Thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) trở nên nhộn nhịp khi đón chào một sự kiện: kỷ niệm 100 năm ra đời bản 'Dạ cổ hoài lang'. Đây là tác phẩm nghệ thuật mang đậm nét văn hóa đặc trưng của vùng đất phương Nam.Chuyện tình vợ chồng nhạc sĩ
Tác giả của bản nhạc bất hủ này là ông Cao Văn Lầu. Ông sinh năm 1892 tại Long An và mất năm 1975. Năm lên 4 tuổi, ông cùng cha mẹ phải xuôi về phương Nam tìm kế mưu sinh. Cha mẹ ông làm việc cật lực nhưng cuối cùng vẫn trắng tay phải dọn về ở trong một căn chòi lá nay thuộc Phường 2, TP Bạc Liêu để cùng các con chạy ăn từng bữa.
 |
Nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Ảnh: Tư liệu |
Năm lên 8, ông được gửi vào chùa để theo học chữ nho với các nhà sư. Đến năm 1903, ông được cha cho theo học quốc ngữ. Ông học đến lớp Nhì (lớp 4 ngày nay) thì thôi học vì gia cảnh ngày càng bi đát. Ông phải đứng ra gánh vác làm lụng nuôi cha và cả gia đình.
Năm lên 16 tuổi, gần nơi ông cư ngụ có một người đàn ông khuyết tật, vừa mù vừa đi khập khiễng nhưng có ngón đàn rất hay. Người này từng dạy nhiều học trò nên được gọi là thầy đàn Lê Tài Khí (còn gọi Hai Khị hay Nhạc Khị). Do quá mê ngón đàn của ông Hai Khị nên ông đã nhờ cha dẫn đến xin học. Có lẽ do khả năng thiên bẩm, chỉ trong một thời gian ngắn ông sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ như đàn tranh, cò, kìm, trống lễ; và trở thành một nhạc sĩ nòng cốt trong ban cổ nhạc của thầy. Đến khi soạn giả Mộng Vân lập gánh hát ông được mời về làm nhạc trưởng.
Chơi nhạc giúp ông thỏa niềm đam mê và cũng có điều kiện giúp đỡ gia đình. Mặc dù đã 20 tuổi nhưng ông chưa hề nghĩ đến việc lập gia đình mãi cho đến khi cha mẹ thúc ép bắt ông phải thành hôn với một cô gái vùng biển Bạc Liêu tên Trần Thị Tấn. Ăn ở với nhau được 3 năm thì mẹ ông bắt phải đem vợ trả về cho cha mẹ bởi 'tam niên vô tử bất thành thê' (3 năm không con không thành vợ) - một quan niệm của người xưa.
Còn gì buồn hơn? Ông chần chừ mãi cho đến khi bà Tấn nói với ông: 'Má không cho mình làm vợ chồng thì em về với ba má em. Anh kiếm vợ khác để có con cho má vui'.
Rồi một buổi chiều nọ, ông nắm tay dìu bà đi hết bờ ruộng này đến bờ ruộng khác. Rồi đến con đường - đến lúc phải chia tay - ông vẫn không nỡ rời bà. Mãi cho đến khi trời sụp tối, ông bà mới lìa tay nhau. Cuộc chia ly đẫm nước mắt khắc sâu vào lòng cả ông và bà...
Sau ngày chia tay buồn thảm ấy, cứ mỗi buổi chiều ông mang đàn ra bờ ruộng khảy những khúc nhạc thật bi ai. Tiếng nhạc là tiếng lòng của ông, nỗi yêu thương vô bờ người con gái mà ông không thể quên được.
Tiếng đàn réo rắt thêm ca từ đầy thương cảm. Ông đứng trong tâm trạng của vợ nói lên nỗi nhớ chồng như ông da diết nhớ vợ, và tạo nên bản hoài lang (nhớ chồng). Mà không chỉ hoài lang - một tình cờ đến với ông - trong lúc chơi nhạc, văng vẳng từ xa tiếng trống canh, những tiếng gõ khô khốc phản ảnh đúng tâm trạng ông để rồi ông hoàn thiện bài hát với tên Dạ cổ hoài lang (Dạ là đêm, cổ là trống. Nghe tiếng trống đêm nhớ chồng).
Thật không ngờ bản nhạc về nỗi đau chia ly của ông lại khởi đầu cho sự viên mãn cả sự nghiệp lẫn gia đình.
Mặc dù chia tay, nhưng hễ có dịp chơi đàn ở đám tiệc là ông trở về thăm vợ, có bao nhiêu tiền ông đưa cho bà hết.
Một người quen nhìn thấy cảnh gặp gỡ giấu giếm của ông bà thấy khổ quá, nên nói Cao Văn Lầu dẫn vợ về chỗ của bà cho tiện qua lại. Bất ngờ vài tháng sau, bà Tấn có thai. Ông Lầu liền qua rước bà về nhà, sau đó ông bà có với nhau 7 người con (5 trai, 2 gái).
