BMW ưu đãi hấp dẫn đầu Xuân
Tặng gói ưu đãi năm mới cho các dòng xe BMW nhập khẩu
Từ tháng 1/2024,ưuđãihấpdẫnđầuXuâbóng đá italia khách hàng mua các mẫu xe CBU do Thaco Auto phân phối sẽ được tặng gói ưu đãi nhân dịp năm mới. Khách hàng có thể lựa chọn phụ kiện BMW chính hãng, phiếu dịch vụ chăm sóc và làm đẹp xe, gói bảo dưỡng hoặc giảm giá trực tiếp khi mua xe. Riêng với dòng xe BMW X7 mới sẽ được tặng thêm phụ kiện camera hành trình cao cấp.
Ngoài gói ưu đãi trên, khách hàng khi mua các mẫu xe thuộc dòng BMW Luxury Class còn nhận được thêm gói bảo dưỡng định kỳ BSI (BMW Service Inclusive): 5 năm/60.000 km. Các mẫu xe được hưởng ưu đãi bao gồm: BMW 7 Series, BMW 8 Series, BMW X7 và BMW XM.
Gói bảo dưỡng BSI là gói dịch vụ bảo dưỡng chính hãng của BMW toàn cầu với các quyền lợi: Được sửa chữa/bảo dưỡng từ đội ngũ kỹ thuật viên tay nghề cao được đào tạo bởi BMW AG; Được thông báo về tình trạng xe thông qua dữ liệu CBS (Condition Based Service); Được đảm bảo cung cấp đầy đủ phụ tùng chính hãng với mức giá ổn định trong suốt thời gian sử dụng gói bảo dưỡng định kỳ BSI.


Ưu đãi giá lên đến 50% phí trước bạ khi sở hữu xe BMW lắp ráp trong nước
Trong năm 2023, BMW đã giới thiệu line-up các mẫu xe lắp ráp tại Việt Nam bao gồm BMW 3 Series, 5 Series, X3 và BMW X5. Với mức giá bán cạnh tranh cùng chất lượng vượt trội, các mẫu xe CKD được đông đảo khách hàng đón nhận, góp phần lớn vào thành công của BMW với doanh số 1.839 xe, chiếm 85% tổng doanh số bán hàng. Tại thị trường Việt Nam, trong năm 2023 mức tăng trưởng của BMW đạt 98% với doanh số xe gần gấp đôi so với năm 2022.
Các sản phẩm CKD cũng nhận được gói ưu đãi với quyền lợi lựa chọn phụ kiện BMW chính hãng, phiếu dịch vụ chăm sóc và làm đẹp xe, gói bảo dưỡng hoặc giảm giá trực tiếp khi mua xe. Đặc biệt, mẫu BMW X5 hiện đang có mức ưu đãi 160 triệu đồng tương đương 50% phí trước bạ, đây cũng là mức ưu đãi hấp dẫn nhất của BMW dịp đầu năm.

Nhiều ưu đãi dành cho doanh nghiệp
Với chương trình bán hàng dành cho doanh nghiệp năm 2024, khách hàng đăng ký mua xe BMW dưới tên doanh nghiệp trong thời gian từ ngày 1/1/2024 đến ngày 1/6/2024 sẽ nhận được mức giá ưu đãi và nhiều quyền lợi hấp dẫn: Khung giá ưu đãi dành riêng cho doanh nghiệp; Gói bảo hành 5 năm không giới hạn km; Gói dịch vụ cứu hộ BMW Roadside Assistance; Được cung cấp dịch vụ tài chính và bảo hiểm tốt bậc nhất thị trường khi mua xe BMW; Gói ưu đãi đặc biệt cho khách hàng mua xe trong dịp đầu năm.

Ngoài ra, khách hàng khi mua xe BMW sẽ được áp dụng gói bảo hành tiêu chuẩn 5 năm không giới hạn số km. Thời gian bảo hành tăng thêm 2 năm so với trước đây giúp khách hàng an tâm khi sử dụng xe, góp phần khẳng định chất lượng dịch vụ cao cấp của BMW tại Việt Nam.
Cùng với các chương trình ưu đãi hấp dẫn, tới đây BMW còn tổ chức nhiều sự kiện tri ân khách hàng cùng các hoạt động lái thử hấp dẫn để khách hàng có thể trải nghiệm trực tiếp các mẫu xe của BMW. Với hệ thống showroom BMW trải rộng trên toàn quốc, khách hàng có thể dễ dàng mua sắm và bảo dưỡng xe một cách thuận tiện.
Doãn Phong
(责任编辑:Công nghệ)
下一篇:Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Cagliari, 23h00 ngày 12/4: Chủ nhà thắng nhẹ
Dưới đây là học phí các ngành, chuyên ngành thuộc nhóm Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn của một số trường đại học để phụ huynh và thí sinh tham khảo.
Trường ĐH Hà Nội
Năm 2020, Trường ĐH Hà Nội tuyển sinh ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (dạy bằng Tiếng Anh) gồm hệ thường và chất lượng cao với chỉ tiêu tuyển sinh lần lượt là 100 và 50.
