Thời điểm hiện tại ở tầm giá 4 -5 triệu tại thị trường Việt Nam, ít có mẫu máy nào được các hãng sản xuất chăm chút về ngoại hình. Chính vì vậy, người dùng không có được sự lựa chọn tốt nhất khi yêu cầu thẩm mỹ ngày càng cao. Sự ra đời của HKPhone RACER AIR với vẻ ngoài sang trọng và thanh lịch đặc trưng của Italia là một làn gió mới cho smartphone phân khúc tầm trung nói riêng và thị trường điện thoại Việt Nam nói chung.
RACER AIR được đồng thiết kế bởi HKPhone và chuyên gia người Ý - ông Antonio Vellucci. Sinh ra và lớn lên ở Italia, ông khởi nghiệp từ năm 16 tuổi cho một dự án của D&G và là cử nhân, thạc sĩ của nhiều học viện thiết kế hàng đầu. Với RACER AIR, Antonio và HKPhone đã tạo nên vẻ ngoài tinh tế bởi mọi đường nét góc cạnh hay bo tròn đều được làm sắc nét và tỉ mỉ. Viền nhôm cao cấp ở hai cạnh trái - phải là điểm nhấn đặc biệt thu hút của máy. Yếu tố này tạo nên sự hiện đại, thời trang cho phiên bản màu trắng và sự mạnh mẽ, cuốn hút cho phiên bản màu đen.
![]() |
Được thiết kế theo xu hướng tối giản các chi tiết thừa và viền màn hình được thu hẹp tối đa, RACER AIR mang đến không gian trải nghiệm rộng mở và tăng cường hiệu quả thị giác. Với độ mỏng chỉ 6,5 mm, sản phẩm là một trong những smartphone mỏng nhất hiện nay. HKPhone RACER AIR - smartphone độc đáo với thiết kế Ý chắc chắn sẽ thu hút đông đảo người dùng trong thời gian tới đây.
Về cấu hình, RACER AIR cũng là một chiếc điện thoại mạnh mẽ trong phân khúc tầm trung trên thị trường Việt Nam. Sản phẩm được trang bị vi xử lý lõi tứ tốc độ 1,3 GHz, cùng với RAM 1 GB và chip đồ họa Mali-400MP2, máy thể hiện hiệu năng ấn tượng cho phép người dùng thoải mái chạy nhiều ứng dụng và chơi thuyết phục các tựa game 3D đỉnh cao hiện nay.
" alt=""/>HKPhone ra mắt RACER AIR thiết kế phong cách Ý giá 4,45 triệuHai gã khổng lồ của thung lũng Silicon đang tìm cách lấy lòng các nhà phát triển game để đảm bảo những tựa game hàng đầu sẽ có phiên bản cho nền tảng của họ trước tiên, theo những nguồn tin gần gũi với vụ việc. Đổi lại, Apple và Google sẽ hỗ trợ quảng cáo cho các game đó bằng cách dành cho chúng vị trí nổi bật trên trang chủ của kho ứng dụng.
Các nguồn tin cho biết, tháng 8 vừa qua, với sự ra mắt của "Plants Vs. Zombies 2” (phiên bản tiếp theo của một tựa game đánh zoombie cực kỳ nổi tiếng), nhà phát hành Electronic Arts đã ký thỏa thuận với Apple để game được hiển thị nổi bật trên App Store. Đổi lại, EA đồng ý dành cho Apple khoảng 2 tháng độc quyền trò chơi này. Phải tới tháng 10/2013, game mới có phiên bản cho Android của Google.
Phần tiếp theo của game “Cut the Rope” của ZeptoLab (ra mắt vào tháng 12/2013) cũng phản ánh một mô hình tương tự. Công ty ZeptoLab và Apple thỏa thuận là App Store sẽ phát hành độc quyền game trong 3 tháng đầu tiên, đổi lại, kho ứng dụng phải hỗ trợ quảng bá game. Mãi tới cuối tháng 3/2014, ZeptoLab mới phát hành phiên bản cho Android.
Các đại diện của Apple và Google từ chối bình luận chi tiết về nỗ lực độc quyền game di động của hai công ty này. Tìm cách độc quyền game nổi tiếng là một chiến lược tiếp thị rất phổ biến ở thị trường thiết bị chơi game chuyên dụng, nhưng cách làm này còn khá mới mẻ ở thị trường ứng dụng game di động. Điều đó chứng tỏ cuộc chiến tranh giành người dùng di động đã bước sang giai đoạn leo thang, đặc biệt là Apple đang hết sức quyết tâm chống lại sự phát triển của nền tảng Android của Google.
Bà Emily Greer, giám đốc của dịch vụ game Kongregate ví đây như một cuộc chạy đua vũ trang để tranh giành nội dung tốt nhất. Bà Greer nói: “Khi người ta yêu thích một trò chơi mà nó chưa có phiên bản trên một nền tảng, họ có thể sẽ chuyển sang nền tảng khác. Mức độ gắn bó của một người với game mà họ yêu thích có thể là rất lớn”.
Apple, công ty nhanh chóng dẫn đầu thị trường smartphone sau khi trình làng iPhone hồi năm 2007, đang phải cạnh tranh với doanh số ngày càng tăng của điện thoại Android từ Samsung và các hãng sản xuất khác.
Theo số liệu của hãng nghiên cứu thị trường IDC, gần 80% trong 1 tỷ smartphone bán ra khắp thế giới trong năm 2013 chạy hệ điều hành Android của Google. Cùng lúc đó, thị phần của Apple đã giảm xuống còn 15%.
Trong nhiều năm, hầu hết các ứng dụng mới đều có phiên bản cho iOS trước tiên. Theo giải thích của các nhà phát triển game, một phần vì phát triển game cho iOS dễ hơn và iOS chạy trên ít thiết bị hơn. Ngược lại, có rất nhiều biến thể Android, hệ điều hành dang chạy trên rất nhiều mẫu smartphone và máy tính bảng.
Nhưng trong vài năm gần đây, Android đã dần vươn lên để san bằng sân chơi với Apple. Ngoài việc Android có thị phần khổng lồ, các công cụ viết phần mềm cho Android cũng trở nên dễ sử dụng hơn.
" alt=""/>Apple, Google và cuộc chiến độc quyền game di độngDưới đây là đoạn clip tổng hợp những chú mèo ngộ nghĩnh đang chơiCandy Crush Saga:
Những chú mèo thích thú tận hưởng Candy Crush Saga
Với khả năng trời phú về sự nhanh nhẹo và khéo léo trong việc chinh phục độ cao, loài mèo cũng khiến chúng ta tròn mắt khi thực hiện những pha leo trèo hay còn gọi là "Parkour" tưởng như chỉ có thể nhìn thấy trong game Assassin Creed. Hãy cùng chiêm ngưỡng khả năng phi phàm của những chú mèo sau:
Parkour như thế này thì chịu rồi
Mèo quả là những diễn viên ưa mạo hiểm và phiêu lưu
Đức Quang (Tổng hợp)
" alt=""/>Mèo chơi game Candy Crush không kém gì người