-
Nhận định, soi kèo Mumbai City vs Jamshedpur, 21h30 ngày 30/4: Cửa trên sáng
-

-Hàng tháng vẫn phải trả tiền vay mua nhà cho ngân hàng, vừa phải trả tiền thuê trọ. Dự án chậm tiến độ, gần 10 năm chưa giao nhà là tình trạng mà nhiều khách hàng đang phải đối mặt, khi trao niềm tin nhầm chỗ.Chị Hải Yến, khách hàng mua căn hộ tại dự án 584 Tân Kiên (H.Bình Chánh) cho biết, hợp đồng mua nhà ký năm 2008 và thời hạn giao nhà là năm 2010, số tiền đã thanh toán lên đến 90%. Tuy nhiên, dự án đã ngừng thi công nhiều năm, khi đến giai đoạn hoàn thiện. Sau khi kiện ra tòa, từ sơ thẩm đến phúc thẩm thì tòa xử thắng nhưng 584 không trả tiền mà họ tìm mọi cách để trì hoãn.
Mới đây, hơn 20 khách hàng mua căn hộ tại dự án này tiếp tục gửi đơn kiến nghị các cơ quan chức năng hỗ trợ giải quyết. Được biết, năm 2011, Công ty 584 đã làm công văn xin chuyển đổi chung cư thành bệnh viện và thỏa thuận đền bù với khách hàng để thanh lý. Tuy nhiên, đến nay, việc đền bù vẫn chưa được tiến hành, công trình vẫn bất động, khách không nhận được nhà và kế hoạch chuyển công năng vẫn giậm chân tại chỗ.
 |
Dự án đắp chiếu, hậu quả của "cơn sốt" đã qua |
Dự án Petro Vietnam Landmark (Q.2) cũng bỏ hoang nhiều năm, trở thành điểm nóng tranh chấp. Một khách hàng mua căn hộ Petro Vietnam Landmark cho hay, lúc mua thì con chị mới sinh, còn bây giờ bé đã bắt đầu đi học mà chị chưa nhận được nhà, tiền đã thanh toán gần hết nhưng vẫn đi ở trọ mấy năm nay. Nhiều trường hợp khác lâm vào cảnh nợ nần, gia đình xáo trộn vì nhà chưa có mà tiền lãi ngân hàng tháng nào cũng phải đóng. Gần đây, dự án đã có dấu hiệu tái khởi động sau thời gian dài đấu tranh quyết liệt của khách hàng
Dự án Cao Ốc Xanh (Q.9) cũng là trường hợp tương tự. Xuất hiện từ năm 2007, lúc thị trường đang ở đỉnh cao của cơn sốt. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn ngổn ngang. Đa số khách đã nộp tiền 70 - 95% giá trị căn nhà, ngoại trừ block C của dự án đã được bàn giao, tiến độ của block A và B vẫn “giậm chân tại chỗ”.
Cuối năm 2015, đại diện chủ đầu tư đứng ra nhận lỗi với khách hàng và cho biết nguyên nhân chậm tiến độ là vì trục trặc nội bộ giữa nhà thầu, chủ đầu tư và ngân hàng. Doanh nghiệp này đã đưa ra cam kết gửi tiến độ thi công block A và B dự án Cao Ốc Xanh cho khách mua nhà và quý III/2016 là thời điểm bàn giao nhà. Đã gần 10 năm, nhưng dự án vẫn chưa hoàn thành như thiết kế ban đầu.
Cá biệt, tại chung cư Gia Phú (Q.Thủ Đức), sau nhiều năm đắp chiếu, khách hàng mới phát hiện chủ đầu tư đã bán trùng căn hộ cho nhiều người. Chị K.D, một nạn nhân của dự án cho hay, cuối năm 2010, vợ chồng chị quyết định bán căn hộ chung cư ở Thanh Đa để mua nhà mới. Căn hộ bán được gần 1 tỷ, đủ để mua 1 căn hộ tại chung cư Gia Phú và số tiền còn lại, chị thuê nhà trọ ở tạm trong thời gian chờ chung cư xây xong.
