Thể thao

Kèo vàng bóng đá Real Madrid vs Leganes, 03h00 ngày 30/3: Los Blancos đáng tin

字号+ 作者:NEWS 来源:Giải trí 2025-04-04 08:40:40 我要评论(0)

Hư Vân - 29/03/2025 13:05 Kèo vàng bóng đá báo thể thao 24hbáo thể thao 24h、、

èovàngbóngđáRealMadridvsLeganeshngàyLosBlancosđábáo thể thao 24h   Hư Vân - 29/03/2025 13:05  Kèo vàng bóng đá

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
chu re.jpg

Đoạn đường lội nước vào nhà gái khá xa nên dàn phù rể cũng phải dùng xuồng nhỏ chở tráp cưới. Các quan khách người ôm váy, người xắn quần vượt đoạn đường ngập tiến vào nhà gái. Dù khá gian nan vất vả nhưng ai nấy đều rạng rỡ, phấn khởi khi hộ tống chú rể đón cô dâu về nhà.

Dân mạng để lại nhiều bình luận thú vị về đám cưới ngày lụt: “Đám cưới đáng nhớ thế này sau lại có kỷ niệm đẹp kể cho con cháu nghe”; “Khoảnh khắc này đúng là cả đời không thể quên”; “Để lấy được nàng thì lội nước anh cũng không màng”...

Cô dâu – chú rể trong đám cưới gây chú ý là D.T.L và N.V.P.

Trao đổi với PV, chú rể cho hay, vì hai bên gia đình đã ấn định ngày cưới từ khá lâu nên dù tình hình lụt lội, cặp đôi vẫn tổ chức đám cưới đúng như dự định. 

P. và L. tổ chức đám hỏi và đám cưới trong cùng một ngày. Nhà trai ở huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, không bị ngập nên vẫn tổ chức lễ cưới, đãi cỗ khách khứa như bình thường. Riêng nhà gái vì ngập quá sâu nên chỉ tổ chức đưa dâu chứ không mở cỗ.

đón dâu 2.jpg
Nhà trai vui vẻ hộ tống chú rể đi đón dâu 

Sáng 10/9, P. cùng dàn phù rể và 15 thành viên đại diện nhà trai sang nhà gái đón dâu. Vì đoạn đường vào nhà gái ngập nặng nên nhà trai phải lội nước khoảng hơn chục mét mới đến được nhà gái.

Dàn phù rể dùng xuồng hỗ trợ chở tráp cưới vào trong. Chú rể cùng các quan khách phải xắn quần, ôm váy lội qua đoạn đường ngập lưng ống chân vào đón cô dâu. Cô dâu mặc áo dài được chú rể cõng qua đoạn đường ngập, đến khi sang nhà trai mới thay váy cưới. 

“Dù gian nan nhưng mọi người vẫn rất vui vẻ cùng mình đi đón vợ. Mình rất cảm ơn người thân và bạn bè đã hết lòng cho ngày vui của mình”, P. nói.

đón dâu 3.jpg
Dùng xuồng chở tráp cưới

Bản thân P. có chút buồn khi cưới đúng vào ngày ngập lụt nhưng anh vẫn cảm thấy may mắn vì đám cưới diễn ra suôn sẻ.

Anh Phạm Chi Ba (người thực hiện loạt ảnh, video đám cưới ngày lũ) cho hay, trong 3 năm làm nghề đây là lần đầu tiên anh thực hiện một bộ ảnh phóng sự cưới vào ngày ngập lụt. 

“Nhìn cảnh ngập lụt mình vừa lo lắng chuyện tác nghiệp, vừa thương cho cô dâu, chú rể vất vả tổ chức ngày vui. Thế nhưng, mình vẫn cố gắng hết sức để lưu lại những hình ảnh đẹp nhất, đáng nhớ nhất cho đôi bạn trẻ”.

“Hy vọng lũ nhanh rút để người dân trên quê hương Bắc Ninh và mọi miền đất nước được trở lại cuộc sống bình thường”, anh Ba nói thêm.

