Nhận định, soi kèo Chester FC vs Farsley Celtic, 21h00 ngày 28/8

Thể thao 2025-04-26 11:40:16 68
ậnđịnhsoikèoChesterFCvsFarsleyCeltichngàgia vang nhan   Hoàng Ngọc - 28/08/2023 08:42  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://user.tour-time.com/html/23e594473.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Qaradag Lokbatan vs Difai Agsu FK, 20h00 ngày 24/4: Đứng im bét bảng

Đường Đồng Khởi ở TPHCM có giá thuê mặt bằng trong nhóm cao nhất thế giới - 1

Đường Đồng Khởi, TPHCM trong nhóm có giá thuê mặt bằng đắt nhất thế giới (Ảnh: Quang Anh).

Khảo sát của phóng viên báo Dân trítrên một số trang rao bán, cho thuê nhà đất, giá thuê mặt bằng đường Đồng Khởi đều ở mức vài trăm triệu đồng mỗi tháng, tùy diện tích.

Một căn góc, 2 mặt tiền, 1 trệt 1 lầu, diện tích 236m2 được rao cho thuê 550 triệu đồng/tháng. Hay một căn góc khác có diện tích 250m2, được rao 400 triệu đồng/tháng. Thông tin tổng hợp cho thấy giá rao cho thuê phổ biến ở đường Đồng Khởi thời gian gần đây khoảng 300 triệu đồng/tháng, cao nhất lên tới 600 triệu đồng/tháng.

Tại mặt đường Đồng Khởi, khách thuê phần lớn là các thương hiệu xa xỉ hoặc khách sạn cao cấp. Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield, cho biết Đồng Khởi là một trong những con phố sầm uất và nổi tiếng nhất tại trung tâm TPHCM, gần nhiều khách sạn cao cấp và các điểm du lịch nổi tiếng, giúp thu hút lượng khách hàng tiêu dùng cao cấp tiềm năng lớn.

Nhiều thương hiệu xa xỉ đã chọn Đồng Khởi làm địa điểm để mở cửa hàng và định vị thương hiệu của mình tại Việt Nam. Việc có mặt trên con phố này giúp các thương hiệu xa xỉ không chỉ tiếp cận được với khách hàng mục tiêu mà còn duy trì và nâng cao hình ảnh.

Đường Đồng Khởi ở TPHCM có giá thuê mặt bằng trong nhóm cao nhất thế giới - 2

Tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, Tràng Tiền được ghi nhận là con phố có mức giá thuê mặt bằng bán lẻ cao thứ 18 trong khu vực. Giá thuê mặt bằng phố Tràng Tiền đạt 300 USD/m2/tháng, tương đương khoảng 7,8 triệu đồng.

Kể từ khi trung tâm thương mại đầu tiên của Việt Nam mở cửa, bao gồm Tràng Tiền Plaza ở Hà Nội và Thương xá Tax ở TPHCM, tổng nguồn cung bán lẻ đã bắt đầu với khoảng 30.000m2. Theo báo cáo, giai đoạn 1996-2019, trung bình mỗi năm thị trường chào đón 97.000m2 sàn bán lẻ gia nhập vào thị trường.

Tuy nhiên, trong vòng 5 năm trở lại đây, thị trường bán lẻ có dấu hiệu chững lại về nguồn cung, đặc biệt là khu vực lõi trung tâm, điều này thúc đẩy giá thuê. Đến quý III năm nay, tổng nguồn cung bán lẻ cả 2 thành phố đạt khoảng 2,56 triệu m2.

Bà Phạm Ngọc Thiên Thanh - Trưởng bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn của CBRE tại TPHCM - cho biết sau một khoảng thời gian dài yên ắng và chịu tác động của đại dịch, đến nay các nhãn hàng đã dần lấy lại niềm tin và mạnh dạn hơn trong việc mở rộng chuỗi cửa hàng của mình.

Thống kê của CBRE trên tổng số giao dịch trên thị trường trong 3 năm vừa qua ghi nhận sự mở rộng chủ yếu đến từ các nhãn hàng F&B (thực phẩm và đồ uống, chiếm đến 35%), theo sau đó là các nhãn hàng thời trang & phụ kiện (33%).

Ngành hàng Lifestyle (Phong cách sống) đứng thứ 3 với 13%, cũng đang dần vươn lên. Đây là ngành hàng có xu hướng phát triển khá mạnh ở nước ngoài và dần lan rộng ở Việt Nam, với diện tích kinh doanh mỗi cửa hàng cũng ngày càng lớn hơn, có thể lên đến 1.000m2.