Theo thỏa thuận trong hợp đồng, chị đóng gần đủ toàn bộ số tiền cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, đầu năm 2014, khi dự án gần hoàn thành phần thô, chị Dung phát hiện căn hộ của mình đã bị mang bán cho người khác. Vụ việc kéo dài khiến cuộc sống gia đình chị ngày càng khốn khổ. Chung cư không được bàn giao. Phần tiền có được từ việc bán nhà, vợ chồng chị dành để thuê nhà trọ ở đã gần hết. Đến nay, dự án này vẫn chưa có lối thoát, khách hàng đưa chủ đầu tư ra tòa, dù thắng kiện nhưng cũng chưa đòi được tiền.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, những vụ việc tranh chấp, dự án chậm tiến độ hiện nay, phần lớn là hậu quả của giai đoạn thị trường bất động sản phát triển quá nóng, hồi 2007. Nhiều doanh nghiệp làm ăn theo kiểu chụp giật, trong khi khách hàng bị yếu tố tâm lý chi phối nên thiếu đánh giá về năng lực, uy tín của chủ đầu tư. Đây cũng là bài học còn giá trị mà khách hàng cần lưu ý để tránh rủi ro khi mua nhà.
Quang Nam
" alt="Cơn sốt đi qua, chung cư gần thập kỷ vẫn không giao nhà"/>
Cơn sốt đi qua, chung cư gần thập kỷ vẫn không giao nhà
-
Cả hai dự án "khủng" của Công ty Berjaya Land Berhad (thuộc Tập đoàn Berjaya của Malaysia) tại TP.HCM vẫn "án binh bất động" nhiều năm qua.Đó là dự án Trung tâm Tài chính Việt Nam - Vietnam Financial Center tại quận 10 và khu Đô thị Đại học quốc tế Việt Nam (VIUT) tại xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn. Cả hai dự án này đều do tập đoàn Berjaya (Malaysia) là chủ đầu tư, với quy mô tổng mức đầu tư rất lớn lần lượt là 930 triệu USD và 3,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, một số dự án của Berjaya tại Việt Nam vẫn đang trong tình trạng "trùm mền" nhiều năm qua. Một động thái mới đây của tập đoàn này đó là đề xuất lên lãnh đạo Tp.HCM hợp tác với đoàn Vinci Construction của Pháp tiếp tục xúc tiến dự án Trung tâm Tài chính Việt Nam tại quận 10, TP.HCM.
Với dự án này, theo tiết lộ của lãnh đạo tập đoàn, vai trò của Vinci Construction là sẽ tham gia thiết kế, xây dựng cũng như hỗ trợ Berjaya tìm kiếm nguồn vốn đầu tư.
Dự án Trung tâm Tài chính Việt Nam - Vietnam Financial Center nằm tại quận 10 và cũng là trung tâm thành phố, cách chợ Bến Thành khoảng 3 km qua trục đường Ba Tháng Hai, Cách Mạng Tháng Tám. Dự án có 3 mặt tiền đường gồm Ba Tháng Hai, Lê Hồng Phong và Cao Thắng.
 |
|
Chủ đầu tư dự kiến sẽ xây dựng 1 tổ hợp BĐS trên khu đất 6,8ha gồm có khu phức hợp trung tâm thương mại (mega mall gồm 6-8 tầng khối đế), văn phòng hạng A, khách sạn 488 phòng tiêu chuẩn 5 sao, 289 căn hộ dịch vụ.
Theo thiết kế ban đầu, khu phức hợp sẽ bao gồm 03 cao ốc văn phòng hạng A cao 48 tầng hạng A, 01 tòa nhà 48 tầng làm khách sạn quốc tế 5 sao được trang bị đầy đủ tiện ích như câu lạc bộ khiêu vũ và hội nghị, 01 tòa nhà 48 tầng khác làm căn hộ dịch vụ hạng sang và khu mua sắm cao cấp.
Nhận Giấy chứng nhận đầu tư tháng 02/2008, đúng thời điểm thị trường bất động sản lao dốc đã khiến cho kế hoạch triển khai dự án bị chậm lại. Đầu năm 2013 chủ đầu tư cho biết đã xin TP.HCM cho điều chỉnh quy mô dự án xuống một nửa, tuy nhiên đến nay dự án hầu như không có bất cứ tiến triển nào. Tổng vốn đầu tư cho dự án vào khoảng 930 triệu USD.
Tại TP.HCM, tập đoàn Berjaya còn có một dự án "khủng" khác là Dự án khu Đô thị Đại học quốc tế Việt Nam (VIUT) tại xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, được cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 1/7/2008, với quy mô diện tích 925 ha và tổng mức đầu tư lên đến 3,5 tỷ USD.
