Nhận định, soi kèo UTA Arad vs Universitatea Craiova, 1h30 ngày 26/11: Tiếp đà bất bại
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Guanacasteca vs Perez Zeledon, 5h00 ngày 24/1: Nối mạch toàn thắng -
Một cổ phiếu từng liên quan Đỗ Thành Nhân tăng trần 4 phiênMai Chi Một cổ phiếu từng liên quan Đỗ Thành Nhân tăng trần 4 phiên(Dân trí) - Trong bối cảnh thị trường chung tê cứng, mất hút thanh khoản thì cổ phiếu AGM của Angimex vẫn tăng trần 4 phiên tiếp.
VN-Index hết phiên sáng nay (13/9) vẫn đang neo trên ngưỡng 1250 điểm dù áp lực bán vẫn đang khá mạnh. Chỉ số chính giảm 4,31 điểm tương ứng 0,34% về mức 1.252,04 điểm. HNX-Index điều chỉnh 0,02 điểm tương ứng 0,01%; UPCoM-Index giảm 0,17 điểm tương ứng 0,18%.
Sắc đỏ đang chiếm ưu thế trong bức tranh chung của thị trường. Có 207 mã giảm giá trên HoSE so với 125 mã tăng; HNX có 68 mã giảm, 53 mã tăng; UpcoM có 107 mã giảm, 108 mã tăng.
Thanh khoản thị trường xuống sâu. Khối lượng giao dịch trên HoSE co hẹp chỉ còn 179,84 triệu cổ phiếu tương ứng 4.418,22 tỷ đồng; HNX có 23,62 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 295,54 tỷ đồng và con số này trên sàn UPCoM là 14,72 triệu cổ phiếu tương ứng 168,45 tỷ đồng.
Tâm lý nhà đầu tư nhìn chung đang rất thận trọng. Trong khi bên bán chưa quyết liệt thì bên cầm tiền vẫn đang chủ yếu đứng ngoài quan sát thay vì nhập cuộc sớm và chịu rủi ro.
Bất chấp sự thận trọng đang lan rộng, cổ phiếu AGM vẫn tiếp tục "cháy hàng". Sáng nay mã này tăng trần lên 3.710 đồng, khớp lệnh 133.500 cổ phiếu trong khi dư mua giá trần 319.000 cổ phiếu (tức dư mua giá trần cao gấp gần 3 lần khối lượng khớp lệnh).
AGM là mã cổ phiếu của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex). Mặc dù đang thuộc diện bị kiểm soát vượt quá vốn điều lệ thực góp nhưng mã này vẫn có chuỗi 4 phiên liên tục tăng trần (tính đến sáng nay). Trong một tuần trở lại đây, mã này đã tăng gần 32%.
Công ty cho biết đang tích cực thực hiện tái cơ cấu toàn diện, bao gồm tối ưu hóa bộ máy quản lý, tinh gọn nhân sự, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, tăng cường đôn đốc thu hồi nợ khó đòi đồng thời thanh lý tài sản, cơ cấu dần các khoản nợ để tạo lợi nhuận, giảm lỗ lũy kế.
Phía Angimex cho hay tiếp tục tìm kiếm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp để tiến hành thủ tục phát hành cổ phiếu riêng lẻ nhằm tăng quy mô vốn chủ sở hữu đó, qua đó bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một phương án nữa cũng được công ty đề cập là phát hành cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi nợ trái phiếu thành cổ phiếu. Trong những tháng cuối năm, doanh nghiệp này sẽ thanh lý một số tài sản, vốn góp hoặc phát hành cổ phiếu riêng lẻ để có nguồn lực hoạt động, tạo lợi nhuận bù đắp lỗ lũy kế sao cho không vượt vốn điều lệ.
Angimex từng được mệnh danh là "vua gạo" và nằm trong hệ sinh thái Louis Holdings của ông Đỗ Thành Nhân, người đã bị bắt vì tội thao túng thị trường chứng khoán.
Trong sáng nay, cổ phiếu VCB và BID tăng giá là một yếu tố hỗ trợ đáng kể cho chỉ số, dù vậy, mức tăng tại 2 mã này khá khiêm tốn. Cùng ngành ngân hàng, SSB tăng 3%, NAB tăng 1,2% và HDB tăng 1%. Còn lại, nhiều mã khác như VIB, ACB, CTG, SHB, VPB, MBB, OCB điều chỉnh, mức giảm không lớn.
Tương tự, nhiều cổ phiếu bất động sản cũng suy giảm nhưng mức giảm không đáng kể. Một số mã điều chỉnh mạnh hơn những mã khác cùng ngành là CCL là 2,1%; QCG giảm 2%; còn lại mức điều chỉnh hầu hết chưa tới 1%.
Trong nhóm dịch vụ tài chính, nhiều mã đạt trạng thái tăng khá tốt, như FTS tăng 2,9%; HCM tăng 2,3%; TCI tăng 1,9%; CTS tăng 1,6%; VDS tăng 1,5%; AGR tăng 1,4%... Song chiều ngược lại, APG có lúc giảm sàn về mức 9.260 đồng trước khi thu hẹp biên độ, ghi nhận thiệt hại 5,5%.