Ảnh và video: Anh Ba photo

Cưới bất chấp siêu bão, chú rể Nam Định được hội bạn thân tặng quà bất ngờHình ảnh nhóm bạn thân kéo nhau lên sân khấu tặng cô dâu, chú rể những món quà độc lạ khiến nhiều người thích thú." alt="Đám cưới ngày lụt: Chú rể Bắc Ninh bì bõm lội nước rước nàng về dinh" width="90" height="59"/>

Đám cưới ngày lụt: Chú rể Bắc Ninh bì bõm lội nước rước nàng về dinh

Những cuộc gọi cho tôi để đòi nợ réo liên tục, bất kể ngày đêm. Hơn thế, ảnh của tôi và Nhân - kèm theo đơn tố giác chúng tôi đang tham gia vào một tổ chức lừa đảo, quỵt nợ và xù hụi - cũng xuất hiện trên mạng xã hội, với yêu cầu nếu thấy chúng tôi ở đâu, "vui lòng thông báo cho cơ quan công an để bắt giữ".

Nhân là một đồng nghiệp thân thiết cũ. Hỏi Nhân, tôi mới rõ ngọn ngành.

Em ruột Nhân là sinh viên, do túng thiếu một khoản nhỏ, ngại phiền người thân, đã vay tín dụng đen qua app. Giờ lãi mẹ đẻ lãi con, em không còn khả năng trả nợ nên không chỉ chúng tôi mà hầu hết thành viên trong gia đình Nhân đều nhận được điện thoại, tin nhắn và tố cáo tương tự. Nhân ghi âm cuộc gọi, tố giác đến cơ quan công an, nhưng chủ nợ thay đổi số liên tục để quấy rối.

Cờ bạc, lô đề rồi đổ nợ; làm ăn thua lỗ, thất nghiệp; xui rủi gặp tai ương, dịch bệnh... có hàng triệu lý do đẩy con người vào túng quẫn, phải vay mượn để sinh tồn.

Ngân hàng và các tổ chức tín dụng hợp pháp đáng lẽ là địa chỉ cần tìm đến của những người túng thiếu. Nhưng các tổ chức này có yêu cầu phức tạp về hồ sơ, tài sản thế chấp, và thủ tục để giải ngân.

Vì thế, khi cần khoản vay nhỏ cho những mục đích gấp gáp, ít ai chọn vay ngân hàng; trong khi các app, tờ rơi quảng cáo dịch vụ tín dụng đen đập vào mắt họ mọi nơi. Chúng lại rất tiện lợi. Người vay chỉ cần chụp ảnh chứng minh thư hoặc căn cước công dân, sau đó dùng danh bạ điện thoại làm tài sản thế chấp, gửi qua app.

Số điện thoại của tôi đã trở thành một phần tài sản thế chấp của em ruột Nhân theo cách như vậy.

Cấp tín dụng cho cá nhân là một nghiệp vụ được quy định tại khoản 13 Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng 2010. Các app này cũng công bố lãi suất, còn công khai hơn cả ngân hàng, càng làm cho khách hàng tin tưởng vào tính minh bạch của nó.

Theo điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, "lãi suất vay do các bên thỏa thuận" tuy vậy các bên không được phép thỏa thuận vượt mức 20% một năm của khoản tiền vay. Vượt qua mức này sẽ trở thành hoạt động cho vay nặng lãi và có thể bị phạt tiền hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Các tổ chức tín dụng đen thường khéo léo cho vay số tiền nhỏ, tất toán nhanh với mức thu lợi nhỏ hơn quy định của pháp luật. Tiếp sau đó các app yêu cầu khách hàng ký kết hợp đồng mới, gộp các khoản lãi hình thành dư nợ gốc mới.

Người em của Nhân cũng vậy, ban đầu chỉ là khoản tiền nhỏ cho vay tính lãi theo ngày. Sau vài ngày không có tiền trả nợ, sẽ phải tất toán khoản vay, hủy hợp đồng cũ để ký hợp đồng mới với khoản vay mới là tổng số tiền còn nợ gốc cộng với lãi suất.

