Soi kèo phạt góc Napoli vs Real Madrid, 2h00 ngày 4/10
本文地址:http://user.tour-time.com/html/19c599245.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Soi kèo góc Osasuna vs Sevilla, 00h00 ngày 25/4
Các nhóm chủ chốt của thị trường như ngân hàng, bất động sản đa phần giữ sắc xanh. Điều này giúp chỉ số của sàn HoSE vẫn giữ quanh ngưỡng 1.265 điểm khi đóng cửa, tăng gần 6 điểm (0,47%) so với hôm qua. VN30-Index có thêm hơn 7 điểm (0,56%), lên 1.310,94 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index cùng vượt tham chiếu.
">Tiền vào chứng khoán mạnh hơn
Tôi là người từng có mối quan hệ ngoài chồng, ngoài vợ nhưng đã chấm dứt 2 năm trước.
Với quan điểm cá nhân, tôi cho rằng, đôi khi ngoại tình không phải xấu. Chồng ngoại tình, người vợ cũng nên xem lại bản thân mình.
Tất nhiên, tôi không đánh đồng hết phụ nữ đều như nhau. Thực tế có những người phụ nữ tốt nhưng chồng vẫn phản bội vì ham cảm giác lạ.
Bạn bè tôi cũng ngoại tình. Họ cho đây là điều bình thường, là xu thế. Đàn ông có tiền, việc gì phải khư khư chung thủy với người vợ già ở nhà.
Ảnh: B.N |
Câu chuyện của tôi lại khác. Chính vì ứng xử thiếu tinh tế của vợ mà tôi phải tìm cảm giác bên người phụ nữ khác để xoa dịu tâm hồn.
Vợ chồng tôi lấy nhau năm 19 tuổi vì cô ấy dính bầu. Tuổi trẻ, chúng tôi nhìn mọi thứ toàn màu hồng, không lường trước được những khó khăn của cuộc sống. Con gái ra đời, nỗi lo cơm áo gạo tiền càng đè nặng. Vàng cưới bán hết sạch, tôi làm đủ thứ nghề tay chân: Xe ôm, bốc vác…
Tôi chỉ mong kiếm đủ tiền sinh hoạt phí, bỉm sữa nuôi con là được. Vợ tôi hết cữ, xin làm công nhân.
Chính vì quá khó khăn, cuộc sống của vợ chồng tôi ngột ngạt, cãi vã triền miên. Cả hai còn quá trẻ đã vội bước vào hôn nhân nên chưa biết cách điều tiết và dung hòa tính cách.
Chỉ cần tôi nói một câu khiến vợ tự ái, cô ấy sẵn sàng lao vào đấm đá, gào thét. Nhiều lần còn đập cả đồ đạc. Bố mẹ hai bên phải sang hòa giải.
Khi con gái vào lớp 1, tôi được người bạn rủ làm ăn chung về bất động sản. Tôi mày mò theo bạn. Vận may đến, tôi bắt đầu kiếm ra tiền, có tích lũy.
Vợ tôi đi học nghề làm đẹp, cũng kiếm ra tiền. Kinh tế gia đình ngày một khá giả, chúng tôi mua được xe ô tô và ngôi nhà liền kề khi bước sang tuổi 28.
Mọi người sẽ nghĩ, tài chính dư dả như vậy, tình cảm của chúng tôi sẽ tốt đẹp hơn. Thế nhưng, mọi thứ không thay đổi. Vợ tôi vẫn giữ thói xấu, mỗi khi giận dữ là đập phá đồ đạc. Cô ấy nói năng cay nghiệt với chồng.
Tôi đi làm về mệt mỏi, muốn đưa vợ con ra nhà hàng ăn uống, hâm nóng tình cảm. Vợ lại phá hỏng bữa ăn đó chỉ vì tối hôm trước tôi đi nhậu với đối tác về muộn.
