường. Cứ hoài cổ theo kiểu bao cấp thì làm sao theo kịp tiến bộ xã hội đây? Làm sao sáng tác phát triển theo kịp trào lưu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà? Hãy xếp bút nghiên, học tập theo tinh thần xóa bao cấp đầy đủ rồi hãy tổ chức hội nghị giao lưu”.
Bạn Dung Bui cho rằng: “Hội nào thì cũng vậy cả thôi đã có kinh phí hoạt cả năm trích ra từ ngân sách của Nhà nước (tiền thuế của dân), căn cứ vào đó mà chi tiêu, nếu không đủ đi máy bay thì đi tàu hay ô tô. Không thể cứ nhân danh Hội mà xin mãi. Nếu các Hội khác cùng xin thì Thành ủy Hà Nội tính sao? Tôi đồng tình với việc không chi cho các công văn xin tiến để đi họp của các Hội như vậy. Tiền thuế của dân cần chi tiêu đúng…”.
Nguyễn Dũng lại nêu ý kiến: “Hội nào cũng nghĩ mình quan trọng, cũng đi xin thì tiền ở đâu ra vậy, sao không tự mở các hoạt động mà kiếm tiền quỹ để hoạt động?”. Đây cũng là góc nhìn rất đáng quan tâm, chú ý đối với các hội văn học - nghệ thuật.
Lê Cúc(tổng hợp)
" alt="Vé máy bay cho nhà văn: Sự quan tâm không phải từ cái bắt tay suông">Vé máy bay cho nhà văn: Sự quan tâm không phải từ cái bắt tay suông
-
"Hồ ma" rộng 3.000 m2 nhưng bỗng nhiên bốc hơi biến mất chỉ sau một đêm Trên đỉnh núi Long Sơn ở thị trấn Yashan huyện Nam Lăng, tỉnh An Huy, Trung Quốc, có một hồ nước kỳ diệu. Đó là hồ Nam Lăng. Hồ nước này kỳ diệu ở chỗ nào? Bởi nó từng tồn tại suốt nhiều năm trong quá khứ, nhưng rồi đột nhiên biến mất một cách bí ẩn chỉ trong một đêm.
"Hồ ma" rộng 3.000m2 nhưng bỗng nhiên bốc hơi biến mất chỉ sau một đêm.
Nhắc tới hồ Nam Lăng, người dân địa phương còn gọi đó là "hồ ma" bởi sự mất tích đầy bí hiểm và những âm thanh lạ thường phát ra của nó. Nguồn sức mạnh bí ẩn nào trong hồ nước này, khiến nó có thể bốc hơi nhanh chóng đến vậy?
Từ hàng chục năm về trước, giữa các đỉnh núi Long Sơn bỗng đột nhiên xuất hiện một hồ nước với diện tích lên tới 3.000m2. Với lượng nước dồi dào, đây là nơi cư trú của rất nhiều tôm, cá, mang lại nguồn sống cho người dân xung quanh. Với họ, hồ Nam Lăng giống như một kho báu trên núi vậy.
"Hồ ma" rộng 3.000 m2 nhưng bỗng nhiên bốc hơi biến mất chỉ sau một đêm
Nhưng vào một buổi sáng hàng chục năm sau, khi những người dân tới hồ đánh bắt cá như thường lệ, họ gặp phải cảnh tượng bất thường đầy ngỡ ngàng.
Nếu như hôm qua, Nam Lăng còn là hồ nước với lượng nước dồi dào, cá tôm tràn đầy, thì chỉ sau một đêm tất cả đã biến mất. Mặt hồ chỉ còn một bãi đất khô hạn cạn trơ đáy. Điều này khiến nhiều người thấy lo lắng, không hiểu chuyện gì đã xảy ra.
Nhiều lời đồn đoán cùng những nghi vấn được đưa ra. Người thì cho rằng đó là do hạn hán. Nhưng điều này rất khó xảy ra để một hồ nước rộng như vậy khô hạn chỉ trong một đêm. Hơn nữa, hồ Nam Lăng lại nằm trong khu vực cận nhiệt đới ẩm, nơi có độ ẩm cao và lượng mưa nhiều, nên việc bốc hơi trong thời gian rất ngắn là điều không thể xảy ra.
"Hồ ma" rộng 3.000 m2 nhưng bỗng nhiên bốc hơi biến mất chỉ sau một đêm
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã tới đây khảo sát địa hình, điều tra làm rõ những nghi vấn. Trong quá trình điều tra, cả nhóm phát hiện ra những mỏm đá bị nứt và những lỗ trên mặt hồ có kết nối với mạch nước ngầm dưới lòng đất.
Giải thích bí ẩn về hồ Nam Lăng "mất tích" sau một đêm
Theo các nhà nghiên cứu, hồ Nam Lăng thực chất là một hồ nước dạng địa hình karst. Đây là địa hình của các kiểu phân rã đặc trưng thông thường, được đánh dấu bởi các hệ thống thoát nước theo hang động ngầm dưới đất.
Hay nói cách khác, dòng nước ngầm của hồ như nhánh cây lớn. Tại vị trí nút giao giữa thân cây và nhánh cây nếu bị tắc có thể dẫn tới các dòng xung quanh khó lưu thông. Điều này dần dần tích tụ và hình thành nên hồ Nam Lăng.
"Hồ ma" rộng 3.000 m2 nhưng bỗng nhiên bốc hơi biến mất chỉ sau một đêm
Sau một thời gian dài, khi nút giao giữa chúng không còn tắc nghẽn nữa, nước hồ sẽ chảy vào các nhánh khác và biến mất chỉ sau một đêm. Và những "âm thanh lạ" mà người dân thường nghe thấy từ hồ chính là tiếng nghẽn giữa các dòng chảy suốt thời gian dài.