Hiện trạng khu đất của siêu dự án VFC:
Theo Trí thức trẻ
" alt="TP.HCM: Một đại gia xây dựng của Pháp muốn 'cứu' dự án gần 1 tỷ USD của Berjaya"/>
TP.HCM: Một đại gia xây dựng của Pháp muốn 'cứu' dự án gần 1 tỷ USD của Berjaya
-
Con sợ Toán, vì bố mẹ kèm học sai cáchAnh Đặng Hùng Phương (Hà Nội) có con trai đang học lớp 8 tại Trường THCS Cầu Giấy, chia sẻ, cả anh và vợ đều là nhân viên văn phòng, mặc dù gia đình anh đã dành rất nhiều thời gian vào mỗi buổi tối để kèm con làm bài tập, nhưng anh vẫn rất khó khăn trong việc truyền đạt và hướng dẫn để con hiểu bài. Việc tiếp nhận kiến thức của con phần lớn đều phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy của giáo viên trên lớp.
“Với bố mẹ là giáo viên hoặc là những người có khả năng truyền đạt, hướng dẫn tốt thì việc học cùng con không phải là trở ngại quá lớn. Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng có lợi thế này. Tôi gặp nhiều trở ngại khi diễn đạt ngôn ngữ sao cho gần gũi và logic nhất để giúp con hiểu bài nhưng vẫn mất rất nhiều thời gian, đặc biệt là với môn Toán - môn học cần sự tư duy cao” - anh Phi nói thêm.
Nhiều bậc phụ huynh dù có học vấn cao, luôn dành thời gian để tìm hiểu các chương trình kiến thức mà con đang học trên lớp, nhưng lại khó khăn trong việc hướng dẫn học cho con tại nhà. Nguyên nhân chủ yếu là phụ huynh không có phương pháp giảng dạy chuyên môn để giúp con tự tư duy và giải quyết bài tập; không biết cách sử dụng ngôn ngữ gần gũi và phù hợp với lứa tuổi của con, khó diễn đạt kiến thức theo trình tự logic, khiến con khó hiểu chính xác mục đích điều mà bố mẹ đang hướng dẫn.
Việc không có kỹ năng, phương pháp giảng dạy, sẽ gây khó khăn cho các bậc phụ huynh khi kèm và hướng dẫn con học tại nhà, dẫn đến thành tích học tập của con chậm tiến bộ. Không ít trường hợp, con trở nên chán và sợ học cùng bố mẹ vì phụ huynh dạy kèm sai cách.
Chị Phạm Thanh Huyền (Hà Nội) trải lòng, trong tất cả các môn, bé Thùy Linh con chị thích nhất là học môn Toán. Ở bậc Tiểu học, chương trình học của con còn khá đơn giản, chị Huyền có thể học tại nhà hiệu quả cùng con. Nhưng khúc mắc của hai mẹ con bắt đầu từ khi bé bước vào bậc THCS. Ở lớp 6, môn Toán đòi hỏi học sinh phải lập luận, chứng minh, chứ không hẳn là các phép toán cộng, trừ, nhân, chia như trước. Cùng với đó, cách giải “không giống như cô giáo đã giảng” của chị Huyền khiến bé Thùy Linh nhiều hôm phải mang bài tập đến lớp nhờ cô giáo giảng lại. Sự thấu hiểu của mẹ và con đang ngày càng xa, bé Linh dần dần không còn muốn học cùng mẹ nữa.
Trường hợp như chị Huyền và anh Phi là những nỗi lòng chung của nhiều bậc phụ huynh có con đang trong độ tuổi đi học.
 |
|
Giải pháp kèm Toán cho con chỉ với 2 tiếng mỗi ngày
Gần đây, nhiều bậc phụ huynh đã tìm đến các khóa học trực tuyến như một giải pháp hỗ trợ việc tự kèm Toán hiệu quả cho con tại nhà. Với ưu điểm linh động về thời gian, không gian học tập, hệ thống bài giảng và bài tập phong phú, được các giáo viên trực tiếp hướng dẫn, học trực tuyến giúp các bậc phụ huynh dễ dàng theo dõi và học cùng con.