Ngoài ra, Trường ĐH Hà Nội còn liên kết với Trường ĐH IMC Krems (Áo) đào tạo ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành với chỉ tiêu tuyển sinh là 69.
Năm ngoái, điểm trúng tuyển vào ngành này của trường là 32,2, trong đó Tiếng Anh nhân đôi.
Năm nay, mức học phí được trường công bố là 480 nghìn đồng/tín chỉ. Đối với hệ chất lượng cao, mức học phí là 1,3 triệu đồng/tín chỉ. Học phí các chương trình liên kết với nước ngoài được xét theo quy định riêng.
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội)
Năm 2020, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn tuyển sinh ngành Quản trị du lịch và lữ hành và ngành Quản trị khách sạn với chỉ tiêu lần lượt là 90 và 75 với các khối A01,D01,D78. Điểm trúng tuyển năm ngoái dao động từ 19,25- 24,25 theo từng tổ hợp xét tuyển.
Năm nay, hai ngành Quản trị du lịch và lữ hành và Quản trị khách sạn có cùng mức học phí 11,7 triệu đồng/năm, tương đương 270 nghìn đồng/tín chỉ.
Trường ĐH Văn hóa Hà Nội
Năm 2020, Trường ĐH Văn hóa Hà Nội tuyển sinh 2 ngành là Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành với 150 chỉ tiêu và ngành Du lịch với 420 chỉ tiêu (gồm các chuyên ngành Văn hóa du lịch với 200 chỉ tiêu; Lữ hành, hướng dẫn du lịch với 110 chỉ tiêu, Hướng dẫn du lịch quốc tế với 110 chỉ tiêu).
Điểm trúng tuyển các ngành này năm 2019 dao động từ 21-26 điểm tùy từng tổ hợp xét tuyển.
Năm nay, mức học phí đối với sinh viên đại học chính quy được trường đưa ra là 247,2 nghìn đồng/tín chỉ.
Trường ĐH Kinh tế quốc dân
Năm 2020, Trường ĐH Kinh tế quốc dân tuyển sinh hai ngành thuộc nhóm Du lịch - Khách sạn gồm Quản trị khách sạn và Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành với chỉ tiêu lần lượt là 60 và 120. Năm ngoái, điểm trúng tuyển vào ngành Quản trị khách sạn là 25,4 và Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là 24,85 điểm.
Năm học 2020-2021, học phí ngành Du lịch - Khách sạn tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân từ 14-19 triệu đồng/năm.
Trường ĐH Thương mại
Năm học 2020-2021, ngành Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của Trường ĐH Thương mại tuyển chỉ tiêu lần lượt là 250 và 150. Năm 2019, điểm trúng tuyển vào ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là 23 điểm và Quản trị khách sạn là 23,2 điểm.
Về mức thu học phí đối với chương trình đại trà trong năm học 2020-2021 là 15,75 triệu đồng/ năm. Học phí của chương trình chất lượng cao được trường quy định là hơn 30 triệu đồng/ năm.
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội
Năm 2020, chỉ tiêu các ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội lần lượt tuyển tuyển 180, 120 sinh viên. Điểm trúng tuyển năm ngoái của ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là 20,02 điểm và Quản trị khách sạn là 20,85 điểm.
Học phí các chương trình đào tạo chính quy năm ngoái của trường là 17,5 triệu đồng/năm. Những năm tiếp theo tăng không quá 10%.
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM)
Năm 2020, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tuyển 105 sinh viên với 3 tổ hợp là C00, D01 và D14. Năm 2019, ngành này của trường lấy điểm chuẩn là 25,5, cao nhất trong các ngành và chuyên ngành đào tạo của trường.
Về mức học phí hệ đại trà, trường quy định học sinh phải đóng 204 nghìn đồng/tín chỉ. Mức học phí này có thể tăng tối đa 10% một năm.
Trường ĐH Văn hóa TP.HCM
Năm 2020, Trường ĐH Văn hóa TP.HCM tuyển sinh ngành Du lịch với 50 chỉ tiêu và ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành với hai chuyên ngành Hướng dẫn du lịch, Quản trị du lịch, tổng 100 chỉ tiêu. Điểm trúng tuyển năm ngoái của hai ngành này lần lượt là 20 và 21,25 điểm.
Trường ĐH Văn hóa TP.HCM thu học phí theo tín chỉ. Học phí một năm đối với các ngành, chuyên ngành đào tạo về du lịch là 11,7 triệu đồng.
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
Năm 2020, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM tuyển sinh 3 ngành là Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành với 120 chỉ tiêu, ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống với 115 chỉ tiêu, ngành Quản trị khách sạn (ngành mới) với 50 chỉ tiêu. Tổ hợp xét tuyển của trường là A00, A01, D01, D10.
Năm ngoái, điểm chuẩn ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là 18 điểm, ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống là 20 điểm.
Học phí của Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM được tính theo tín chỉ với định mức là 564 nghìn đồng/tín chỉ lý thuyết và 735.000/tín chỉ thực hành. Học phí một năm học dao động khoảng từ 18-20 triệu đồng.