Ngôi làng trong hang động của người Miêu ở Trung Quốc
Ngôi làng trong hang động cuối cùng của Trung Quốc nằm ở ngọn núi tại tỉnh Quý Châu. Hang động hiện là nhà của 18 gia đình. Lối sống của họ không thay đổi trong hơn 70 năm qua.
" alt="'Hồ ma' rộng 3.000m2 bỗng nhiên bốc hơi biến mất chỉ sau một đêm">'Hồ ma' rộng 3.000m2 bỗng nhiên bốc hơi biến mất chỉ sau một đêm
-
Nhận định, soi kèo Pharco vs Modern Sport, 21h00 ngày 21/2: Vượt lên top 9
-
Trước hết, anh vẫn giữ tất cả tin nhắn của họa sĩ Phạm Hồng Minh gửi đến mình, bao gồm tin nhắn: "Sau khi mua tranh về, em cao hứng nên ký tên lên tranh ấy để chụp ảnh". Anh thấy chữ ký của Phạm Hồng Minh trên các văn bản trùng khớp với chữ ký trên bức tranh chép.
"Minh nghĩ rằng phủ nhận ký tên là có thể thoái thác trách nhiệm nhưng thực tế, việc ghi tên mình lên bức tranh còn quan trọng hơn ký tên. Chữ ký của con người mỗi năm mỗi khác nhưng cái tên "Phạm Hồng Minh" do cậu ấy ghi lại hết sức rõ ràng", họa sĩ nhận định.
Tác phẩm "Lì xì nhé" thật (bên phải) và bản chép. Về thông tin "họa sĩ Lê Thế Anh yêu cầu bồi thường tổn thất tinh thần", anh nói với VietNamNet: "Đây là thông tin Minh đã nói sai về tôi. Tuy nhiên, ngay cả khi tôi có yêu cầu như thế vẫn là yêu cầu chính đáng".
Cụ thể khi ra Hà Nội biểu diễn, Phạm Hồng Minh có liên hệ hẹn gặp họa sĩ Lê Thế Anh để "trao đổi, giải quyết vụ việc". Lê Thế Anh nói rõ chỉ đồng ý gặp Phạm Hồng Minh khi đàn em xin lỗi bằng văn bản, trong văn bản xác nhận tiêu hủy 2 bức tranh chép và buổi xin lỗi có sự chứng kiến của người đại diện theo pháp luật của anh và báo chí.
"Tôi không chấp nhận việc xin lỗi bằng tin nhắn riêng tư. Trong nghệ thuật, việc xin lỗi công khai bằng văn bản hoàn toàn hợp lý, hợp tình. Nếu tôi chấp nhận lời xin lỗi riêng tư, một ngày nào đó, cậu ấy có thể phủ nhận câu chuyện này", Lê Thế Anh nói.
Chia sẻ thêm về yêu cầu bồi thường thiệt hại và phí tổn tinh thần, họa sĩ cho hay: "Tôi không đường đột đòi bồi thường. Câu nói nguyên văn là: Nếu em báo thất lạc 2 bức tranh nên không tiêu hủy được, em sẽ phải bồi thường".
Lê Thế Anh nói thêm trong vòng 1 tuần, sẽ có đơn gửi Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM liên quan vụ Phạm Hồng Minh ký tên lên tranh chép cũng như làm rõ việc một số cửa hàng mà họa sĩ này đang điều hành có chép tranh hay không.
Trường hợp Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM giải quyết không thấu đáo, anh sẽ tiếp tục gửi đơn đến Ủy ban nhân dân TP.HCM trước khi tính đến chuyện kiện tụng ở tòa án.
Tác phẩm "Cô gái Dao Đỏ" (bên phải) thật và bản chép. Với Lê Thế Anh, tố cáo, kiện tụng là việc làm bất khả kháng. Ngoài bảo vệ quyền lợi của mình, anh muốn hành động nhằm bảo vệ môi trường mỹ thuật và quyền lợi của những nhà sưu tập tranh ở Việt Nam
"Sẽ ra sao nếu trong tương lai có 2 bức tranh giống hệt nhau nhưng 2 chữ ký trên tranh khác nhau? Tôi sẽ phải tranh chấp để chứng minh mình là tác giả còn những nhà sưu tập mua tranh của tôi sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều", họa sĩ cho hay.
Trước đó, người đại diện của Phạm Hồng Minh phản hồi VietNamNet khi họa sĩ bị tố ký tên lên tranh chép: "Sau khi mua, Minh thấy trên 2 bức tranh đã có sẵn chữ ký nên ghi thêm tên mình vào bên dưới chữ ký trên bức Lì xì nhé. Cậu ấy không ký tên lên tranh".
Theo đó, Phạm Hồng Minh chỉ treo 2 bức tranh chép Lì xì nhévà Cô gái Dao Đỏtrong nhà, không sử dụng cho mục đích nào khác.
Phía nam họa sĩ sẵn sàng hợp tác nếu Lê Thế Anh muốn đưa vụ việc giải quyết bằng pháp luật. "Nếu Phạm Hồng Minh làm sai, cậu ấy chịu trách nhiệm theo đúng quy định. Cho đến lúc đó, chúng tôi sẽ không thực hiện bất cứ yêu cầu nào của anh ấy", người đại diện nói.
" alt="Vụ họa sĩ bị tố ký tên lên tranh chép: Sẽ nộp đơn lên Sở VH&TT TP.HCM">Vụ họa sĩ bị tố ký tên lên tranh chép: Sẽ nộp đơn lên Sở VH&TT TP.HCM