Ngồi cạnh theo dõi con học trên chương trình Học Tốt của Hệ thống Giáo dục HOCMAI, chị Kim Hòa có con học lớp 8 tại trường THCS Nguyễn Trãi, Hà Nội cũng phần nào cập nhật được cách thức giải toán theo nhiều phương pháp tư duy khác nhau và tự đúc rút ra được những kinh nghiệm học Toán tại nhà hiệu quả. Thông qua các bài giảng trực tuyến, chị Hòa có thể tiếp thu và giảng lại cho con hiểu thêm. Chỉ với 2 tiếng đồng hồ, bé Hoài Anh con chị, học hứng thú hơn, hiểu bài hơn. Không những thế, bé còn có thể tự học, tự hoàn thành bài tập chị đã giao mà không cần sự theo dõi của chị.
Có con trai lớp 6 và con gái lớp 8 tại trường THCS Đoàn Thị Điểm (Hà Nội), chị Trần Thị Uyên cho biết, trước kia dù bận rộn với công việc kinh doanh bán hàng, nhưng chị vẫn luôn dành ít nhất 3 giờ mỗi ngày để kèm con học. Với mỗi bài Toán, chị mất rất nhiều thời gian để giải thích cho con hiểu, nhưng thành tích học tập của bé vẫn chưa đạt. Trong một lần họp phụ huynh cho con, chị được nhiều phụ huynh khác trong lớp mách phương pháp dạy kèm tại nhà hiệu quả với hình thức học trực tuyến.
Cũng theo chị Uyên, chỉ tính riêng lớp học của con chị, nay đã có hơn 50% phụ huynh đang áp dụng khóa học trực tuyến để hỗ trợ cho việc dạy kèm cho con. Hiện, chị đã đồng hành cùng các con theo các khóa học này đã được 2 năm.
Theo đó, với hình thức học trực tuyến, học sinh có thể chủ động lựa chọn các bài giảng, đề kiểm tra, bài tập tự luyện trên hệ thống theo nhu cầu, học lực của bản thân. Các bạn còn có thể lựa chọn giáo viên thích hợp, tương tác với giáo viên và các bạn cùng học mọi lúc, mọi nơi chỉ cần thông qua nền tảng internet và thiết bị công nghệ.
Em Nguyễn Thu Hương, một học viên của chương trình chia sẻ, sau khi được bố mẹ kèm học cùng với các khóa học trực tuyến, em cảm thấy thoải mái và hứng thú hơn với môn học, mỗi khi học xong video bài giảng, chỗ nào không hiểu bố mẹ sẽ giải thích thêm lần nữa. Việc học không còn áp lực như trước. Giờ đây sau mỗi ngày học ở trường, tối đến em rất hào hứng và thích thú khi học Toán với bố mẹ ngay tại nhà mình.
Ngọc Minh
" alt="Kèm Toán hiệu quả cho con chỉ 2 tiếng mỗi ngày"/>
Kèm Toán hiệu quả cho con chỉ 2 tiếng mỗi ngày
-
Nhận định, soi kèo Hebar Pazardzhik vs Krumovgrad, 23h30 ngày 1/5: Đường cùng vùng lên
-
Quyết định do bà Phạm Thị Hồng Hải - Giám đốc Sở GD-ĐT Lâm Đồng - ký nêu rõ lý do kỷ luật là: “Ông Chu Anh Tuấn vi phạm rất nghiêm trọng quy định về nguyên tắc tập trung dân chủ, công tác quản lý tài chính, lãnh đạo, chỉ đạo trong việc sửa chữa, xây dựng. Ban Thường vụ Huyện ủy Đức Trọng đã thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức (cách tất cả các chức vụ trong Đảng) đối với ông Chu Anh Tuấn”.Trước đó, ngày 26/10/2021, Sở GD-ĐT Lâm Đồng đã chủ trì buổi tổ chức kiểm điểm đối với ông Chu Anh Tuấn trước toàn thể cán bộ, viên chức của Trường THPT Đức Trọng.
Ông Chu Anh Tuấn từng là giáo viên THPT, đã làm cán bộ quản lý nhiều trường THPT trên địa bàn huyện Đức Trọng. Năm học 2021-2022, ông là Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường THPT Đức Trọng.
Trường THPT Đức Trọng thành lập từ năm 1963. Trong quá trình phát triển, trường đạt nhiều thành tích như: Trường THPT đầu tiên của Lâm Đồng đạt chuẩn quốc gia (giai đoạn 2001-2010); đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3 năm học 2010-2011; Huân chương Lao động hạng Ba (2013) và hạng Nhì (2018)...