">

Đường Đồng Khởi ở TPHCM có giá thuê mặt bằng trong nhóm cao nhất thế giới

Ông Mãi nhận định chuyển đổi công nghiệp là vấn đề thiết yếu và cấp bách đối với Việt Nam nói chung và thành phố nói riêng. Chuyển đổi công nghiệp không chỉ là một lựa chọn mà còn là một yêu cầu cấp thiết đối với TPHCM và các đô thị trên toàn thế giới.

Chuyển đổi công nghiệp là yêu cầu cấp thiết, không thể thực hiện đơn lẻ - 1

Chủ tịch UBND TPHCM - Phan Văn Mãi (Ảnh: BTC).

Trước áp lực kép từ việc duy trì tăng trưởng kinh tế trong khi đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường và trách nhiệm xã hội ngày càng khắt khe, thành phố buộc phải đổi mới và thích ứng. Hành trình chuyển đổi công nghiệp của TPHCM được thúc đẩy bởi cả động lực nội tại và những xu hướng toàn cầu.

Về khía cạnh nội tại, để duy trì tính cạnh tranh và phát triển bền vững, TPHCM cần phải chuyển đổi từ các ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp công nghệ cao và có giá trị gia tăng lớn.

Theo thống kê, hiện tại tỷ trọng các ngành công nghiệp công nghệ cao chỉ chiếm khoảng 23% trong tổng GDP của thành phố. Mục tiêu của TPHCM là nâng tỷ trọng này lên 40% vào năm 2030, qua đó không chỉ duy trì sự đóng góp của thành phố vào nền kinh tế quốc gia mà còn củng cố vị thế dẫn đầu của thành phố trong cả nước và khu vực, ông Mãi nhấn mạnh.

Về xu hướng toàn cầu, chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ trong thị trường quốc tế, hướng tới các phương thức sản xuất bền vững và có trách nhiệm hơn. Theo báo cáo của McKinsey & Company, khoảng 70% các công ty đa quốc gia đã cam kết cắt giảm ít nhất 25% lượng khí thải carbon của mình vào năm 2030.

Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn, gắn kết thương mại với phát triển bền vững. Do đó, để duy trì sự hiện diện vững chắc trên thị trường toàn cầu, TPHCM cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn này.

Để ứng phó với những thách thức này, thành phố đã áp dụng một chiến lược kép, kết hợp chuyển đổi xanh và chuyển đổi số. Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ, đầu tư vào công nghệ số như trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), và Dữ liệu lớn (Big Data) có thể giúp tiết kiệm chi phí sản xuất lên đến 20% và giảm lượng khí thải carbon đến 15% trên mỗi đơn vị sản phẩm.

Mục tiêu của thành phố là xây dựng một nền kinh tế bền vững, bao trùm và có khả năng phục hồi, trở thành mô hình có thể tham khảo đối với các địa phương, ông Mãi nêu.

Thành phố cũng đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, đầu tư vào tự động hóa, nhà máy thông minh, và công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm nâng cấp chuỗi giá trị. 

Một hành trình không thể thực hiện đơn lẻ

Chủ tịch UBND thành phố đánh giá việc chuyển đổi công nghiệp là một hành trình không thể thực hiện đơn lẻ. Theo nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), khoảng 60% các sáng kiến chuyển đổi công nghiệp thành công là kết quả của sự hợp tác giữa các chính phủ, doanh nghiệp và người dân, cả trong và ngoài nước.

Ông Mãi kỳ vọng hội nghị năm nay sẽ là cơ hội để các quốc gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, chia sẻ các thực tiễn tốt nhất và khám phá các cơ hội hợp tác mới. Thông qua những nỗ lực chung, các quốc gia có thể phát triển các giải pháp sáng tạo cho những thách thức trong quá trình chuyển đổi công nghiệp.

"Dù đó là việc chuyển giao công nghệ, đầu tư vào hạ tầng xanh và kỹ thuật số, hay thúc đẩy liên kết, liên doanh trong các ngành công nghiệp công nghệ cao, chúng ta đều có rất nhiều cơ hội để hợp tác và thúc đẩy phát triển bền vững", lãnh đạo thành phố nhấn mạnh.

Cũng phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng nhận định thế giới đang chứng kiến những chuyển đổi mang tính thời đại, cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển bứt phá nhưng cũng đặt ra những thách thức chưa từng có tiền lệ.