Từ ngày lấy nhau, cô ấy chưa bao giờ biết là cho chồng bộ quần áo hay pha cho chồng cốc nước chanh mỗi khi đi nhậu về.
Lúc nào vợ cũng đòi hỏi tôi phải phục vụ vợ con. Có lần, vợ chồng hiềm khích, cô ấy quăng bát đĩa. Một chiếc bát vô tình bay vào đầu tôi. Hậu quả là tôi phải đi bệnh viện khâu mấy mũi.
Ở nhà, cô ấy cũng hiếm khi nói được lời ngọt ngào. Ngày xưa, tôi biết, việc chăm con những năm tháng đầu đời khiến cô ấy gặp áp lực. Hai đứa con cách nhau có một năm nên sự vất vả càng tăng. Tôi cũng cố gắng hỗ trợ vợ hết mức có thể.
Tuy nhiên, có những việc tôi không hể làm thay vợ được. Ví dụ: Cho con ăn uống, nấu cháo… Vì tôi thừa nhận mình vụng về khoản đó. Bù lại, tôi làm việc cật lực, kiếm kinh tế.
Tối đến cô ấy quy định tôi phải cho con đi ngủ lúc 9h. Thế nhưng hai đứa trẻ liên tục đòi mẹ. Chúng thích chơi với bố nhưng đi ngủ phải có mẹ vỗ về.
Mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu của vợ tôi cũng không tốt. Tết về nhà nội ăn cơm, vợ tôi ngại xuống bếp vì sợ hỏng bộ móng mới làm. Mẹ chồng nhắc nhở, cô ấy khó chịu ôm con bỏ về.
Tôi ở bên vợ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi nhiều hơn là hạnh phúc. Tình cảm dần nguội lạnh. Tôi từng nghĩ đến ly hôn nhưng còn nhiều thứ ràng buộc. Hai đứa con còn nhỏ, tôi không muốn chúng phải khổ vì bố mẹ chia tay.
Trong lúc hôn nhân căng thẳng, tôi gặp Thu tại một bữa tiệc. Em trẻ và dịu dàng hơn vợ tôi nhiều lần. Lúc đó, “sugar baby” (chỉ những cô gái rất trẻ, xinh đẹp và quyến rũ. Những cô gái trẻ này thường sẵn sàng làm mọi thứ để được "bố nuôi" chu cấp cho cuộc sống sung sướng hơn bình thường) chưa phổ biến như bây giờ.
Chúng tôi ban đầu đến với nhau theo kiểu, tôi bỏ tiền ra bao nuôi thời gian dài để em chiều chuộng, cho mình được vui vẻ.
Nào ngờ, giữa chúng tôi nảy sinh tình cảm thật. Thu yêu tôi điên cuồng, không đòi hỏi tôi phải chu cấp tài chính. Tôi như chàng trai trẻ lần đầu biết yêu.
Thu giúp tôi vượt qua được những giai đoạn khủng hoảng tâm lý. Vì quá yêu cô ấy, tôi quyết tâm ly hôn vợ. Đúng lúc định làm đơn, vợ tôi lại mang thai.
Do ốm nghén, sức khỏe có vấn đề nên vợ tôi nằm viện giữ thai. Tôi chạy ngược xuôi lo cho vợ.
Thu quay ra ghen ngược. Cô ấy bắt tôi lựa chọn. Cuối cùng, tôi đành để em ra đi. Dẫu sao, tôi vẫn còn 3 đứa con cần chăm sóc.
Hiện cuộc sống của vợ chồng tôi bớt va chạm nhưng mọi thứ tôi làm chỉ là trách nhiệm và nghĩa vụ. Trong lòng tôi vẫn còn vương vấn hình ảnh của Thu…
Tôi nghĩ, nếu vợ tâm lý một chút, bớt cằn nhằn một chút và bớt ghê gớm với mẹ chồng. Có lẽ, tôi chẳng bao giờ nghĩ đến việc ngoại tình.