Trên báo Thể thao và Văn hóa, ông Cao Văn Hoai - con trai nhạc sĩ Cao Văn Lầu từng kể: 'Cả đời bố tôi gắn với cây đờn, rong ruổi miết theo những cuộc chơi tài tử. Bất kể hội hè đình đám, giỗ quải, tang ma… ở đâu cũng đều rước ổng tới chơi. Ông ít khi ở nhà, cứ vác đờn dẫn anh em đi suốt có khi mấy ngày mấy đêm mới về. Tiếng tăm vang xa, nhiều người đến xin học. Mấy người nhà giàu đến tận nhà rước về dạy đờn hoài. Công tử Bạc Liêu, cậu Ba Trần Trinh Huy cũng là học trò của ổng. Mỗi lần cậu Ba mở tiệc hay rước hoa hậu, người đẹp từ Sài Gòn về chơi là đều mở cuộc đờn ca và cho xe rước ổng đến nhà chơi thâu đêm suốt sáng…'.
Một trăm năm vẫn tỏa sáng
Rằm tháng 8 (AL) năm 1919, ông Cao Văn Lầu đã chính thức công bố bản Dạ cổ hoài lang. Tính đến nay bài hát đã tồn tại chẵn 100 năm. Bài này được trình diễn trên sân khấu lần đầu bởi gánh hát Thầy Năm Tú ở Mỹ Tho. Rồi sau đó được sử dụng rộng rãi, nhất là trong tuồng cải lương.
 |
Một trích đoạn Dạ cổ hoài lang. |
Trải qua 100 năm, Dạ cổ hoài lang vẫn còn làm cho bao con tim xao xuyến. Cả những người tha hương khi nghe bản nhạc này trên đất khách cũng không thể cầm lòng.
Trong buổi tọa đàm với các nhà báo diễn ra vào chiều ngày 19/11, bà Cao Xuân Thu Vân, Giám đốc Sở Văn hóa thông tin Thể thao và Du lịch Bạc Liêu cho biết, trải qua 100 năm, Dạ cổ hoài lang vẫn sống trong lòng cuộc đời. Bản nhạc vượt qua bao thăng trầm của cuộc sống, nhiều biến cố lịch sử.
Giá trị độc đáo của bản Dạ cổ hoài lang là bản nhạc tạo nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ nghệ sĩ vun đắp để bản Dạ cổ hoài lang đã dần lột xác từ nhịp đôi tăng dần đến nay là nhịp 64. Cho đến khi các danh ca, danh cầm xác định điểm thăng hoa của bài vọng cổ là nhịp 32, một điểm đến vừa đủ để bản vọng cổ tỏa sáng và phát huy hết công suất vừa đủ để các tác giả cổ nhạc gửi gắm lòng mình vào 6 câu vọng cổ.
 |
Mộ phần ông bà Cao Văn Lầu trong khu tưởng niệm. |
Bà Lâm Thị Sang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu bày tỏ: 'Nhận thức rõ vai trò, giá trị của bản Dạ cổ hoài lang đối với đời sống xã hội, những năm qua, tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành nhiều hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc như sưu tầm các bài gốc của bản Dạ cổ hoài lang. Đồng thời tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo, các cuộc thi.... để truyền lửa cho các thế hệ trẻ và người mộ điệu qua đó tôn vinh, quảng bá bản Dạ cổ hoài lang đến du khách trong nước và quốc tế'.

Độ giàu có và thú chơi ngông của 3 công tử khét tiếng trời Nam
Tự lái máy bay đi thăm đồng ruộng, chi nửa kg vàng chỉ để mời người đẹp một ly rượu, thuê hẳn phòng đặc biệt ở Paris để ăn chơi vô độ là những câu chuyện gắn với vị công tử ăn chơi khét tiếng trời Nam.
" alt="Dạ cổ hoài lang, bài hát 100 năm vẫn trong lòng người"/>
Dạ cổ hoài lang, bài hát 100 năm vẫn trong lòng người

Á hậu Đại dương Đặng Thanh Ngân, Hoa hậu Trái đất Nguyễn Phương Khánh, Bà bầu Tuyết Nhung (Phó BTC chương trình), Hoa khôi Hải Yến, Hoa hậu Sang Lê tại sự kiện.Góp mặt trong sự kiện là những người nổi tiếng trong showbiz Việt như Hoa hậu Trái đất 2018 Phương Khánh, Hoa hậu được yêu thích nhất HHHV Sang Lê, Hoa hậu Châu Á Kim Nguyên, Á hậu Đại dương Đặng Thanh Ngân, Hoa khôi Hải Yến, người mẫu Thúy Hằng, NTK Lâm Lâm, NTK Nhật Dũng, đạo diễn Tạ Nguyên Phúc, đạo diễn Lê Việt…
 |
Hoa hậu Sang Lê. |
Trải qua 5 kỳ tổ chức, Lễ hội dừa tỉnh Bến Tre đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, doanh nghiệp, quy mô, hình thức ngày càng được mở rộng, đa dạng phong phú và hướng về cộng đồng, lấy người dân làm chủ thể.