Trường ĐH Tài chính – Marketing
Năm 2020, Trường ĐH Tài chính – Marketing tuyển sinh ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành gồm các chuyên ngành Quản trị lữ hành và Quản trị tổ chức sự kiện với 140 chỉ tiêu; ngành Quản trị khách sạn chuyên ngành Quản trị khách sạn với 180 chỉ tiêu; ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống chuyên ngành Quản trị nhà hàng với 180 chỉ tiêu.
Điểm chuẩn vào ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành năm 2019 là 21,67 điểm; ngành Quản trị khách sạn là 22,3 điểm; Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống là 21,2 điểm.
Theo đề án tuyển sinh năm 2020 của Trường ĐH Tài chính – Marketing, học phí chương trình đặc thù các ngành Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là 22 triệu đồng/năm.
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM
Năm 2020, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM đào tạo hai ngành thuộc nhóm Du lịch - Khách sạn là Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, chuyên ngành quản trị lữ hành và Quản trị khách sạn gồm hai chuyên ngành Quản trị khách sạn, Quản trị sự kiện và dịch vụ giải trí. Tổng chỉ tiêu của hai ngành là 300.
Năm ngoái, điểm chuẩn của hai ngành này dao động từ 23,9-24,4 điểm.
Trường thu học phí theo tín chỉ, trung bình một năm khoảng 20,5 triệu đồng đối với chương trình đào tạo đại trà.
Khoa Du lịch (Đại học Huế)
Năm 2020, tổng chỉ tiêu tuyển sinh của Khoa Du lịch năm 2020 là 1.410 chỉ tiêu, trong đó có 690 chỉ tiêu đào tạo theo cơ chế đặc thù của Bộ GD-ĐT với 4 ngành gồm Du lịch, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; và 50 chỉ tiêu tuyển sinh ngành đào tạo mới Quản trị du lịch và khách sạn.
Mức điểm chuẩn của các ngành này dao động từ 15,5-18 điểm. Học phí được trường đưa ra là 385 nghìn đồng/tín chỉ.
Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng)
Năm 2020, Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng) tuyển 181 sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (chuyên ngành Quản trị kinh doanh du lịch, Quản trị sự kiện), 170 em ngành Quản trị khách sạn. Điểm chuẩn hai ngành này năm ngoái là là 22,25 và 23.
Năm học 2020-2021, học phí chuyên ngành Quản trị sự kiện là 16,5 triệu đồng, còn lại 19,5 triệu đồng.
Trường ĐH Cần Thơ
Năm 2020, Trường ĐH Cần Thơ tuyển sinh ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành khối A00, A01, D01, C02 với 160 chỉ tiêu. Điểm chuẩn vào ngành này năm ngoái là 21 điểm.
Năm học 2020-2021, mức học phí được trường quy định là 11,7 triệu đồng/ tháng.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng
Ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị Nhà hàng - Khách sạn năm 2020 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng tuyển 80 sinh viên chương trình tiêu chuẩn, 140 chương trình chất lượng cao và 40 cho chương trình học bằng Tiếng Anh. Điểm chuẩn năm ngoái của ngành này dao động từ 24-32,5 điểm.
Ngoài ra, ngành Việt Nam học gồm hai chuyên ngành Du lịch và Lữ hành, Du lịch và Quản lý du lịch cũng tuyển 190 chỉ tiêu. Riêng chuyên ngành Du lịch và Quản lý du lịch tuyển thêm 140 sinh viên hệ chất lượng cao, 20 em học chương trình bằng Tiếng Anh. Năm ngoái, điểm trúng tuyển ngành Việt Nam học dao động từ 25,25-31 điểm.
Học phí năm 2020-2021 đối với chương trình tiêu chuẩn trung bình 18,5 triệu đồng, chất lượng cao 16,5 triệu đồng, học bằng Tiếng Anh 26,4 triệu đồng.
Thúy Nga
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH, CĐ
Bộ GD-ĐT đã công bố mẫu Phiếu đăng ký dự thi (ĐKDT) tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào ĐH, CĐ năm 2020. Dưới đây là hướng dẫn của Bộ về cách ghi phiếu.
" alt="Học phí nhóm ngành Du lịch, Nhà hàng, Khách sạn" />- Bà tiễn đứa con trai vừa tròn 18 tuổi lên Lạng Sơn vào tháng 5/1978. Ba tháng sau thì bà nhận được tin anh hy sinh. Đó là ngày 25/8/1978.
Buổi sáng một ngày giữa tháng Hai. Trong căn nhà nằm sâu trong con ngõ giáp ngoại thành, bà Khương Thị Chu ngồi một mình, lặng lẽ nhìn ra khoảnh sân nhỏ có chiếc cổng sắt đã cũ vì thời gian.
Bà Chu năm nay 85 tuổi, là thân sinh của liệt sĩ Lê Đình Chinh, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, chiến sĩ đầu tiên ngã xuống ở mặt trận biên giới phía Bắc, khi vừa tròn 18 tuổi.
Kéo chiếc khăn tối màu che mái tóc bạc trắng, bà Chu nói rằng, trí nhớ của bà nay đã kém, chẳng nhớ được nhiều chuyện xưa. Thế nhưng, câu chuyện của bà về người con cả hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới thì vẫn rất rành rõ.