Cũng theo bà Hải, đối với người chồng, dù bất kể nguyên nhân nào, anh ta là người đáng trách nhất.
">Tâm sự của người đàn ông từng ngoại tình
![]() |
Chị Hà Phương kiểm tra lại số đèn pin trước khi chuyển đi. |
Đoàn từ thiện của chị gồm 10 người đi trên 3 chiếc xe tải, bán tải đã chở 5 tấn hàng (500 chiếc đèn pin, 300 áo phao, lương thực, thực phẩm…) vào cứu trợ vùng lũ. Quyết định vào vùng lũ của chị xuất phát từ một đêm “không ngủ nổi” sau khi xem tin tức về những người dân kêu cứu từ vùng lũ.
“Tối ngày 18/10, đọc những lời kêu cứu, xem hình ảnh người dân chống chọi với lũ, trái tim tôi như thắt lại. Tôi muốn làm gì đó cho miền Trung quê tôi”, chị nói.
Ban đầu, chị Hà Phương định kêu gọi người dân quyên góp, tài trợ áo phao để tặng bà con. Nhưng trong group từ thiện chị tham gia, mọi người đã kêu gọi được 1.000 chiếc áo phao vì vậy chị chuyển qua kêu gọi tài trợ kinh phí để mua đèn pin.
“Tôi theo dõi tin tức biết rằng, nhiều vùng bị cô lập, mất điện. Công tác cứu hộ, cứu nạn vào ban đêm sẽ gặp khó khăn nếu không có đèn pin. Nên tôi quyết định kêu gọi tặng đèn pin cho người dân”, chị nói.
![]() |
![]() |
Họ trao đèn pin, áo phao và nhu yếu phẩm cho người dân vùng lũ trong đêm 19/10. |
Chị Hà Phương chọn loại đèn pin đeo ở đầu để không vướng víu, cản trở công tác cứu nạn, cứu hộ. Bên cạnh đó, đèn phải loại tốt, thời gian chiếu sáng lâu để thực sự hiệu quả.
Chị liên lạc với rất nhiều đơn vị để gom đủ số lượng đèn có thể chiếu sáng liên tục được 8-12 tiếng, sạc tích điện sẵn, bà con có thể dùng được ngay. Giá mua theo số lượng lớn là khoảng 90 nghìn đồng/chiếc.
Sau khi tìm đủ số lượng, chị Hà Phương kêu gọi ủng hộ qua mạng xã hội. Nếu trường hợp nguồn tài trợ không đủ, chị sẵn sàng bỏ tiền túi để lo đủ số lượng 500 chiếc đèn pin. Bắt đầu từ 9h đêm 18/10 đến sáng ngày 19/10, 500 chiếc đèn pin đã được gom đủ.
“Đến hiện tại mọi người vẫn tiếp tục ủng hộ. Có những mạnh thường quân ủng hộ đến 100 chiếc nhưng kiên quyết giấu tên. Họ làm tôi rất xúc động”, chị nói thêm.
Kế hoạch chuyển số hàng vào Quảng Bình, Quảng Trị gặp khó khăn do ngày 19/10, tỉnh Hà Tĩnh cũng bị ngập trên diện rộng.
Nhiều đoàn cứu trợ bị mắc kẹt vì vậy đoàn của chị Hà Phương không thể vào được mặc dù rất cần kíp.
![]() |
Hàng nghìn chiếc áo phao đã được gửi vào vùng lũ. |
![]() |
Đường đi khó khăn buộc đoàn từ thiện chỉ có thể trao một phần quà cho người dân. Phần lớn hàng phải tập kết tại Hội Chữ thập đỏ và Ban Chỉ huy quân sự của huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. |
“Lương thực, thực phẩm… có thể muộn 1, 2 hôm nhưng áo phao và đèn pin là những thứ cực kỳ cần thiết vì để cứu sinh. Tôi rất sốt ruột vì trời mưa to và chưa tìm được phương án chuyển vào. Thấy Hà Tĩnh có nhiều vùng bị cô lập nên chúng tôi đã quyết định chuyển tập kết đồ cứu trợ vào đây trước để cứu trợ cho người dân”, người phụ nữ này chia sẻ thêm.
