您现在的位置是:Giải trí >>正文
Truyện Văn Phòng Ẩn Hôn
Giải trí5人已围观
简介“Lớp trưởng của bọn em không phải gọi em như vậy sao?ệnVănPhòngẨnHôxếp hạng pháp” Anh hơi mỉm cười, ...
Biệt danh này của cô là do lớp trưởng gọi khi bọn họ cùng nhau tham dự đám cưới của một người bạn học cấp hai, không ngờ anh lại nhớ.
Cô nhếch miệng, “Trí nhớ của anh cũng thật tốt.”
Anh lại rít một hơi thuốc, nghiêng đầu thở ra theo gió, “Xem ra cái tật hồ đồ hồi cấp hai của em vẫn còn nhỉ.”
Những sợi tóc nhẹ nhàng của anh bay trong gió, Đồ Tiểu Ninh nhìn thấy cũng có chút mê ly, cũng không phủ nhận, “Tại vì có một lần em mượn lớp trưởng bài tập về nhà để chép, mà chả hiểu sao lại còn chép luôn cả tên của cậu ấy, bị giáo viên mắng cho một trận tơi bời, nên lớp trưởng đã đặt cho em cái tên này.”
Anh nghe vậy có vẻ thích thú, ngồi xuống chiếc ghế mây trên ban công rồi vẫy vẫy tay ra hiệu bảo cô đến ngồi.
Có lẽ cử chỉ vẫy tay này của anh đã quá quen thuộc, cô thoáng chốc như đang trong lúc làm việc, không kiềm chế được nghe lời anh tiến qua, vừa mới bước đến bên cạnh đã bị anh kéo xuống ngồi ngay trên đùi.
Tư thế này có vẻ quen thuộc, lần trước còn là lúc anh uống say, bây giờ anh đang tỉnh táo làm sao không xấu hổ cho được, nhưng nghĩ lại việc thân mật hơn nữa bọn họ cũng đã làm qua rồi, ngồi trên đùi tính là gì chứ, bọn họ đã là vợ chồng thật sự rồi, nếu như cô vẫn nhăn nhó quá mức thì lại có vẻ thật quái đản.
“Lúc trước lớp K của bọn em ở tầng mấy?” Anh đột ngột hỏi, đây là lần đầu tiên cả hai nói về trường cấp hai kể từ khi kết hôn.
Đồ Tiểu Ninh ngửi thấy mùi thuốc lá trên người anh, hơi hơi ngả người ra sau. “Lúc đó mỗi tầng đều có 5 lớp, khóa chúng ta thì lớp A của anh ở tầng ba, còn lớp K của bọn em ở tầng năm. “
Anh dụi điếu thuốc vào gạt tàn trên bàn trà, “Lớp của bọn anh ở tầng mấy anh còn không nhớ, em lại nhớ rõ như vậy sao?”
Đồ Tiểu Ninh xua tay, “Vốn dĩ em cũng không nhớ được, nhưng lúc đó có một nữ sinh không biết học lớp nào, trong lúc nhất thời suy nghĩ không thông đã nhảy lầu ngay tại của phòng học của bọn em, nên ký ức của em về việc lớp em ở tầng năm rất sâu, đếm ngược một chút còn không phải lớp các anh ở tầng ba sao?”
Kỷ Dục Hằng rõ ràng là vừa mới biết chuyện này, “Còn có chuyện như vậy ư?”
Đồ Tiểu Ninh không hề ngạc nhiên chút nào trước phản ứng của anh, “Học sinh giỏi như các anh chắc chắn là mù tịt về thế giới bên ngoài, chỉ chuyên tâm đọc sách thánh hiền, may là cô nữ sinh đã nhảy xuống lầu đó được nhà trường phát hiện kịp thời, nhặt lại được mạng sống, năm đó có nhiều lời đồn về vụ việc này, có người cho rằng cô ấy nhảy lầu vì quá căng thẳng không chịu được áp lực học hành, có người cho là bị giáo viên mắng gây tổn thương đến lòng tự trọng, có người còn nói…” Cô đột ngột dừng lại không nói nữa.