Nó như hằn rất sâu trong ký ức của người mẹ già.
Cụ bà Khương Thị Chu, năm nay 85 tuổi, thân sinh liệt sĩ Lê Đình Chinh trong căn nhà nhỏ của mình. Ảnh: Lê Văn. Bà Chu vốn quê gốc ở huyện Thạch Thất, Hà Tây (nay là Hà Nội). Năm 1955, bà gặp ông Lê Đình Tùng khi ông tập kết ra bắc ở Nông trường Ba Vì rồi nên duyên vợ chồng. Năm 1960, bà sinh anh Chinh. Hai năm sau, ông bà có thêm một cô con gái, đặt tên là Phụng.
Vài năm sau, ông bà xin chuyển về công tác tại Nông trường Sông Âm, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa - quê hương ông Tùng. Tại đây, bà Chu sinh thêm 4 người con trai. Ông bà đặt tên cho các con lần lượt là Chiến - Lợi - Lai - Thái.
Bà Chu kể, ngày ấy, ngày ấy, trường học của xã cách nhà bà tới 3 cây số, phải vượt qua 2 con dốc cao mới tới nơi. Thế mà ngày nào đám trẻ nhà bà cũng cuốc bộ đi học.
Thế nhưng buổi sáng đi học, buổi chiều về ăn cơm xong là mỗi đứa mỗi việc. Đứa đi lấy củi, đứa đi tìm rau cho lợn, đứa thì chăm em. "Thằng Chinh là con cả nên nó cũng là đứa vất vả nhất" - bà Chu nói. "Thằng Thái (con út của bà) hồi đó đều do thằng một tay Chinh đút cơm cho mà lớn".
Cuối năm 1975, khi vừa tròn 15 tuổi, vẫn đang là học sinh lớp 7, Lê Đình Chinh quyết định viết đơn xin nhập ngũ. Bà Chu kể, Chinh lén giấu ba mẹ nộp đơn, đến khi được nhận đơn rồi mới về xin phép với ông bà. Cuối năm đó, Lê Đình Chinh khoác lên người bộ quân phục, lên đường nhập ngũ.
Lần cuối bà Chu gặp lại người con cả là lần anh Chinh bị thương ở chân được đưa từ chiến trường Đăk Lăk về điều trị ở Xuân Mai. Trước khi anh Chinh được điều động lên Lạng Sơn nhận nhiệm vụ mới, anh được nghỉ phép một tuần.Chân dung liệt sĩ Lê Đình Chinh - chiến sĩ đầu tiên ngã xuống trên mặt trận biên giới phía Bắc. Bà tiễn đứa con trai vừa tròn 18 tuổi lên Lạng Sơn vào tháng 5/1978. Ba tháng sau thì bà nhận được tin anh hy sinh. Đó là ngày 25/8/1978.
Câu chuyện về sự hy sinh của anh Chinh ngày hôm ấy, bà Chu chỉ được nghe đồng đội anh kể lại, nhưng lần nào nhắc đến cũng khiến lòng bà quặn thắt.
Bà kể, khi ấy Trung Quốc đột ngột đóng cửa biên giới khiến người Hoa đang kéo về nước bị dồn lại ùn ứ nơi cửa khẩu. Họ dựng lán trại, ăn uống sinh hoạt ngay ở sát cửa khẩu. Anh Chinh nằm trong lực lượng tăng cường bảo đảm an toàn cho đoàn cán bộ tới vận động, giải tỏa những người Hoa này.
Hôm ấy, anh Chinh vừa kết thúc ca trực của mình, còn đang dở bữa cơm trưa nhưng khi nghe thấy báo động trên đồi Pù Tèo Hào nơi đoàn cán bộ đang bị một toán người Trung Quốc hành hung, anh đã cùng đồng đội xông lên giải cứu.
Tại đây, sau khi cứu được một cán bộ phụ nữ, anh Chinh nghe thấy tiếng kêu cứu của đồng đội Lê Xuân Tước nên quay lại cứu anh Tước khỏi vòng vây.
Thế nhưng khi truy kích tên địch, anh đã bị kẻ địch phục kích trong lán trại của người Hoa dùng gậy vụt vào ống chân khiến anh ngã sấp xuống. Chỉ chờ có thế, một toán lính biên phòng Trung Quốc từ biên kia biên giới lao sang, dùng dao quắm chém liên tiếp vào đầu, vào cổ anh.
Anh đã nằm xuống bởi sự tàn bạo của quân thù, khi trong tay không một tấc sắt.
Đồng đội anh kể lại với bà, cái chết của anh Chinh đã buộc người Trung Quốc phải mở cửa khẩu cho người Hoa chạy về nước. Tối hôm đó, đã không còn một bóng người Hoa nào ở biên giới Việt Nam.
Kể tới đây, bà cụ Chu ngậm ngùi nhìn lên bức ảnh chân dung anh Chinh treo trên bức tường phía trên ghế ngồi. Bà bảo, anh Chinh hy sinh vì Tổ quốc, bà không tiếc. Bà chỉ tiếc anh còn trẻ quá. "Giá nó có vợ có con rồi thì còn đỡ tủi, đằng này, nó còn trắng trơn như thế".