Phương Chi

Vụ trưởng tài chính Bộ Giáo dục - Đào tạo xin từ chức
Ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ GD-ĐT), vừa có đơn xin từ chức vì lý do cá nhân và đã được Bộ GD-ĐT chấp thuận.
" alt="Hiệu trưởng Trường THPT Đức Trọng bị cách chức"/>
Hiệu trưởng Trường THPT Đức Trọng bị cách chức
-
Sự việc xuất phát điểm khi chiều 28/8, cháu Kiều Thị M.A (3 tuổi) chơi trong sân Trường Mầm non Tam Đồng và bị đu quay gạt vào chân. Sau đó, gia đình cùng cô giáo chủ nhiệm đã đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên (Vĩnh Phúc) kiểm tra. Sau khi chụp Xquang, bác sĩ kết luận cháu gãy xương đùi trái do va đập mạnh, cần nẹp và sơ cứu để phẫu thuật trong ngày 29/8.Sau đó, anh Kiều Quang Hùng (bố cháu M.A) thấy cần thông báo cho nhà trường biết sự việc nên đã gọi điện cho bà Đỗ Thị Chăm là hiệu trưởng nhà trường. Khi nhận điện thoại, cô Chăm hỏi gia đình tại sao không thông báo cho giáo viên chủ nhiệm lớp và cho rằng việc phụ huynh liên lạc với mình là "không sai, không đúng, nhưng hơi thừa".
Anh Hùng vô cùng ngạc nhiên và bức xúc trước thái độ vô cảm của cô hiệu trưởng trước câu trả lời này.
 |
Bà Đỗ Thị Chăm, Hiệu trưởng Trường Mầm non Tam Đồng (Mê Linh, Hà Nội). |
Về việc này, bà Đỗ Thị Chăm, Hiệu trưởng Trường Mầm non Tam Đồng cho hay mình không vô trách nhiệm hay vô cảm bởi cả ngày đó bận họp, bà không nắm được thông tin sự việc. Khi bố cháu bé gọi đến, do điện thoại không biết là ai, không nghe rõ chuyện nên bà nghĩ gia đình gọi hỏi chuyện về bảo hiểm cho con.
“Lúc ấy tôi bỗng thấy có cuộc gọi đến, không biết là ai, nghe câu được câu chăng nên đã hiểu lầm về chuyện bảo hiểm nên bảo phải báo với cô giáo chủ nhiệm. Vả lại đầu dây bên kia cũng có lời đe dọa đóng cửa trường, nên tôi nói thế”, bà Chăm nói.
“Sau khi biết hiểu lầm, đến giờ phút này, tôi đã cử giáo viên, ban giám hiệu nhà trường đến thăm cháu. Ngày hôm qua, tôi đã trực tiếp lên bệnh viện thăm hỏi gia đình và xin lỗi vì sự hiểu nhầm”.
Cũng theo bà Chăm, khi xảy ra sự việc, do cô giáo đứng lớp cũng đi cùng lên viện chăm cháu nhưng vì sợ nên đã không kịp thời báo cáo lên nên Ban giám hiệu nhà trường không nắm được thông tin.
Sau khi biết sự việc, bà Chăm sau đó gọi hỏi giáo viên chủ nhiệm lớp cháu M.A được biết cháu bị ngã tại trường với câu trả lời: “Cháu chỉ bị trật khớp". "Tôi cũng không xác minh lại nên nghĩ phía gia đình làm quá, nâng cao quan điểm", bà Chăm nói.
Theo bà Chăm, đó cũng là lý do khiến đến chiều tối 29/8 bà vẫn cung cấp cho báo chí thông tin cháu M.A chỉ bị trật khớp. “Đó là nguyên nhân dẫn đến sự hiểu lầm”, bà Chăm nói.
Về sự việc này, bà Trần Thị Lan, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng GD-ĐT huyện Mê Linh cho biết, sau khi nhận thông tin về vụ việc, phòng đã bố trí đoàn công tác làm việc với nhà trường, phụ huynh.
Cũng trong tối 29/8, bà Lan cùng Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh đã đến bệnh viện thăm cháu M.A., đồng thời Phòng đã báo cáo lên UBND huyện về sự việc.
Theo bà Lan, hiện UBND huyện đang giao phòng GD-ĐT tiếp tục xác minh, điều tra và yêu cầu hiệu trưởng nhà trường làm tờ trình về sự việc.