Kỷ Dục Hằng không thích nghe nửa chừng, vỗ vỗ đầu cô, “Còn nói gì?”
Đồ Tiểu Ninh nhìn anh một cái, lúc này mới hắng giọng, “Còn có người nói là do cô ấy tỏ tình với hotboy bị từ chối, nhưng tình cảm sâu nặng không biết làm sao, nên lấy cái chết ra để uy hiếp.”
Kỷ Dục Hằng nháy mắt quay người lại, trọng tâm của cô không ổn định khiến cô suýt ngã xuống bể bơi.
Cô bị dọa tới mức ôm chặt cổ anh, “Anh đó, em cũng đâu có nói hotboy đó là anh đâu.”
“Anh chỉ đứng lên thôi, em căng thẳng làm gì?” Kỷ Dục Hằng nói.
Đồ Tiểu Ninh sợ ngã nên ôm cổ anh sống chết không buông, lại lắc lắc anh, “Không có việc gì anh đứng dậy làm chi?” Sau đó cô hỏi: “Chẳng lẽ thật sự là đã tỏ tình với anh sao, anh làm chuyện có lỗi với người ta, sau nhiều năm bị cắn rứt lương tâm sao? Chột dạ rồi?”
Kỷ Dục Hằng trực tiếp đưa cô đến mép bể bơi, làm bộ như muốn buông tay.
Đồ Tiểu Ninh ngay lập tức dùng cả hai chân hai tay quấn lấy anh như một con gấu túi, sợ hãi nói: “Em sai rồi, em sai rồi.”
Trên người cô chỉ mặc một chiếc áo choàng tắm, bám chặt vào người anh, thắt lưng sớm đã tuột ra, vạt áo cũng buông lỏng, có thể nhìn thấy toàn bộ bên trong không sót thứ gì, lúc này cô ở trước mặt anh mặc cũng như không mặc.
Anh bị cô quấn chặt toàn thân đều nóng lên, Kỷ Dục Hằng đứng cho gió thổi một hồi lâu, đến khi cô hắt xì mới ôm cô trở về phòng.
Ném cô lên giường, anh nói: “Sau này ít nghe mấy tin đồn vớ vẩn lại.”
Đồ Tiểu Ninh trốn trong chăn lầm bầm, “Đó toàn là chuyện của mấy trăm năm trước rồi, ai bảo anh lúc đó là nhân vật tâm điểm chứ.” Nói xong cô còn chưa ngưng, lại cảm thán một tiếng: “Nếu như lúc đó biết tương lai anh sẽ là chồng em, em còn cần theo đuổi ngôi sao nào nữa, em cũng theo đuổi anh luôn cho rồi, cũng có thể trải nghiệm cảm giác được cả trường quan tâm cao độ là như thế nào. “
Kỷ Dục Hằng đang đóng cửa ban công lại, hành động của anh cùng lúc với giọng nói của cô, anh quay lại, “Em nói cái gì?”
Đồ Tiểu Ninh đương nhiên sẽ không nói lại lần nữa, giả vờ ngớ ngẩn, “Em nói, lúc đó em bận rộn theo đuổi ngôi sao không có thời gian để ý tới anh.”
Kỷ Dục Hằng kéo rèm cửa lại, không khỏi thích thú, “Vậy các ngôi sao đó của em, đã theo đuổi được chưa?”
Đồ Tiểu Ninh mặt mày ủ ê nói: “Nói ra mới thấy bất tài, ngay cả buổi liveshow của người ta em còn chưa được xem qua.” Sợ bị anh cười nhạo, cô giải thích, “Đó là do thời sinh viên em không có tiền mua vé đi xem thôi, nếu là bây giờ, chỉ cần họ mở là em sẽ đi xem. “
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Marseille vs Strasbourg, 2h45 ngày 20/1: Chủ nhà ra oai
Giải tríPhạm Xuân Hải - 19/01/2025 05:25 Pháp ...