Rồi người mẹ già nhẩm tính, như tự nói với mình: "Nếu như nó còn sống thì đến nay nó cũng đã 57-58, sắp tới tuổi nghỉ hưu, sắp được nghỉ ngơi rồi".
Anh Chinh mất được vài năm thì ông Tùng, chồng bà cũng đổ bệnh rồi qua đời. Hai người đàn ông trụ cột trong gia đình lần lượt bỏ bà ra đi, bà Chu một mìnhh tần tảo chăm lo cho 5 đứa con còn lại.
Bà bảo, bà đi làm công nhân từ trẻ. Chữ bà được học khi ở nông trường nên văn hóa bà chưa học hết lớp 3. Thế nhưng, bà luôn cố gắng để các con được ăn học thành người. Những người trong Nông trường Sông Âm hồi ấy, ai cũng khen 5 đứa con nhà bà ngoan ngoãn, chịu thương, chịu khó.
Nối bước anh Chinh, 5 người em thì có 4 người lần lượt vào quân ngũ. Dù sau này, các anh chị đều ra quân và làm việc ở ngành nghề khác nhưng những năm tháng trong quân ngũ và tấm gương người anh cả cho tới nay vẫn là vốn liếng trong công việc, xử thế cũng như dạy dỗ con cái của mình.
Bà Chu kể, anh em chồng bà ở quê đều đã mất cả, thế nhưng, năm nào, mỗi dịp Tết 4 đứa con trai của bà mang lễ về quê thắp hương rồi mới ra mộ thắp hương cho anh Chinh.
Mười một đứa cháu của bà, đứa lên nhất mới 30 tuổi, chẳng đứa nào biết mặt bác Chinh nhưng đứa nào cũng được bà kể cho nghe câu chuyện hy sinh anh dũng của bác.
Bức ảnh chân dung anh Chinh kèm theo bài thơ về anh do ngôi trường mang tên anh tại TP. HCM được bà Chu treo trang trọng trong căn phòng của mình. Ngày 6/1/2013, sau nhiều năm bà Chu đề đạt nguyện vọng, cuối cùng hài cốt anh Chinh mới được đưa về quê nhà, an táng tại nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng (Thanh Hóa). Đó là tâm nguyện lúc cuối đời của bà Chu.
Bà cụ Chu bảo, hồi anh mới hy sinh, bà có lên thăm mộ anh. Anh Chinh được an táng ngay ở gần đồi Pù Tèo Hào, nơi anh ngã xuống. Đồng đội anh nói với bà: "Bác ạ, chúng cháu đã xác định chiến tranh là phải có hy sinh nên đã đào sẵn 10 cái hố. Không ngờ anh Chinh lại là người đầu tiên".
Bà nói, sau này, chỗ anh Chinh nằm là nơi Trung Quốc bắn pháo dữ dội. Bà đã lo mộ anh không giữ được. "Tôi nói với các anh trên ấy, tôi biết chiến tranh thì mất mát, hy sinh là chuyện không tránh được, các anh cứ nói cho tôi biết mộ thằng Chinh có còn không" - bà Chu kể lại. "Sau này, tôi mới biết các anh ấy đã đưa mộ Chinh về nghĩa trang huyện Cao Lộc".
Thế rồi 35 năm kể từ khi anh dũng hy sinh, anh Chinh cũng trở về quê nhà. Hồi đó, khi đón đứa con cả của mình tại quê nhà, bà Chu đã khóc rất nhiều.
Giờ đây người mẹ già không còn khóc nữa. Bà bảo bà yếu lắm rồi. Nhưng mỗi dịp như thế này, bà lại không nguôi nhớ về người đứa con đã mất của mình. Bà lại thấy đau.
Bà Chu cười cười chìa tay cho tôi nắm khi tôi dắt xe ra tới cổng để ra về. Bà nói, khi nào về Thanh Hóa thì ghé nhà bà chơi cho bà vui. Rồi bà lặng lẽ quay trở vào căn nhà trong con ngõ nhỏ giáp ngoại thành.
Người mẹ già sẽ lại ngồi một mình với nỗi nhớ khắc khoải về người con đã anh dũng nằm xuống ở tuổi 18 của mình mà một kẻ xa lạ là tôi vừa mới khơi lại. Có lẽ lúc ấy, bà sẽ lại khóc. Tôi bỗng dưng thấy mình có lỗi.
Những chiếc lá vàng lao xao dưới chân tường đầy nắng.
Lê Văn
" alt="Chiến tranh biên giới 1979: Gặp lại người mẹ của liệt sĩ Lê Đình Chinh" />Hưng (ngoài cùng bên trái) và những người bạn đồng hành cuối chặng đường " alt="Đạp xe 1.800 km học khởi nghiệp" />
Siêu mẫu Thanh Hằng mới tham dự một sự kiện thời trang tại TP.HCM. Cô diện nguyên set đồ hiệu Dior khoe dáng sành điệu trên phố tại khu vực trung tâm. Dáng váy ngắn trên gối được chân dài kết hợp với boots cao cổ, túi xách hình hộp tôn lên phong cách cá tính, thời thượng.