3h30 chiều 19/10, đoàn từ thiện xuất phát từ Vinh vào xã Lộc Yên, Hương Khê, Hà Tĩnh – một xã bị cô lập, bao quanh là nước lũ.
6h30 tối, đoàn của chị Hà Phương có mặt tại vùng lũ. Họ tiến hành trao một phần đèn pin, áo phao và nhu yếu phẩm cho người dân. Phần còn lại họ trao cho Hội Chữ thập đỏ huyện Hương Khê và tập kết một phần hàng tại Ban Chỉ huy quân sự huyện Hương Khê.
Theo kế hoạch, ngày 20/10, số hàng cứu trợ trên sẽ được lực lượng chức năng trao tận tay người dân các xã khác của huyện thông qua xuồng, ghe.
“Buổi tối không đủ phương tiện, nhân lực để trao hết cho bà con. Trước khi đi, chúng tôi cũng theo dõi tin tức nhưng vào đến nơi mới cảm nhận được thực trạng khủng khiếp như thế nào. Nước lũ bao vây mênh mông, phải đi xuồng mới di chuyển vào các xã bị cô lập. Người dân nhận quà cứu trợ họ rất xúc động”, chị Phương nói.
Về nhà đêm 19/10, ngày 20/10, chị Phương cùng đoàn từ thiện sẽ tiếp tục chuyển đồ cứu trợ từ Vinh vào các huyện khác của tỉnh Hà Tĩnh.
Theo chị Phương, các năm trước và năm nay, ngày 20/10 chị có khá nhiều sự kiện nhưng cách đây khoảng 1, 2 ngày, chị tạm dừng tất cả.
“Lúc tôi kêu gọi, phát động chương trình, chồng tôi cũng chung tay kêu gọi cùng vợ. Anh khuyên vợ không nên đi vì tình hình quá nguy hiểm. Nhưng khi tôi quyết định, anh vẫn rất ủng hộ.
Đôi lúc có chút chạnh lòng nhưng tôi nghĩ, bớt hoa quà, tiệc tùng… để dành những thứ đó cho những ngày sau lũ. Tôi cần làm việc trước mắt, để góp một phần giúp cho người dân”.
Cũng trong đêm 19/10, chị Nguyễn Phương Lê (ở đường Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân, Hà Nội) và những người bạn của chị đang quay cuồng với các bao tải quần áo, nhu yếu phẩm.
![]() |
Đêm 19/10, chị Phương Lê và bạn cũng tất bật với số hàng quyên góp được gửi đến. |
Từ ngày lũ về miền Trung, nhóm của chị đã cùng nhau quyên góp tiền để gửi cho người dân. Bên cạnh tiền, họ tiếp tục quyên góp nhu yếu phẩm, quần áo.
Sau đó, họ gửi cho các đoàn từ thiện mang vào tiếp ứng cho người dân vùng lũ.
Đồng hành cùng chị là những người phụ nữ ở chung cư cụm 90, 82 và 47 đường Nguyễn Tuân.
“Các năm trước, vào ngày 20/10, chồng tôi và các con thường mời mẹ đi ăn để chúc mừng nhưng năm nay tôi và mấy chị em cùng chung cư quyết định chuyển hoa, quà thành tiền để đi hỗ trợ miền Trung. Bên cạnh đó, bận quyên góp nhu yếu phẩm, chúng tôi cũng không còn thời gian cho các lễ kỷ niệm nữa”, chị nói.