TPHCM sẽ tiếp tục đóng vai trò là động lực, đầu tàu dẫn dắt của kinh tế trọng điểm phía Nam, của cả nước, là trung tâm của cả nước về kinh tế, tài chính, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục - đào tạo, là cửa ngõ quan trọng để kết nối với khu vực và thế giới.

">

Chuyển đổi công nghiệp là yêu cầu cấp thiết, không thể thực hiện đơn lẻ

Nhận định, soi kèo Slavia Sofia vs Hebar Pazardzhik, 21h30 ngày 25/4: Bảo vệ ngôi đầu

"Cùng một căn chung cư chưa bán được nhưng mức giá chủ nhà đưa ra càng cao hơn trước đó. Ví dụ một căn nhà có diện tích 68m2 tại Mỹ Đình (Nam Từ Liêm, Hà Nội) thời điểm tháng 9 được rao bán với giá khoảng 3,3 tỷ đồng. Vẫn căn nhà này, chủ nhà đang chào bán với giá 3,7 tỷ đồng", anh nói. Giữa lúc giá rao bán chung cư liên tục "nhảy múa", anh Ngữ đã tạm dừng kế hoạch mua nhà và chờ tới khi giá hạ nhiệt.

Hay như anh Trần Văn Cường (quê Bắc Giang) cho biết, 2 tháng nay gia đình anh đã đi xem nhà tại nhiều dự án chung cư trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, anh Cường ngã ngửa vì mức giá rao bán chung cư được chủ nhà đưa ra ngày càng cao và nhanh.

Giao dịch chững nhưng giá rao bán chung cư Hà Nội vẫn tăng như lên đồng - 1

Một số người dừng kế hoạch mua nhà vì giá rao bán tăng nhanh (Ảnh minh họa: Trần Kháng).

Cách đây 10 ngày, anh Cường được chủ một căn chung cư tại quận Hoàng Mai (TP Hà Nội) có diện tích 72m2, thiết kế 2 phòng ngủ báo giá 4,3 tỷ đồng, tương đương 60 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, mới đây cũng căn chung cư này chủ nhà báo anh Cường giá đã tăng lên 4,7 tỷ đồng.

"Giá chung cư tăng nhanh khiến tôi băn khoăn không biết nên mua ngay hay chờ bình ổn. Nếu tôi mua luôn có thể giá lại quay đầu giảm, vì đã tăng cao trước đó. Còn nếu không mua, tôi e ngại giá chung cư tiếp tục tăng", anh nói.

Theo dữ liệu của một đơn vị nghiên cứu thị trường, giá bán bình quân của chung cư trên phạm vi toàn quốc vào thời điểm quý I/2021 là 35 triệu đồng/m2. Đến quý III/2024, giá bán đã tăng lên 51 triệu đồng/m2. Như vậy trong 4 năm, giá chung cư đã tăng 45%, tức mỗi năm tăng hơn 10%.

Vì đâu giá chung cư "sốt"?

Chuyên gia bất động sản Nguyễn Quốc Anh cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến câu chuyện tăng giá nóng sốt của phân khúc chung cư.

Thứ nhất, thị trường bất động sản có tính chất chu kỳ. Cụ thể, giá chung cư tăng do bản chất thị trường đang trong giai đoạn phục hồi. Trước đó vào giữa năm 2024, đơn vị này từng dự báo về sự phục hồi của từng loại hình bất động sản, trong đó loại hình phục hồi đầu tiên sẽ là sản phẩm mang tính chất ở thực.

Sau khi trải qua giai đoạn khó khăn, tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường bất động sản rất yếu. Điều sợ nhất khi đầu tư không phải là việc bất động sản giảm giá mà là sợ sản phẩm không có thanh khoản. Do đó, hiện nhà đầu tư tìm đến các loại hình có pháp lý chắc chắn, mang tính chất dòng tiền, ít nhất có thể cho thuê như chung cư.

Nguyên nhân thứ hai là nguồn cung chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, trong khi lực cầu là rất lớn. Đơn cử như ở Hà Nội, mỗi năm cần thêm khoảng 100.000-170.000 căn hộ mới, trong khi nguồn cung từ đầu năm mới đáp ứng khoảng 30.000 căn, năm 2023 khoảng 10.000 căn.

Đồng thời, sức tụ dân của các đô thị là rất lớn. Một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc,... mặc dù đã có hệ thống giao thông tốt, thuận tiện di chuyển đến tất cả các tỉnh thành, song người dân vẫn chủ yếu sinh sống và làm việc ở các thành phố lớn. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc mua nhà ở các đô thị lớn chưa bao giờ là dễ dàng. Càng ngày, người dân càng tập trung nhiều, mặt bằng giá rất khó giảm.