Đầm dáng suông in họa tiết là thiết kế trong BST Cruise 2022 của nhà mốt Dior ra tháng 6/2021 tại Pháp từng được Jisoo nhóm Blackpink mặc khi tham dự tuần lễ thời trang Paris tháng 9/2021. Thanh Hằng chọn tông trang điểm trong suốt để mang đến nét trẻ trung, tươi tắn. Kiểu tóc búi cao để lộ gương mặt xinh đẹp, làn da căng mịn không tì vết tôn lên nét cao quý. Phụ kiện vòng cổ, vòng tay kim loại được kết hợp đồng điệu giúp trang phục thêm phần sang chảnh, nâng tầm cá tính lẫn thần thái lôi cuốn. Sau khi ra mắt tiểu thuyết Mẹ Chồng, Thanh Hằng lại tất bật chuẩn bị cho dự án phim Quỳnh Hoa Nhất Dạ sẽ được bấm máy vào tháng 2/2022 sắp tới. Hoa hậu Phương Khánh, NTK Lý Quí Khánh và Thanh Hằng hội ngộ trong sự kiện. Phương Khánh cũng chọn túi Micro bag Dior làm phụ kiện cho set đồ khá nhẹ nhàng khi dự sự kiện. Thanh Hằng, Phương Khánh tham gia khá nhiều sự kiện giải trí trong thời gian gần đây và được yêu thích bởi gu thời trang tinh tế. Đ.N
Thanh Hằng, Võ Hoàng Yến diễn thời trang cùng mẫu nhí
Pink Show - sàn diễn thời trang dành cho thiếu nhi sẽ trở lại vào trung tuần tháng 1/2022 với chủ đề Pink Ocean. Nhiều gương mặt hàng đầu giới thời trang sẽ trình diễn trong chương trình.
" alt="Thanh Hằng, Phương Khánh trẻ trung, sành điệu 'dát' toàn hàng hiệu" />Theo truyền thống ở Trung Quốc, chú rể sẽ đến tận nhà gái rước cô dâu, rồi đưa về nhà trai làm hôn lễ. Các phù dâu bên nhà gái có quyền đặt ra thử thách nho nhỏ đối với chú rể vào thời điểm đó.
Tuấn Anh
" alt="Chú rể choáng vì bị kiểm tra tiếng Anh trước khi đón dâu" />
Paul Archer (trái), Johno Ellison (giữa) và Leigh Purnell (phải) chụp tại Covent Gardeb – một điểm đến ở cuối hành trình dài 15 tháng" alt="3 sinh viên đi vòng quanh thế giới bằng taxi" />
- ·Nhận định, soi kèo Sivasspor vs Fenerbahce, 22h59 ngày 13/4: Chiến thắng chật vật
- ·Google đánh sập mạng lưới đào tiền ảo của tin tặc
- ·Xử lý nghiêm trường mầm non có cô giáo nói học sinh 'người hay thú'
- ·iPhone 15 Pro Max tăng hiệu năng 'kinh ngạc' sau khi nâng cấp lên iOS 18
- ·Nhận định, soi kèo Grobinas vs Rigas Futbola Skola, 22h00 ngày 15/4: Cửa trên ‘tạch’
- ·Đấu giá biển số sáng ngày 31/10: Biển lộc phát đấu lại, giá giảm mạnh
- ·Giám đốc thư viện sách nói dành cho người mù Nguyễn Hướng Dương qua đời
- ·Đường cong nóng siêu cấp của diễn viên phim 18+ đang nổi
- ·Nhận định, soi kèo Domzale vs Radomlje, 22h30 ngày 14/4: Khách ‘tạch’
- ·Trường học kiêm bãi trông xe: mất nhiều, được ít
Cán bộ công an hướng dẫn công dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử Với nỗ lực tiên phong đi đầu trong thực hiện Đề án 06, Công an tỉnh Quảng Nam đã có nhiều biện pháp, cách làm sáng tạo và thiết thực nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận việc chuyển đổi số.
Điển hình, trong đợt cao điểm hoàn thành chỉ tiêu cấp CCCD và kích hoạt tài khoản định danh điện tử vào tháng 5/2023, công an Quảng Nam đã tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức phát động phong trào thi đua “Toàn dân thi đua tham gia tạo lập, kích hoạt VNeID”.
Công an Quảng Nam đến tận trường học hướng dẫn cài đặt định danh điện tử, thực hành dịch vụ công trực tuyến Công an các huyện Thăng Bình, Núi Thành, TP. Tam Kỳ phối hợp với ngành giáo dục, các trường THPT chọn học sinh cùng nơi thường trú với số công dân cần kích hoạt tài khoản để hướng dẫn, hỗ trợ cài đặt và kích hoạt tài khoản cho công dân ở nơi cư trú và chọn ngày chủ nhật hàng tuần trở thành “Ngày tạo lập, kích hoạt tài khoản định danh điện tử”.