Lễ hội năm nay là dịp để Bến Tre tiếp tục quảng bá, giao lưu kết nối với những tỉnh trồng dừa trong cả nước và quốc tế; là cơ hội để trao đổi kinh nghiệm về trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm dừa giữa các nông dân, doanh nghiệp trong nước và quốc tế; thúc đẩy liên kết từng bước nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm dừa Bến Tre nói riêng và cả nước nói chung. Qua đó khẳng định vị thế của cây dừa trong sự phát triển chung của đất nước và quan tâm đến lợi ích của người trồng dừa, doanh nghiệp chế biến kinh doanh các sản phẩm từ dừa.
 |
Hoa khôi Nam Bộ Hải Yến. |
Với chủ đề 'Cây dừa trên đường hội nhập và phát triển bền vững', Lễ hội dừa Bến Tre lần thứ 5 năm 2019 diễn ra từ ngày 14/11 đến ngày 20/11 với chuỗi hoạt động nhằm tăng cường quảng bá, giới thiệu ngành dừa, sản phẩm dừa Bến Tre nói riêng và của Việt Nam nói chung với du khách trong nước và quốc tế; tạo cơ hội để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm dừa giữa các nông dân, doanh nghiệp trong nước và quốc tế, thúc đẩy liên kết từng bước nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm dừa Bến Tre và Việt Nam.
 |
NTK Nhật Dũng và dàn hoa hậu, á hậu tại sự kiện. |
Trong thời gian diễn ra lễ hội có nhiều hoạt động được tổ chức và điểm nhấn là cuộc thi 'Người đẹp xứ dừa', Ngày hội áo bà ba; các tour du lịch 'Trải nghiệm sông nước, miệt vườn – xứ Dừa'; Liên hoan 'Các món ăn từ nguyên liệu dừa'.
Chung kết Người đẹp xứ dừa sẽ diễn ra vào tối 17/11 và được truyền hình trực tiếp trên kênh HTV1. Các thí sinh sẽ lần lượt trình diễn trang phục áo dài, áo bà ba và áo dạ hội sau đó sẽ chọn ra top thí sinh lọt vào vòng thi ứng xử để tìm ra những cô gái đẹp nhất, tài năng nhất trao ngôi vị Hoa khôi và Á khôi.
- Lễ hội được tổ chức với quy mô cấp địa phương, sau đó dần mở rộng, đến lần tổ chức thứ ba (năm 2012), lễ hội dừa Bến Tre chính thức được nâng tầm tổ chức cấp quốc gia. Tỉnh Bến Tre tổ chức Lễ hội dừa lần thứ 5 năm 2019 có ý nghĩa đặc biệt. Đây là lần đầu tiên được tổ chức để gắn kết và lồng ghép với Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn ở từng xã, ấp, tạo thành những ngày vui hội làng dừa trong toàn tỉnh và lập thành tích thiết thực chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi (17/1/1960-17/1/2020) và 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020) và tiến tới chào mừng đại hội Đảng bộ các cấp.
|

Chung kết Người đẹp Xứ Dừa: Quy tụ nhiều người nổi tiếng
Đêm Chung kết Người đẹp Xứ Dừa vào ngày 17/11 tới đây sẽ có sự tham gia biểu diễn của hàng loạt sao ca nhạc đình đám như Thu Minh, Ưng Hoàng Phúc, Trương Quỳnh Anh...
" alt="Khai mạc Lễ hội dừa Bến Tre năm 2019"/>
Khai mạc Lễ hội dừa Bến Tre năm 2019
Gừng được biết đến như một vũ khí tự nhiên trong trận chiến với sức khỏe con người từ hàng ngàn năm nay. Nó được sử dụng rộng rãi từ chữa bệnh đau dạ dày đến tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên, gừng không dành cho tất cả mọi người. Nó có thể phản ứng xấu với một số loại thuốc kê mà một số bệnh nhân sử dụngRất nhiều người đã mắc sai lầm khi sử dụng gừng trong ăn uống cũng như làm thuốc chữa bệnh gây ra hậu quả khó lường.
Người đang dùng thuốc chữa bệnh máu đông
Gừng có khả năng gây loãng máu. Vì vậy, bất cứ ai đang được điều trị rối loạn đông máu hoặc chảy máu phải tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng gừng vì loại củ này có thể gây suy yếu tác dụng của thuốc, làm phá vỡ liều lượng mà bác sĩ đã xác định là tối ưu cho sự phục hồi.