Bên cạnh đó, sản phẩm bất động sản ngày càng tập trung nhiều ở các phân khúc giá cao. Minh chứng là đầu năm 2020, phân khúc cao cấp trở lên (giá trên 55 triệu đồng/m2) chỉ chiếm khoảng 6% tổng cung. Đến quý III năm nay, các sản phẩm này đã chiếm khoảng 60%.

Theo vị chuyên gia, trong bối cảnh lượng cung trên thị trường ít, chủ đầu tư sau khi gỡ được pháp lý và ra hàng thì chủ yếu tập trung vào phân khúc từ trung cấp trở lên (giá trên 35 triệu đồng/m2).

"Phải trải qua khoảng thời gian rất lâu mới ra được dự án, trong khi giá đất vẫn tăng hàng ngày, việc chủ đầu tư quyết định ra hàng chung cư với mức giá từ trung cấp trở lên cũng là theo logic", ông Quốc Anh nói.

Giao dịch chững nhưng giá rao bán chung cư Hà Nội vẫn tăng như lên đồng - 2

Một khu chung cư tại Hà Nội (Ảnh: Dương Tâm).

Nguyên nhân thứ ba là yếu tố tâm lý thị trường. Cụ thể, thời điểm giá chung cư tăng chưa nhiều, người dân có xu hướng chờ giảm giá. Nhưng khi thấy giá tăng khoảng 10 - 20%, tất cả mọi người đều đổ vào mua vì sợ giá sẽ tiếp tục tăng nữa. Việc này bồi thêm một đòn tâm lý khiến cho thị trường lại dội lên.

"Thực tế, thị trường đã nóng rất mạnh trong khoảng một năm vừa qua. Như vậy, nguyên nhân còn xuất phát từ việc tâm lý của người dân khá sốt ruột sau thời gian đợi chờ giá chung cư xuống", ông Quốc Anh kết luận. 

Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) - đánh giá giai đoạn vừa qua giá chung cư tăng bất thường, đặc biệt tại Hà Nội. Hiện tượng này chắc chắn có sự tác động từ nhóm lợi ích trong khi bối cảnh kinh tế, thị trường cũng như thu nhập của người dân chưa hồi phục. 

"Giá nhà tăng cao, nhưng giao dịch lại không xuất hiện, đây có thể là chiêu trò nào đó của một nhóm đầu tư có mục đích không trong sáng", ông Đính thẳng thắn nói.

Theo ông, những nhóm lợi ích này thực hiện được các chiêu trò thổi giá xuất phát từ thực tế nguồn cung căn hộ chung cư đang có vấn đề. Trong vài năm gần đây, thị trường không có dự án mới được phê duyệt cấp phép đầu tư. Các dự án trên thị trường chủ yếu là dự án cũ và được mua đi bán lại. Nguồn cung vừa thiếu vừa kém chất lượng, cung cho người dân, người thu nhập thấp rất ít, cấu trúc sản phẩm không phù hợp.

Bên cạnh đó, phần lớn nguồn cung mới tiếp tục được hoàn thiện ở mức tiêu chuẩn cao với chi phí đầu tư, chi phí đất đai tăng cao, các chủ đầu tư cũng kỳ vọng lợi nhuận cao hơn trước. Do đó, mặt bằng giá chung cư sơ cấp rất khó giảm. Giá chung cư ở thị trường sơ cấp tăng cao đã kéo theo giá tại thị trường thứ cấp cũng tăng đột biến.

Hiện nay, tâm lý của người mua nhà đã dần trùng xuống khi giá chung cư liên tục tăng cao từ đầu năm tới nay.

Giao dịch chững nhưng giá rao bán chung cư Hà Nội vẫn tăng như lên đồng - 3

Giao dịch chung cư chững lại nhưng được dự báo khó giảm trong ngắn hạn (Ảnh: Trần Kháng).

Ông Phạm Đức Toản - Tổng giám đốc EZ Property - cho rằng, thời gian qua giá căn hộ chung cư chỉ nóng cục bộ tại Hà Nội do chênh lệch giữa cung và cầu. Đến nay, giá chung cư Hà Nội đã vượt đỉnh.

"Tôi có một nhóm bạn đều là những người có thu nhập cao nhưng nhìn vào giá chung cư hiện tại họ đều cho rằng quá cao, không tương xứng với giá trị và rất khó tiếp cận", ông nói.