![]() |
Con gái chị Phương Lê giúp mẹ phân loại quần áo để gửi vào vùng lũ. Thông qua việc này, chị muốn con trở thành một "lá lành" có ý thức về sự chia sẻ. |
Thay vì khoe hoa, quà… trên mạng xã hội trong ngày lễ, chị Lê An (SN 1989, Sơn La) lại đăng rất nhiều quần áo, nước hoa, son… để đấu giá. Đây là những món đồ yêu thích chị mua được ở lần đi công tác tại Mỹ nhưng chưa có điều kiện dùng. Số tiền có được chị sẽ dành tặng cho người dân miền Trung.
“Sáng nay, mỗi người ở cơ quan tôi cũng ủng hộ 2 ngày lương. Khi trở về nhà, tôi thấy bản thân mình còn nhiều đồ nhưng chưa có cơ hội sử dụng đến nên tôi muốn tặng nó cho người dân đang gặp nguy khó”.
Nhiều người đã ủng hộ đồ ăn, vật dụng trước mắt cho người dân nên chị An quyết định dùng số tiền bán đấu giá được để quyên góp vào một quỹ xây nhà chống lũ cho người dân.
“Tôi biết đến mô hình này từ trước và thấy nó hoạt động hiệu quả nên muốn ủng hộ miền Trung về lâu dài”, chị nói.
Ngày Phụ nữ Việt Nam là ngày lễ kỷ niệm nhằm tôn vinh phụ nữ, được tổ chức vào ngày 20 tháng 10 hàng năm.
">Những phụ nữ nửa đêm vào vùng lũ: ‘Chúng tôi dành ngày 20/10 cho miền Trung’
Nhận định, soi kèo Liepaja vs Super Nova Riga, 22h00 ngày 25/4: Đả bại tân binh
Bà L. H. Khanh, ở quận 4, TP.HCM năm nay 55 tuổi, vừa về hưu. Ngoài bảo hiểm xã hội, bà muốn tham gia thêm một bảo hiểm sức khỏe. Bà gọi điện đến đường dây nóng một công ty bảo hiểm nhân thọ, họ cử đến một đại lý nhìn tuổi trạc con gái bà. “Tôi thích người có kinh nghiệm tư vấn hơn, công ty đổi người tư vấn đi”, bà yêu cầu.
Thế nhưng tư vấn bảo hiểm mà công ty cử đến là một cử nhân Quản trị Kinh doanh, đã tham gia nghề từ 3 năm trước đầy đủ nghiệp vụ và kỹ năng để tư vấn cho bà. “Cô bé trình bày kỹ lưỡng, nêu rõ quyền lợi và các hạn chế của sản phẩm. Tôi hài lòng với chất lượng tư vấn này”, bà cho biết.
Những công ty trẻ và năng động như FWD đã giúp bảo hiểm trở nên gần gũi hơn với khách hàng |
Ngành bảo hiểm đã tuyển dụng hơn 260.000 tư vấn viên mới trong năm 2019, tăng 81% so với năm trước đó, trong đó có rất nhiều người trẻ. Ngành bảo hiểm đang chuyển động thay đổi hình ảnh truyền thống, nặng nề bấy lâu nay để trở nên năng động, gần gũi và trẻ trung hơn, mà FWD Việt Nam là ví dụ sống động.
Đầu tiên là sự thay đổi trong tiếp cận khách hàng. Công ty này đã đi đầu số hóa toàn bộ quy trình bán hàng, tinh giản tối đa các điều khoản loại trừ, đơn giản hóa hợp đồng bảo hiểm, tạo ra những sản phẩm đột phá... Tất cả những điều này đã tạo ra những ưu thế vượt trội giúp đội ngũ tư vấn bảo hiểm của FWD linh hoạt, nhanh nhẹn, tự tin phát triển và gặt hái thành công.
Các công ty cũng thay đổi lớn khi đa dạng các kênh phân phối bảo hiểm, mở ra cơ hội làm nghề lớn cho các tư vấn từ kênh phân phối là đại lý, bancassurance (bảo hiểm qua ngân hàng) đến đại lý tổ chức.