Từ cách làm này, người đi vay nhanh chóng mất khả năng thanh toán và bộ phận đòi nợ, với những biện pháp khủng bố tinh thần, xuất hiện.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin và các cơ quan thực thi pháp luật nếu làm tròn trách nhiệm của mình sẽ là chỗ dựa tốt hơn cho những người yếu thế. Nhưng đến nay, tôi vẫn chỉ có thể tự đi thanh minh với những người thân quen rằng tôi không lừa đảo, quỵt nợ, xù hụi ai. Tôi không biết mình sẽ trở nên thế nào trong mắt những người mà vì nhiều lý do, tôi không thể giải thích cho họ.

Tôi cũng buộc lòng phải tắt điện thoại vào giờ đêm (dù luôn lo sợ sẽ bỏ lỡ những cuộc gọi quan trọng) khi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin bất lực trước việc chặn những số điện thoại khủng bố, những tin nhắn quảng cáo cho tín dụng đen...

Báo cáo vào 4/2018 của World Bank cho thấy, tỷ lệ vay hoặc sử dụng dịch vụ tín dụng tiêu dùng qua ngân hàng tại Việt Nam đang ở mức 21,7%. Vay từ người thân và bạn bè là 29,5%, và vay từ nguồn không chính thức lên đến 49%.

Chưa có báo cáo mới nhất, nhưng tôi tin rằng, ba năm đại dịch vừa qua thậm chí còn khiến cho nhu cầu sử dụng các khoản vay tăng mạnh hơn. Và nếu tỷ lệ trên vẫn giữ nguyên, tôi kinh hãi khi nghĩ đến chuyện những kẻ đòi nợ sẽ làm điêu đứng cuộc sống của những người nằm trong số 49% kia.

Thị trường cung cầu các gói tín dụng vi mô là có. Tuy vậy, những tổ chức tín dụng, những doanh nghiệp lớn dường như chưa quan tâm đầu tư, nên khoảng trống này là cơ hội để các app tín dụng phát triển và nở rộ.

Vậy ai là những người có nhu cầu vay các khoản tín dụng nhỏ này? Và giải pháp nào cho họ.

Thành công của Muhammad Yunus - nhà kinh tế học người Bangladesh - là bài học có thể tham khảo. Ông Yunus đã phát triển ngân hàng Grameen để cung cấp gói tín dụng vi mô. Ngân hàng cho những người nghèo vay các khoản rất nhỏ đồng thời hỗ trợ họ kiến thức quản lý kinh tế và giúp họ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay; từ đó ông giúp rất nhiều người thoát nghèo và tỷ lệ mất vốn của ngân hàng cũng rất thấp.

Một thống kê năm 2004 cho thấy, trong gần 30 năm thành lập, Grameen đã cho người nghèo vay số tiền tương đương 4,4 tỷ USD, với tỷ lệ hoàn vốn trên 98%. Năm 2006, Muhammad Yunus và Grameen Bank được trao giải Nobel Hòa bình "vì nỗ lực tạo ra sự phát triển kinh tế và xã hội".

Mô hình tín dụng vi mô về sau được ứng dụng tại nhiều quốc gia, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Việt Nam cũng từng có nhiều quỹ tín dụng nhân dân hay những mô hình tổ hợp tác giúp nhau vốn liếng làm ăn với tính chất tương tự. Tôi nghĩ sau đại dịch là lúc cần có cơ chế hỗ trợ phát triển mạnh hình thức tài chính vi mô nhằm thu hẹp đất sống của các tổ chức tín dụng xấu.

Bên cạnh đó, việc hình thành những câu lạc bộ của các hội phụ nữ, đoàn thanh niên... để chia sẻ nguồn vốn, giúp đỡ những người khó khăn tiếp cận các gói tín dụng vi mô là một giải pháp.

Ngoài quỹ bảo hiểm xã hội, các quỹ an sinh xã hội do nhà nước thành lập với trách nhiệm đóng góp cho xã hội của các mạnh thường quân, sẽ là một ý tưởng khả thi hỗ trợ người gặp khó khăn đột xuất.

Không ai đáng bị đẩy vào chỗ chết chỉ vì một tính toán sai lầm về tài chính. Khi một người khốn cùng chỉ còn biết bấu víu vào tín dụng đen, "vòi bạch tuộc" của nó có thể sẽ cuốn cuộc đời nhiều người khác vào bi kịch.

Vũ Ngọc Bảo

  Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt="Vay dễ, trả khó" width="90" height="59"/>

Vay dễ, trả khó