Giá chung cư quá cao nên nhiều người tạm dừng kế hoạch mua nhà cho rằng mức giá không tương xứng. Do đó, thanh khoản chung cư thời gian qua rất ít. Ông Toản dự đoán, từ nay tới cuối năm giá chung cư sẽ khó tăng tiếp. Tuy nhiên, cũng sẽ rất khó để giá chung cư giảm, trừ trường hợp những người cần tiền giảm giá để bán nhanh.

Nguyễn Văn Đính nêu, để giảm giá nhà chung cư ở Hà Nội cần nỗ lực đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng nhà ở xã hội. Chủ động điều tiết nguồn cung bằng cách sử dụng hiệu quả công cụ lập, điều chỉnh quy hoạch, bố trí thêm quỹ đất sạch giúp các nhà đầu tư triển khai dự án nhà ở xã hội ngay khi lập quy hoạch. 

Về lâu dài để ổn định giá nhà chung cư nói riêng và các sản phẩm nhà ở nói chung cần phải có sự tham gia quyết liệt từ phía Nhà nước. Trong đó, cần tiếp tục thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông, rút ngắn thời gian di chuyển từ khu vực vệ tinh tới trung tâm thành phố, nguồn cung đến từ khu vực vùng ven sẽ kéo giảm giá nhà.

">

Giao dịch chững nhưng giá rao bán chung cư Hà Nội vẫn tăng như "lên đồng"

Nhật Bản thay đổi chương trình thực tập sinh, giữ chân lao động nhập cư  - 1

Thực tập sinh nước ngoài tại Nhật Bản sẽ được thay đổi chỗ làm trong tương lai (Ảnh minh họa: Ji Chung).

Dự luật mới cho phép thực tập sinh thay đổi chỗ làm trong cùng một lĩnh vực, sau tối đa 2 năm làm việc. Khoảng thời gian thay đổi sẽ tùy theo ngành.

Các tổ chức chịu trách nhiệm tiếp nhận lao động nước ngoài và giám sát người sử dụng lao động theo chương trình thực tập hiện tại sẽ được chuyển đổi thành các tổ chức giám sát và hỗ trợ theo dự luật mới.

Dự luật này nhằm bảo đảm an toàn cho người lao động nhập cư; đào tạo các kỹ năng được chỉ định theo chương trình hiện có nhằm cấp tư cách cư trú trung và dài hạn cho những người có kỹ năng; giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nước này.

Thời gian đào tạo theo dự luật mới là 3 năm. Những người vượt qua bài kiểm tra kỹ năng và bài kiểm tra trình độ tiếng Nhật sẽ có thể đạt tư cách lưu trú loại 1 theo chương trình kỹ năng được chỉ định. Điều này cho phép họ có thị thực làm việc tại Nhật Bản trong tối đa 5 năm.

Những người lao động nước ngoài có tay nghề cao, đạt được tư cách lưu trú loại 2, sẽ được phép sống ở Nhật Bản vĩnh viễn và đón gia đình sang đoàn tụ.

Bộ trưởng Tư pháp Ryuji Koizumi cho hay: "Chúng tôi muốn người lao động nước ngoài ở lại Nhật Bản lâu hơn và sử dụng kỹ năng tay nghề cao để đóng góp cho đất nước".

Ngoài ra, để bảo vệ người lao động nước ngoài, dự luật mới còn yêu cầu tăng cường hình phạt đối với tội khuyến khích người nước ngoài làm việc bất hợp pháp. Cụ thể, người thực hiện hành vi này có thể bị phạt tù tới 5 năm hoặc phạt tiền lên tới 5 triệu yên.

Chính phủ sẽ trình dự thảo trong phiên họp quốc hội để sửa đổi các luật liên quan. Dự luật mới dự kiến sẽ được thực hiện sớm nhất vào năm 2027.

Những người nước ngoài đã và đang theo chương trình thực tập sinh hiện tại vẫn được ở lại Nhật Bản cho đến khi hoàn thành chương trình thực tập 3 năm, ngay cả sau khi hệ thống mới được triển khai.

Theo số liệu được Bộ Lao động Nhật Bản công bố ngày 26/1, số lượng lao động nước ngoài ở nước này vào tháng 10/2023 là gần 2,05 triệu, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lao động Việt Nam là nhóm đông nhất, chiếm hơn 25% (518.364 người).

Tổng số người nước ngoài sở hữu visa (thị thực) diện cư trú cùng gia đình vào tháng 6/2023 là khoảng 245.000, gấp đôi so với một thập kỷ trước đó.

">

Nhật Bản thay đổi chương trình thực tập sinh, giữ chân lao động nhập cư

友情链接