Người đang dùng thuốc chữa bệnh tiểu đường
Gừng là rất thích hợp với những người có mức độ đường trong máu cao do xu hướng tự nhiên của nó giúp làm giảm nồng độ đường trong máu. Tuy nhiên, đối với những người đang dùng thuốc chữa bệnh tiểu đường - ví dụ như Metformim hoặc tiêm insulin - có thể làm giảm tác dụng của thuốc theo toa kê đơn của bác sĩ.
Người dùng thuốc điều trị cao huyết áp
 |
|
Các thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tăng huyết áp, ví dụ các thuốc chẹn kênh canxi như Norvasc, Cardizem và những loại khác tương tự có thể kết hợp với gừng gây giảm nhịp tim và huyết áp thấp đến mức nguy hiểm, thậm chí còn có thể dẫn đến các biến chứng y tế, chẳng hạn như gây nhịp tim bất thường. Vì thế, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có những điều chỉnh cần thiết theo toa nếu bạn có sử dụng gừng.
Người dễ bị sỏi mật
Bất cứ ai dễ bị sỏi mật nếu sử dụng gừng sẽ thấy tình trạng của mình xấu đi. Sỏi mật có thể hình thành trong túi mật - nơi lưu trữ mật cần thiết để phá vỡ chất béo nằm trong ruột. Gừng có thể làm tăng khối lượng mật sản xuất nếu ăn với số lượng đủ lớn, gây ra tình trạng tắc nghẽn sỏi mật.
Sốt cao không được ăn gừng
Khi có dấu hiệu sốt cao tuyệt đối không ăn gừng vì gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh cao lên gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.
Bệnh về gan không nên ăn gừng
Gừng có tác dụng kích thích sự bài tiết của các tế bào gan khiến cho những tế bào này bị hoại tử trong tình trạng được kích thích. Vì thế người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng.
Ngoài ra người bị bệnh sỏi mật cũng không nên ăn gừng vì gừng có thể khiến cho các viên sỏi kết tụ trong mật không bài tiết ra ngoài được.
Người bị say nắng
Gừng tính nóng nên thích hợp dùng cho người cảm mạo, phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa... Chống chỉ định dùng gừng cho người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt.
Trong trường hợp đi nắng về bị say nắng, say nóng tuyệt đối không được dùng gừng.
Đau dạ dày, đại tràng không ăn gừng
Thành phần của gừng bao gồm các chất chủ yếu hoạt động trên niêm mạch dạ dày, ruột và đại tràng vì thế có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, nếu dạ dày yếu có thể bào mòn và gây ra những vết loét.
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai có nên ăn gừng không là một vấn đề gây tranh cãi vì mức độ rủi ro vẫn chưa được xác định rõ rệt. Nhiều người cho rằng gừng có ảnh hưởng đến hormone giới tính của thai nhi, một số khác lo ngại rằng việc sử dụng gừng chống lại tình trạng ốm nghén là không khôn ngoan.
Hơn nữa, gừng được biết đến là thực phẩm gây tăng khả năng chảy máu, do đó nó được khuyến cáo không nên sử dụng khi gần đến ngày sinh. Mặc dù những tuyên bố này chưa được chứng minh thì bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nếu đang trong thai kì.
Liều lượng an toàn khi sử dụng
Thực tế, phần lớn mọi người đều hưởng lợi ích từ gừng mà không gặp bất kỳ trục trặc nào. Trung tâm Y tế Maryland nói rằng, đối với những người không thuộc 5 đối tượng trên, có thể tiêu thụ 4 gram gừng mỗi ngày; phụ nữ mang thai nên không vượt quá 1 gram mỗi ngày.
Bạn có thể sử dụng gừng tán bột hoặc gừng tươi, chỉ cần nhớ tỉ lệ một thìa gừng tươi tương đương với 1/4 thìa bột gừng.
Không gọt vỏ
Gừng chỉ giữ được đầy đủ dược tính khi có cả vỏ, vì thế nếu gọt vỏ gừng trước khi sử dụng sẽ khiến gia vị này không phát huy hết tác dụng. Bạn chỉ cần rửa sạch gừng là đã có thể sử dụng.

Đến Hà Giang mùa tam giác mạch nhất định phải thử món ăn này
Thịt lợn cắp nách, xôi ngũ sắc, cháo ấu tẩu hay trâu gác bếp là những món ăn nổi tiếng của vùng cao nguyên Hà Giang mà đến đây vào mùa tam giác mạch, bạn nhất định phải thử.
" alt="Tránh xa gừng nếu bạn mắc các bệnh sau kẻo 'hối không kịp'"/>
Tránh xa gừng nếu bạn mắc các bệnh sau kẻo 'hối không kịp'