Trong khi đó, công an huyện Tây Giang phối hợp với các trường THPT trên địa bàn tổ chức tuyên truyền và đưa vào giảng dạy, thực hành ngoại khoá các nội dung về: cài đặt, kích hoạt, sử dụng định danh điện tử, dịch vụ công trực tuyến; để học sinh trở thành các “hạt nhân” tuyên truyền, nhân rộng Đề án 06 đến người thân, gia đình, hàng xóm… Đồng thời, đơn vị huy động các doanh nghiệp viễn thông cấp sim di động miễn phí cho bà con có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa...
Hiệu quả tích cực
Với việc tích cực thực hiện chuyển đổi số, lực lượng công an Quảng Nam đã cung cấp nhiều tiện ích cho người dân và doanh nghiệp; giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại; công khai, minh bạch… Bên cạnh đó, công tác làm sạch dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện đảm bảo yêu cầu, tiến độ theo chỉ đạo của Bộ Công an.
Hiện, Quảng Nam đã hoàn thành 2 nhiệm vụ: cấp CCCD cho 100% công dân đủ điều kiện cấp trên địa bàn; và vượt chỉ tiêu được giao về tạo lập, kích hoạt tài khoản định danh điện tử. Công an tỉnh cũng thường xuyên duy trì, đảm bảo dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống”.
Việc ứng dụng được dữ liệu dân cư, định danh, xác thực điện tử, CCCD trong quá trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến và nhiều tiện ích khác liên quan đem lại nhiều lợi cho người dân, doanh nghiệp; phục vụ tốt cho việc kết nối chia sẻ làm giàu cơ sở dữ liệu dữ liệu dùng chung với các cơ quan, đơn vị, địa phương trên toàn tỉnh; giúp khai thác, sử dụng hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư…
Đến nay, công an Quảng Nam đã hoàn thành 25/25 dịch vụ công thiết yếu của đề án, trong đó có 2 nhóm thủ tục hành chính liên thông; đã phát sinh hồ sơ đối với 8/28 dịch vụ công thiết yếu.
Tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến trên cổng dịch vụ công ngày càng được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt, 11/25 và 1/28 dịch vụ công thiết yếu của lực lượng công an chủ trì, nhiều thủ tục có tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận trực tuyến đạt 100%.
Công an tỉnh cũng chủ trì tham mưu thực hiện hiệu quả ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, CCCD, định danh và xác thực điện tử phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Đến nay, 100% cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đã triển khai sử dụng CCCD gắn chíp, ứng dụng VNeID thay thế bảo hiểm y tế. Qua đó, nâng cao chất lượng, tăng tính chính xác dữ liệu của người tham gia BHYT khi khám, chữa bệnh.
Quảng Nam đã hoàn thành 2 nhiệm vụ: cấp CCCD cho 100% công dân đủ điều kiện và vượt chỉ tiêu về tạo lập, kích hoạt tài khoản định danh điện tử Bên cạnh đó, công an tỉnh tổ chức triển khai phần mềm quản lý lưu trú ASM tại các cơ sở kinh doanh lưu trú, bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh; triển khai thiết bị và phần mềm xác thực thông tin công dân tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự; triển khai chi trả trợ cấp qua tài khoản trong lĩnh vực an sinh xã hội, người hưởng lương hưu…; áp dụng việc thanh toán không dùng tiền mặt trong giáo dục, y tế, và nhiều lĩnh vực khác hiệu quả.
Đặc biệt, công an tỉnh đã triển khai tố giác tội phạm qua ứng dụng VNeID. Phối hợp với Cảng hàng không Chu Lai triển khai thực hiện sử dụng định danh điện tử mức 2 phục vụ người dân đi tàu bay từ ngày 1/6/2023.
Đơn vị này còn phối hợp, hướng dẫn các ngân hàng phát triển các tính năng khai thác thông tin khách hàng thông qua mã QR trên CCCD hoặc tài khoản VNeID mức 2.
Công an tỉnh phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông triển khai ứng dụng Smart Quảng Nam. Hiện, ứng dụng này cơ bản hoàn thiện các chức năng tiện ích cung cấp thông tin, dịch vụ công, các dịch vụ thiết yếu cho công dân, tra cứu hồ sơ kết quả giải quyết thủ tục hành chính và đang tổ chức chức triển khai “mô hình 24 chuẩn hóa xác thực tập trung (SSO)” để dùng tài khoản VNeID đăng nhập vào ứng dụng này và nhiều nền tảng ứng dụng, trang web của tỉnh.
Ngoài ra, công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các tổ chức, hội, đoàn thể, sở, ban, ngành; đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng công an cấp xã triển khai, thu thập, cập nhật, làm giàu dữ liệu theo chỉ đạo của Tổ Công tác Đề án 06 Chính phủ.