"Sau đó chúng tôi sẽ báo cáo và tham mưu UBND huyện xử lý nghiêm theo quy định nếu như sự việc đúng như báo chí và công luận đưa lên.
Theo như thông tin nắm được ban đầu, với cương vị một hiệu trưởng nhưng có thái độ và tin nhắn như vậy với nhân dân, phụ huynh và con em trên địa bàn mình quản lý là không được phép”, bà Lan nói.
Bà Lan cho hay, ngay từ đầu năm học, phòng GD-ĐT cũng đã tổ chức triển khai các chuyên đề bồi dưỡng về quy tắc ứng xử cũng như thái độ, đạo đức nhà giáo đối với các nhà trường và các thầy cô giáo trên địa bàn. Nếu phát ngôn và thái độ của hiệu trưởng đúng như thế này thì là việc liên quan hệ trọng đến tư tưởng, thái độ của đội ngũ giáo viên, ban giám hiệu của các trường trên địa bàn. Bà Lan cho hay, đơn vị này sẽ tiếp tục tham mưu để UBND huyện xử lý về thái độ của hiệu trưởng Đỗ Thị Chăm.
Theo bà Lan, qua buổi làm việc ban đầu với nhà trường và phụ huynh, Hiệu trưởng Đỗ Thị Chăm vẫn thanh minh cho rằng, do cuộc điện thoại bột phát nên mình nghe không rõ dẫn tới có hiểu nhầm.
“Với vai trò lãnh đạo ngành giáo dục tại địa phương, tôi đặt vị trí của mình nhiều vai, đặt vai hiệu trưởng và cả phụ huynh học sinh. Đến thời điểm này, tôi cảm thấy buồn thật sự”, bà Lan chia sẻ.
“Nếu đúng chúng tôi sẽ tham mưu UBND huyện để xử lý đích đáng. Sau sự việc, Phòng cũng lấy ý kiến nhiều phụ huynh, nếu xác minh được trong thời gian công tác, hiệu trưởng có những thái độ với nhân dân hoặc không có trách nhiệm sẽ bị luân chuyển hoặc có nhiều hình thức khác để kỷ luật”, bà Lan nói.
Bà Lan cho hay, quyết định cuối cùng về hình thức xử lý là UBND huyện nhưng theo đúng tinh thần không bao che sai phạm nếu đúng sự thực.
 |
Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND huyện Mê Linh, Hà Nội. |
Trong buổi trao đổi với báo chí chiều 30/8, ông Hoàng Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND huyện Mê Linh nói: "Là hiệu trưởng - người đứng đầu một cơ sở giáo dục, cô Chăm có phát ngôn như vậy là không thể chấp nhận được. Điều đó là không thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ. Tôi chưa nói đến góc độ vô cảm, nhưng là người trong ngành giáo dục mà còn là hiệu trưởng thì xử sự như vậy là không xứng đáng người giáo viên chứ chưa nói là hiệu trưởng”.
Ông Tuấn cho hay sau khi có kết quả xác minh rõ, nếu có những biểu hiện như vậy thì UBND huyện sẽ đưa ra hình thức kỷ luật xứng đáng và tuyệt đối không bao che.
Thanh Hùng

Màn chào hỏi đặc biệt theo ý trẻ của cô trò mầm non
- Trẻ được tự chọn màn chào hỏi với cô giáo và được đáp lại cùng những nụ cười của cả cô và trò tạo nên không khí vui tươi mỗi buổi sáng đến lớp tại Trường Mầm non Thanh Bình, TP Hải Dương.