【Giải trí】
阅读更多'Dự giờ' buổi học online đặc biệt của học sinh tiểu học trường quốc tế
Giải tríCác “tân binh” lớp 1 hào hứng với giờ học online Tại trường Song ngữ Quốc tế Hoàng Gia (Royal School), trong tuần học đầu tiên, các “phòng học” trực tuyến của học sinh tiểu học lúc nào cũng tràn ngập niềm vui. Các em hăng say, tích cực phát biểu cũng như tương tác tích cực với thầy cô và bạn bè. Dường như những ngại ngùng ban đầu đã tan biến và các em đã nhanh chóng làm quen với những “nội quy” khi học online.
Nhiều phụ huynh khi hỗ trợ con em trong giờ học cũng bất ngờ khi chứng kiến các “màn thao tác” thành thạo trên phần mềm, ứng dụng trực tuyến như: bật tắt mic đúng yêu cầu; luôn bật camera, giơ tay trước khi phát biểu, tham gia vào nhóm thảo luận…Cứ ngỡ các “tân binh” lớp 1 sẽ gặp nhiều lúng túng, nhưng trái lại, các em thực hành chuyên nghiệp không kém gì các anh chị khối trên.
Học sinh Royal School đã làm quen với hình như học online Cô Nguyễn Thị Lài - Giáo viên lớp 1 tại Royal School, cơ sở Phú Lâm (quận Bình Tân) cho hay, khi nhận được thông báo của trường về việc dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 1, cô và đồng nghiệp không cảm thấy bất ngờ, bởi theo cô, đây là giải pháp hữu ích trong điều kiện dịch bệnh như hiện nay.
Trong từng tiết học, cô Lài luôn cố gắng thiết kế bài giảng thành một câu chuyện liền mạch, sử dụng các nhân vật đáng yêu để kích thích sự hứng thú, giúp các em tập trung để khám phá xem các nhân vật sẽ như thế nào. Ngoài ra, cô cũng sử dụng nhiều video nhạc, những bài tập khởi động, các trò chơi để giúp bé được vận động, tránh việc chỉ ngồi học một cách thụ động.
“Đặc biệt, dù bé đã làm tốt hay chưa thì các cô hãy cố gắng dành cho bé những lời khen, những lời động viên. Bởi điều này sẽ truyền cảm xúc tích cực giúp các con cảm thấy được ghi nhận. Từ đó, bé sẽ thêm vui vẻ, tự tin vào chính mình và thoải mái hơn dù học online”, cô Lài nói.
Không khí của một giờ học online với giáo viên nước ngoài tại Royal School Thiết kế giờ học linh hoạt, trao đổi thường xuyên với phụ huynh
Bên cạnh những phương pháp giảng dạy tích cực, việc xây dựng, sắp xếp thời khóa biểu, đảm bảo tỷ lệ các môn được phân bổ hợp lý cũng là điều được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Nhiều phụ huynh tán đồng với việc tăng thời lượng thư giãn mắt, cũng như đúng nguyên tắc tiếp nhận thông tin của não bộ, không học dồn của Royal School.
Cụ thể, vào buổi sáng, học sinh tiểu học tại Royal School sẽ vào lớp từ 8h và kết thúc lúc 10h30, buổi chiều bắt đầu từ 14h và kết thúc lúc 16h30. Mỗi tiết học sẽ kéo dài 30 phút và sau 2 tiết học, các con lại được nghỉ giải lao thêm 30 phút nữa.
Trước đó, Royal School đã tiến hành phát sách giáo khoa để các em học sinh bắt đầu năm học thật trọn vẹn Theo đại diện Royal School, thấu hiểu việc học từ xa trong mùa dịch này sẽ hiệu quả hơn khi có sự liên kết, phối hợp giữa gia đình và trường học, trương luôn duy trì sự tương tác với phụ huynh thông qua nhiều hình thức khác nhau, từ gọi điện, nhắn tin cho đến ứng dụng online. Nhờ vậy, các bậc phụ huynh có thể hiểu rõ hơn về cách thức tổ chức chương trình, các phương pháp giảng dạy cũng như các thao tác cần nắm bắt để có thể hỗ trợ và nâng cao hiệu quả học tập của học sinh.