Công việc tư vấn bảo hiểm phù hợp với nhiều người ở nhiều lứa tuổi với xuất phát điểm đa dạng
Với kênh đại lý truyền thống, ngoài trụ sở chính tại TP.HCM và hai văn phòng tại Hà Nội và Đà Nẵng, FWD còn có các trung tâm hỗ trợ tư vấn tài chính và chăm sóc khách hàng trải dài trên toàn quốc. Trong khi đó, thông qua các đối tác ngân hàng là Vietcombank, Nam Á, An Bình và hơn 10 đối tác là đại lý tổ chức, mạng lưới hoạt động của tư vấn tài chính FWD được mở rộng tối đa và có thể nói là có mặt khắp mọi nơi để phục vụ khách hàng.
Thu nhập hấp dẫn, cơ hội thăng tiến rộng mở
Tìm nhân tài và làm thế nào để tạo ra môi trường tốt cho nhân tài phát triển là câu chuyện không dễ đối với các doanh nghiệp. FWD, công ty trẻ năng động đã chọn lọc và phát triển nhân sự theo chiều sâu, hỗ trợ các tư vấn tài chính trở thành những Elite, MDRT.
"Chúng tôi có lộ trình phát triển sự nghiệp rõ ràng, giúp đội ngũ tư vấn đạt những nấc thang thành công trong sự nghiệp và có thu nhập tốt, để mỗi tư vấn tại FWD đều tự hào và sống tốt với nghề", ông Nguyễn Công Hải, Phó Tổng giám đốc phát triển kinh doanh toàn quốc kênh đại lý của FWD Việt Namcho biết.
![]() |
Ông Nguyễn Công Hải - Phó Tổng giám đốc phát triển kinh doanh toàn quốc kênh đại lý của FWD Việt Nam (giữa) và Ban điều hành - Phát triển kinh doanh kênh đại lý |
Suốt 4 năm theo đuổi chiến lược xây dựng đội ngũ tư vấn chất lượng đã cho FWD “quả ngọt”. Hiện nay, tỷ lệ tư vấn tài chính của FWD đạt danh hiệu MDRT cao, mức thu nhập trung bình của đội ngũ tư vấn tài chính của FWD cũng được xếp vào nhóm cao hàng đầu trên thị trường.
Khảo sát cho thấy, tư vấn bảo hiểm là một trong những ngành nghề có triển vọng, một mặt giúp hoạch định tài chính, bảo vệ tương lai cho hàng triệu khách hàng, một mặt có thể hoàn thành những mục tiêu cá nhân với mức thu nhập cao. Trong bối cảnh thị trường bảo hiểm Việt Nam đang có mức tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp những ảnh hưởng của Covid-19, nghề tư vấn tài chính càng trở nên hấp dẫn.
Bảo Nghi
">Giới trẻ đang thay đổi định kiến về nghề tư vấn bảo hiểm
Thắng Trần
Nên đầu tư gì với số vốn nhỏ quanh 100 triệu?
Nhiều người thấy ông hay đi thu gom đồ gia dụng cũ, hỏng về đều cười chê nhưng khi bước vào nhà, nhìn thấy chúng được sửa chữa thành vật hữu ích đã rất bất ngờ.
Tái chế rác thải
Ông Lĩnh từng công tác trong lĩnh vực lâm nghiệp, không được học qua bất kỳ một trường lớp nào về cơ khí hay chế tạo.
Từ ngày về hưu, địa phương nhiều lần mời ông tham gia công tác xã hội, đoàn thể. Tuy vậy, ông đều từ chối.
“Cả đời tôi cống hiến cho công việc nhà nước, nay về hưu tôi muốn được làm việc mình đam mê và dành thời gian cho gia đình”, ông Lĩnh nói.