" alt="Phát ngôn vô cảm chuyện học sinh gãy chân, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật"/>
Phát ngôn vô cảm chuyện học sinh gãy chân, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật
-
PV: Thưa Bà, có nhiều ý kiến phản ứng với việc học online, đặc biệt với học sinh lớp 1, lớp 2. Cụ thể là thời gian học online kéo dài, quá nhiều bài tập về nhà… Ngoài ra, các cơ quan, doanh nghiệp đã yêu cầu người lao động trở lại làm việc, không hiếm gia đình buộc phải để trẻ ở nhà một mình, đối mặt với nhiều rủi ro cả về thể chất và tinh thần. Quan điểm của Ủy ban về việc này như thế nào?Bà Nguyễn Thị Tuyết Nga:Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc tổ chức dạy, học theo hình thức trực tuyến là việc bất khả kháng của ngành giáo dục. Việc dạy, học trực tuyến có tác động tích cực giúp cho hoạt động giáo dục không bị đứt gẫy. Ngành giáo dục và các ngành, các địa phương, các cơ sở giáo dục, các nhà giáo đã có nhiều nỗ lực khắc phục các khó khăn hạn chế trong dạy, học trực tuyến. Trên cơ sở rà soát, sắp xếp chương trình, kế hoạch giảng dạy theo hướng tinh giản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các thầy cô đã chú trọng giáo dục ý thức tự giác cho học sinh trong học tập, bảo đảm mỗi tiết học được quản lý hiệu quả và an toàn; dành nhiều công sức và thời gian phối hợp và đồng hành với các phụ huynh trong giám sát, chăm sóc, hướng dẫn các em học sinh học tập, nhất là đối với học sinh nhỏ tuổi, không để con em tiếp xúc với các nội dung xấu, độc trên mạng.
 |
Bà Nguyễn Thị Tuyết Nga: Cần giải pháp chiến lược về học online |
Tuy nhiên, việc buộc phải chuyển đổi dạy, học sang hình trực tuyến trong khi chưa có điều kiện chuẩn bị đầy đủ: thiếu trang thiết bị phục vụ dạy, học trực tuyến; chất lượng đường truyền internet chưa bảo đảm, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, phương pháp giảng dạy của một số giáo viên và việc giám sát, hỗ trợ con em học trực tuyến của cha mẹ học sinh còn hạn chế... đã gây ra nhiều hệ lụy, trong đó có những vấn đề rất đáng lo ngại như Báo VietNamNetphản ánh.
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đã kiến nghị gì?
Bà Nguyễn Thị Tuyết Nga:Trên cơ sở khảo sát thực tiễn về tác động của dịch Covid- 19 đến các lĩnh vực, đối tượng Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục phụ trách, Ủy ban đã có kiến nghị với Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đạo tạo, các địa phương: ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho nhà giáo, cán bộ, viên chức, người lao động ngành giáo dục và học sinh, sinh viên; tổ chức cho các em học sinh học trực tiếp sớm nhất trong điều kiện có thể. Nơi nào đủ điều kiện, bảo đảm an toàn thì tổ chức học trực tiếp; nơi nào không đủ an toàn thì tổ chức học trực tuyến bằng hình thức phù hợp. Đồng thời, có kế hoạch bổ sung, bồi đắp kiến thức cho học sinh ngay khi kiểm soát được dịch bệnh, hướng tới chất lượng cuối cùng cao nhất. Ủy ban cũng đã có kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá thực trạng, khó khăn, bất cập trong triển khai dạy học trong bối cảnh dịch bệnh đối với từng cấp học, trình độ, địa bàn, loại hình cơ sở giáo dục; chủ động xây dựng phương án, kịch bản, giải pháp tổng thể về tổ chức dạy học, thi, đánh giá chất lượng giáo dục thích ứng với tình hình dịch bệnh tại các địa phương.
Ngoài ra, lưu ý có giải pháp dạy, học phù hợp cho từng đối tượng học sinh yếu thế, nhất là ở vùng nông thôn, vùng núi, biên giới, hải đảo, khu vực đặc biệt khó khăn, khu vực có nhiều học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số, các em F0, F1 tại khu phong tỏa, khu cách ly, các em học sinh khuyết tật. Xây dựng chương trình hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non tại nhà đảm bảo yêu cầu giáo dục an toàn. Bảo đảm hoàn thành kế hoạch năm học đúng tiến độ, đạt mục tiêu về chất lượng.
Trong tháng 11 này, Ủy ban Văn hoá, Giáo dục sẽ tổ chức Hội thảo giáo dục toàn quốc về chủ đề văn hóa học đường, qua đó sẽ có những kiến nghị chính sách đối với việc xây dựng văn hóa học đường nói chung, văn hóa mạng trong nhà trường nói riêng.
Học online: Cần giải pháp mang tính chiến lược
Khi dịch Covid-19 được kiểm soát, học sinh sẽ trở lại trường để học trực tiếp. Theo Bà, những thành quả của học online nên duy trì và cải thiện như thế nào?