Nguyễn Nam
" alt="Công an Quảng Nam tích cực, sáng tạo trong chuyển đổi số" />Nghệ sĩ Minh Cảnh tại Chùa Nghệ Sĩ (nguồn: YouTube Lý Thành Lập)
Qua clip có thể thấy, ở tuổi U90 sức khỏe của nghệ sĩ Minh Cảnh cũng bị ảnh hưởng. Việc đi lại, di chuyển của nghệ sĩ Minh Cảnh khá vất vả. Ông chỉ đi tầm vài bước là mệt và phải ngồi nghỉ. Điều đầu tiên, nghệ sĩ Minh Cảnh làm khi bước vào Chùa Nghệ sĩ là thăp nén nhang cho NSND Phùng Há - tổ nghề cải lương và cũng là người lập ra Chùa Nghệ Sĩ.
Nghệ sĩ Minh Cảnh đi lại rất khó khăn (Nguồn: YouTube Lý Thành Lập)
Tới mộ của người vợ đã khuất là nghệ sĩ Kiều My, nghệ sĩ Minh Cảnh xúc động, nghẹn ngào nói:
"Trời ơi, ai có thể ngờ được, thấm thoắt đã trên 80 năm rồi. Nhìn lại di ảnh em trên mộ, anh xúc động vô cùng. Mong linh hồn em chứng giám cho các con bình an vô sự, gặp được điều lành. Cầu cho cả gia đình và hàng xóm của mình ở Lê Lai được bình an.
Còn anh đi đến đây cũng là đoạn cuối cuộc đời rồi. Anh cũng chẳng biết ngày nào sẽ trở về với hư vô cát bụi. Anh giờ đây không hề tiếc nuối, ham muốn điều gì nữa, chỉ mong sao được về Tây phương, được về bên gia đình".
Nghệ sĩ Minh Cảnh ngồi trước mộ vợ (Nguồn: YouTube Lý Thành Lập)
Tiếp đó, nghệ sĩ Minh Cảnh căn dặn mọi người trong ekip và tỏ lòng biết ơn tới các nghệ sĩ thế hệ trước đang an nghỉ ở Chùa Nghệ Sĩ: "Ở nghĩa trang này, các em đi dù một bước cũng là nơi yên nghỉ của các nghệ sĩ, những người thân thích, đã từng nuôi dưỡng chúng tôi. Dù còn hơi thở cuối cùng, tôi cũng xin nguyện tạ ơn các vị tiền bối đã nuôi dướng anh chị em nghệ sĩ chúng tôi được như ngày hôm nay. Tôi cầu chúc cho các vị tiền bối được an lành trên trời xanh.
Anh em nghệ sĩ ngày nay đều từ một gốc, phải giữ gìn nghệ thuật cải lương để mãi mãi được lưu truyền".
(Theo Phụ nữ Thủ đô)
'Đệ nhất danh ca' Minh Cảnh U90 khỏe mạnh, sống cùng mẹ con trò cũMinh Cảnh - được xưng tụng "Đệ nhất danh ca vọng cổ" - rưng rưng xúc động khi được hát trên quê hương, muốn ở lại Việt Nam vô thời hạn." alt="NS Minh Cảnh trước mộ vợ: 'Anh giờ đây không hề tiếc nuối, ham muốn điều gì nữa'" />
- Cô Trần Thị Minh Châu, giáo viên Trường THPT Long Thới (huyện Nhà Bè)- giáo viên bị phản ánh không nói gì trong ba tháng nhận mức kỷ luật cảnh cáo, không được đứng lớp giảng dạy. Hôm nay kỷ luật cô giáo 'không nói gì'" alt="Cô giáo không nói gì bị kỷ luật cảnh cáo" />
- Nếu như thú chơi chó Ngao (Tây Tạng), Alaskan Malamute (giống chó Bắc cực nỗi tiếng) hay những chú mèo quý tộc như mèo Ba Tư mặt tịt, mèo Xiêm mắt xanh, mèo Anh chân ngắn dành cho những công tử, tiểu thư thì gần đây, thú chơi gà cảnh với số tiền ít hơn ngày càng được nhiều bạn trẻ chọn làm vật cưng trong nhà.
" alt="Gà cảnh, thú chơi tao nhã của giới trẻ Sài thành" />Long và chú gà chuối Tân Châu trị giá 3 triệu đồng. Ảnh:Tiến Đạt
- ·Kèo vàng bóng đá Arsenal vs Brentford, 23h30 ngày 12/4: Khó cho Pháo thủ
- ·Siết chặt liên kết đại học, sửa bất cập đào tạo văn bằng 2
- ·Việt Nam đã có xe chữa cháy bán tải cỡ nhỏ
- ·Khánh Hòa 100% thiết bị đầu cuối được cài đặt giải pháp bảo vệ
- ·Siêu máy tính dự đoán Bournemouth vs Fulham, 02h00 ngày 15/4
- ·NSND Nguyễn Hải, Trung Ruồi chấm thi người mẫu
- ·Giáo sư 36 tuổi 'trẻ nhất Việt Nam'
- ·Bị nữ sinh kiện vì phân biệt giới tính trong thể thao, nhà trường 'trả đũa'
- ·Nhận định, soi kèo Juventus vs Lecce, 1h45 ngày 13/4: Bừng tỉnh sau cơn mê
- ·Sở Giáo dục yêu cầu làm rõ việc học sinh 7 tuổi nghi bị xâm hại tình dục