'Xưởng' tái chế rác thải của ông Lĩnh đặt ngoài ban công chật hẹp. |
Ông thường tái chế đồ gia dụng cũ, hỏng thành những chiếc bàn, ghế mới. Gần đây, người đàn ông này còn tự làm chiếc ăng ten thu phát sóng, bắt được nhiều kênh truyền hình với độ nét cao.
“Nhà tôi dùng 2 tivi, 1 tivi dùng cáp VTV (truyền hình trả phí) để trong phòng ngủ. Một tivi dùng ăng ten tôi làm (thu truyền hình miễn phí) đặt tại phòng khách”, ông nói.
Chiếc ăng ten này, ông chế tạo trong 5 tiếng. Nguyên liệu từ cây treo quần áo bằng inox, người ta bỏ ra ngoài nhà rác.
![]() |
Tivi sử dụng ăng ten do ông tự chế tạo. |
Ông Lĩnh mang về cắt gọt theo tỉ lệ đã tính toán rồi dùng gỗ nối chúng thành ăng ten vô tuyến.
“Tôi định dùng máy khoan nhưng thanh inox tròn, khó thao tác. Cuối cùng tôi tự đục lỗ và bắt ốc vít vào”, ông Lĩnh chia sẻ.
![]() |
Ăng ten vô tuyến được đặt ngoài ban công. |
Ngoài ăng ten, ông Lĩnh còn chế tác một chiếc đèn tích hợp sạc điện thoại, cục phát wifi, nhiệt kế, ống cắm bút.
![]() |
Đèn bàn tích hợp nhiều công năng được ông làm trong 4 năm. |
Theo ông Lĩnh, chiếc đèn tích hợp này giúp bàn làm việc ngăn nắp hơn, hạn chế thất lạc đồ.
Món đồ tái chế ông Lĩnh tâm đắc nhất, có lẽ phải kể đến chiếc xích đu bằng gỗ kê ở phòng khách.
Ông tiết lộ, nguyên liệu chính để làm xích đu là chiếc giường cũ nhà con gái. Khi con gái dọn nhà, thay đồ đạc mới, ông thấy giường tuy cũ nhưng gỗ còn chắc chắn nên mang về.
![]() |
Xích đu từ giường cũ. |
Nhiều ngày suy nghĩ, ông nảy ra ý tưởng làm chiếc xích đu, để các cháu có chỗ chơi. Ban đầu, ông vẽ chiếc xích đu theo trí tưởng tượng của mình.
Sau đó, ông lựa từng món đồ cũ để làm. Hai tấm gỗ to, ông làm ghế và tựa lưng. Bốn thanh giường ông làm cột chống. Tay vịn được lấy từ ghế xoay văn phòng. Thứ duy nhất ông mua là đôi dây xích đu bằng thép.
Chiếc xích đu đầu tiên được đặt cố định một chỗ. Sau này ông cải tiến thêm bánh xe để tiện di chuyển trong nhà.
Một vật dụng đặc biệt, hữu ích với người cao tuổi như ông Lĩnh là xe kéo thùng nước làm từ vali kéo.
“Chiếc vali kéo bị vứt ngoài nhà rác, tôi mang về, bỏ phần va li, giữ lại tay kéo và bánh xe. Tiếp đó, tôi dùng gỗ và nhôm đóng thành bệ đỡ, gắn tay kéo vào. Mỗi lần lau nhà, tôi đặt thùng nước lên và kéo đi, không tốn sức”, ông Lĩnh nói.
![]() |
Dụng cụ đẩy thùng nước lau nhà. |
Người đàn ông 74 tuổi cho biết, ông lượm rác về tái chế vì muốn tiết kiệm, góp phần giảm thiểu rác thải ra môi trường.
"Mỗi món đồ, tôi làm từ vài tiếng đến vài ngày, dài nhất là 4 năm. Tùy vào mức độ cầu kỳ. Nhiều đồ phải hỏng đến cả chục lần, tháo ra làm lại mới thành công. Bất cứ đồ vật nào cũng có giá trị, ngay cả khi đã cũ hỏng", ông Lĩnh nói.