Bà Nguyễn Thị Tuyết Nga: Đây là vấn đề cần được nghiên cứu và có giải pháp sớm để tránh sự lãng phí về nguồn lực. Ở thời điểm hiện nay, thành quả học online lớn nhất là tạo sự chuyển biến trong nhận thức của toàn ngành giáo dục, của các em học sinh, các gia đình và các cấp, các ngành, địa phương trong quá trình chuyển đổi số cho ngành giáo dục, bước đầu tạo thói quen dạy, học trong môi trường số; hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy, học bước đầu được quan tâm đầu tư.
Trước sự phát triển của khoa học công nghệ, việc dạy, học trực tuyến sẽ là một cấu phần quan trọng trong hoạt động của ngành giáo dục. Hơn nữa, tình hình dịch Covid-19 sẽ còn có nhiều diễn biến phức tạp, có nguy cơ kéo dài. Vì thế cần có giải pháp mang tính chiến lược.
Ủy ban Văn hoá, Giáo dục cũng đã kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo: Cần có định hướng phát triển phương thức dạy học trực tuyến trong những năm tới, từng bước đẩy nhanh tiến độ thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đáp ứng xu hướng phát triển của cuộc cách mạng số; triển khai hiệu quả Chương trình "Sóng và máy tính cho em”, huy động các nguồn lực hỗ trợ thiết bị học tập cho học sinh, sinh viên có điều kiện khó khăn, bảo đảm bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục và đào tạo; tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và kho học liệu số; bồi dưỡng năng lực chuyển đổi số cho giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục.
Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng và ban hành Chương trình chuyển đổi số trong ngành giáo dục với để triển khai hiệu quả Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo QĐ số 749 ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Nhiều kiến nghị xét tốt nghiệp, sửa Luật Giáo dục
- Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 tiếp tục có rất nhiều ý kiến đề xuất nên xét tốt nghiệp, đặc biệt khi có những vấn đề bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh... Quan điểm của Bà về những đề xuất này thế nào?
Bà Nguyễn Thị Tuyết Nga:Vừa qua, vấn đề tổ chức thi tốt nghiệp hay chuyển sang xét tốt nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 nhận được sự quan tâm rất lớn. Ngành giáo dục đã có giải pháp linh hoạt để tổ chức thi tốt nghiệp THPT, bảo đảm an toàn và công bằng cho mọi người học. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn rất nhiều các kiến nghị của cử tri đối với vấn đề này.
Về phía Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã có kiến nghị với Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đạo tạo chỉ đạo xây dựng sớm phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 và các năm tiếp theo, phù hợp với tình hình thực tiễn bảo đảm phòng chống dịch hiệu quả; đồng thời, rà soát quy định của pháp luật về điều kiện công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông trong điều kiện không thể tổ chức thi do tình hình dịch bệnh. Trong thời gian tới, Uỷ ban sẽ tăng cường giám sát chuyên đề về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT; đề nghị Chính phủ đánh giá, hoàn thiện phương thức thi THPT cùng với việc bảo đảm cơ sở vật chất, công tác thanh tra, kiểm tra tổ chức kỳ thi THPT tại địa phương bảo đảm an toàn, nghiêm túc, hiệu quả.
Còn kiến nghị sửa Luật Giáo dục năm 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018 thì sao, thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Tuyết Nga: Trong việc tổ chức thực hiện Luật Giáo dục 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 2018, cũng đã có một số ý kiến đề xuất chỉnh lý, hoàn chỉnh một số điều. Đặc biệt là các đề nghị tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, tạo hành lang pháp lý, thúc đẩy thực hiện tự chủ và nâng cao trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học.
Tôi đánh giá cao các ý kiến góp ý với tinh thần xây dựng nhằm hoàn thiện thể chế giáo dục. Trong thời gian tới, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục sẽ tiếp tục giám sát thường xuyên việc triển khai thi hành Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, tổng kết, đánh giá đánh giá đầy đủ kết quả, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thực hiện, mới có cơ sở để đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung.
Lê Huyền (thực hiện)

Báo cáo gửi Quốc hội: Lo ngại sức khỏe học sinh khi học trực tuyến
Theo Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội, việc áp dụng đồng thời nhiều hình thức dạy học như trực tuyến, dạy học qua truyền hình,… tạo nhiều áp lực cho giáo viên. Trong khi đó, phụ huynh lo lắng về chất lượng dạy học, sức khỏe của học sinh.
" alt="UB Văn hóa – Giáo dục Quốc hội: Cần giải pháp chiến lược về học online"/>
UB Văn hóa – Giáo dục Quốc hội: Cần giải pháp chiến lược về học online