"> -
Lịch phát sóng vòng 4 V.League 2019: Hải Phòng vs HAGL -
Chứng khoán lao dốc, bất ngờ tại một số cổ phiếu "nóng"Mai Chi Chứng khoán lao dốc, bất ngờ tại một số cổ phiếu "nóng"(Dân trí) - VN-Index giảm mạnh trong phiên 24/10 với sự giảm sâu tại VHM và phần lớn cổ phiếu trên thị trường điều chỉnh. QCG sau phiên bán tháo bất ngờ tăng trần.
Lực cầu yếu khiến chỉ cần áp lực bán tăng lên, lập tức VN-Index liền lao dốc trong phiên chiều 24/10. Chỉ số đại diện sàn HoSE đóng cửa ở mức thấp nhất phiên, ghi nhận thiệt hại 13,49 điểm tương ứng 1,06% còn 1.257,41 điểm. Như vậy, phiên này, chỉ số đã thủng cả ngưỡng 1.270 điểm và 1.260 điểm.
Không một mã này giảm sàn trên HoSE nhưng chỉ số vẫn suy yếu nhanh, nguyên nhân đến từ áp lực giảm của nhóm vốn hóa lớn. Với 22 mã giảm giá, VN30-Index đánh mất tới 20,1 điểm tương ứng 1,49%, mức thiệt hại nặng hơn nhiều so với VN-Index.
HNX-Index cũng giảm 1,81 điểm tương ứng 0,8% trong khi UPCoM-Index điều chỉnh nhẹ 0,06 điểm tương ứng 0,07%. Toàn thị trường chỉ có 6 mã giảm sàn, 489 mã giảm so với 297 mã tăng, 25 mã tăng trần. Đồng thời, có tới 690 mã không hề phát sinh giao dịch.
Thanh khoản thấp. Mặc dù ở phiên chiều nhiều chỉ số đã chiết khấu giá thấp hơn nhưng thanh khoản toàn phiên trên HoSE vẫn chỉ đạt 673,13 triệu cổ phiếu tương ứng 15.980,78 tỷ đồng. Con số này trên HNX là 34,6 triệu đơn vị tương ứng 612,59 tỷ đồng. Thị trường UPCoM có 27,92 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 314,01 tỷ đồng.
VHM tiếp tục là cổ phiếu có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN-Index. Trong mức giảm 13,49 điểm của chỉ số thì một mình VHM đã góp vào 2,49 điểm. CTG cũng kéo lùi VN-Index 1,11 điểm; TCB là 0,94 điểm.
Cụ thể, trong rổ VN30, VHM và STB là 2 mã giảm mạnh nhất, biên độ thiệt hại là 6,7%, áp sát mức giá sàn. STB giảm 6,7% về còn 33.400 đồng, cách giá sàn 100 đồng; VHM giảm 6,7% còn 43.850 đồng và cũng cách giá sàn đúng 100 đồng. Khớp lệnh tại 2 mã đều đạt cao, STB khớp lệnh 32,2 triệu cổ phiếu và VHM khớp lệnh 33,6 triệu cổ phiếu.
VHM giảm giá mạnh ngay trong 2 phiên đầu tiên thực hiện việc mua lại cổ phiếu. Theo kế hoạch, Vinhomes thực hiện mua lại 370 triệu cổ phiếu VHM từ ngày 23/10 đến 22/11.
Phần lớn cổ phiếu bất động sản chịu áp lực điều chỉnh. Ngoài VHM thì 2 mã còn lại thuộc "họ" Vin cũng giảm sâu, VRE và VIC cùng giảm 2,7%. VRE giảm về 18.150 đồng và VIC giảm về 42.050 đồng.
Các cổ phiếu khác cùng ngành như SGR giảm 4%; HQC giảm 2,5%; CCL giảm 2,4%; SZC giảm 2,3%; DXG giảm 2,1%. Nhiều mã cổ phiếu điều chỉnh cuối phiên sau khi đạt được trạng thái tăng trong phiên sáng.
Mặc dù vậy vẫn có những mã bất động sản tăng giá tốt, dẫn đầu là QCG. Cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai sau khi bị chốt lời, thậm chí dư bán giá sàn trong phiên hôm qua thì nay đã quay lại đường đua, tăng trần lên 11.000 đồng và có dư mua giá trần, khớp lệnh 2,6 triệu cổ phiếu. NVT tăng 5,1%; CKG, VRC, KDH, PTL, KOS, LDG, TDH, BCM, SJS tăng.
Ngoại trừ ông lớn VCB tăng nhẹ thì hầu hết cổ phiếu ngân hàng đều giảm giá, trong đó STB giảm mạnh nhất. Ngoài ra, MSB cũng giảm 3,9%; TPB giảm 3,4%; TCB giảm 2,3%; VPB giảm 2,2%; MBB giảm 2,2%. So với thị trường chung thì thanh khoản các mã trên đều ở mức cao. VPB khớp lệnh 26 triệu cổ phiếu; TPB khớp lệnh 18,3 triệu cổ phiếu, MSB khớp 16,3 triệu cổ phiếu.
">