Hiện ở nhà ông có hơn trăm món đồ gia dụng được tái chế từ rác thải.
“Nhờ công việc này, đầu óc tôi minh mẫn, con người lúc nào cũng năng động. Vợ và các con thấy tôi tâm huyết cũng ủng hộ”, ông Lĩnh tâm sự.
Chiếc xe vespa bằng vài lô đất
Ngoài niềm đam mê với tái chế rác thải, ông Lĩnh còn là người yêu xe Vespa Piago cổ - loại xe của Italia. Hiện ông là thành viên tích cực của CLB Piago Hà Nội.
![]() |
Ông Lĩnh và chiếc xe trị giá bằng 'cả gia tài'. |
Năm 2002, chiếc xe của ông từng đoạt giải nhất cuộc thi: “Xe đẹp nhất” trong ngày Hội Vespa. Phần thưởng là một chuyến du lịch nước ngoài.
Phía sau chiếc xe này là cả một câu chuyện dài. Ông Lĩnh chia sẻ, ông vốn thích dòng xe Vespa cổ. Sau giải phóng năm 1975, ông gom góp mua chiếc xe đầu tiên. Chiếc xe nổ máy được một lần rồi tắt ngúm. Liên tiếp sau đó ông mua 2 chiếc khác.
Ba chiếc xe ngốn của ông không ít tiền. Cuối cùng, năm 1979 ông quyết định mua một chiếc xe mới với giá 6 cây vàng. Đây chính là chiếc xe giúp ông đoạt giải nhất trong cuộc thi xe năm 2002.
"Thời mới mua, chiếc xe bằng 'cả gia tài'. Tôi nhớ những năm đó, tiền mua chiếc xe có thể mua được 3 lô đất ở ngoại ô”, ông Lĩnh nhớ lại.
Giờ ở tuổi cao, vợ con khuyên nên đổi sang chiếc xe khác, nhẹ hơn nhưng ông vẫn chung thành với chiếc xe này. Hàng ngày, ông đưa vợ đi chợ, đi chơi bằng chiếc xe gắn bó với mình suốt 40 năm qua.
"Một lần tôi đi từ Nội Bài về Hà Nội bằng chiếc xe này, có người thấy thích quá, bám theo về tận nhà. Họ đòi tôi nhượng lại. Tuy nhiên, họ có trả 10 cây vàng tôi cũng từ chối", ông Lĩnh nói.
Ông khẳng định, khi nào quá già yếu không còn dắt được xe, mới sang nhượng lại cho những người có cùng đam mê giống mình.
Để phục vụ cho việc bảo dưỡng, chăm sóc xe, ông Lĩnh tự sáng chế ra một chiếc kích nâng xe máy (dụng cụ nâng phần đuôi xe máy lên cao, phục vụ việc thay lốp và sửa chữa).
![]() |
Ông Lĩnh đã làm ra 30 chiếc kích như thế này, bán cho mọi người. |
Nhiều bạn bè thấy chiếc kích tiện dụng, nhỏ gọn hơn kích bán trên thị trường đã đặt ông làm. Mỗi chiếc có giá thành 300 - 400 nghìn đồng.
Đến nay, ông đã sản xuất 30 chiếc bán cho mọi người. “Tiền bán kích bằng tiền mua nguyên vật liệu nhưng tôi vẫn làm. Vì tôi thấy vui khi đồ mình chế tạo ra là vật có ích, tiện dụng cho đời sống”.
Ngày trẻ, đám cưới của vợ chồng ông Lĩnh tổ chức vội vã trong bối cảnh chiến tranh. 50 năm sau, ông dành tặng vợ một đám cưới đặc biệt.
">Ông lão Hà Nội 14 năm nhặt rác, tái chế thành vật hữu ích
友情链接