Những thông tin phản hồi được cập nhật liên tục và nhanh chóng cũng giúp các thầy cô dễ dàng nắm bắt ý kiến đóng góp và chia sẻ của phụ huynh; từ đó, cùng nhau đưa ra những hướng đi hữu hiệu để giúp con ngồi vào bàn học và tham gia học tập một cách tốt nhất.
Sự nhiệt tình, tận tụy của giáo viên, cùng sự hỗ trợ của phụ huynh sẽ giúp cho các em học tập hiệu quả hơn Có thể nói, với học sinh tiểu học, đặc biệt là các em lớp 1 vốn lạ lẫm về hình thức học online, sẽ có nhiều sự xáo trộn và thách thức. Hình thức dạy và học online không còn là một giải pháp tình thế nữa mà mà là một lựa chọn tối ưu trong lúc dịch bệnh căng thẳng và phức tạp như hiện nay, đồng thời cũng là giải pháp để “sống chung” với dịch bệnh.
Ngọc Minh
">...
【Giải trí】
阅读更多Nam sinh trường Y kể chuyện hỗ trợ F0 điều trị Covid
Giải tríLê Thanh Truyền - Sinh viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM Ngoài việc đưa thuốc kháng virus Molnupiravir tới tận nhà bệnh nhân, Truyền còn hướng dẫn cho họ cách sử dụng, điều trị, chăm sóc sức khoẻ và tinh thần.
Truyền kể, các bệnh nhân ở các địa bàn khác nhau như Bình Tân, Tân Bình, Tân Phú, Quận 8, Thủ Đức… Nếu đi một mình, Truyền đăng ký nhận đưa thuốc cho 4 đến 5 F0 tại nhà. Nếu đi chung với bạn khác, cả hai sẽ nhận đưa thuốc cho khoảng 10 người.
Để cận trọng trước khi đưa thuốc kháng virus Molnupiravir cho các F0, tối hôm trước Truyền tranh thủ đọc lại các kịch bản, tình huống có thể xảy ra cần phải xử lý. Cậu cũng tự ôn lại các kiến thức cũng như những nội dung cần phổ biến cho bệnh nhân như tên thuốc, tác dụng thuốc, hướng dẫn tham gia điều trị bằng thuốc, cách sử dụng và điều trị như thế nào…thậm chí các thông tin khác ngoài việc cung cấp thuốc.
Sáng nào Truyền cũng đưa thuốc kháng virus Molnupiravir cho các F0 điều trị tại nhà 7h sáng hằng ngày, Truyền có mặt ở Trường ĐH Y Dược TP.HCM để ăn sáng với suất ăn do đội hậu cần của trường cung cấp. Sau đó, tham dự họp với các ban điều phối hoạt động, nhận thông tin bệnh nhận, phiếu nghiên cứu, thuốc từ nhóm điều phối, giấy đi đường, máy đo nồng độ oxy trong máu, mặc đồ bảo hộ… và tự chạy xe máy lên đường.
Trước khi tới nhà bệnh nhân, Truyền gọi điện xác minh thêm một lần nữa, đề phòng họ đã di chuyển đến nơi khác so hoặc cũng có thể đã vào khu cách ly do bệnh đã trở nặng.
Dù đã chuẩn bị kỹ, song có những trường hợp khi tới nơi thì nhà đóng cửa và phải gọi rất lâu mới có người mở. Có trường hợp, người bệnh ở sâu trong khu phong tỏa, để tới nhà Truyền phải đi đường vòng mới có thể tiếp cận được.
“Có những trường hợp em đi một “lèo” là tới nhà, nhưng có những trường hợp khá tốn thời gian. Có những ngày em đi cả trưa, trời rất nắng. Những tình nguyện viên như em phải mặc đồ bảo hộ kín mít, chạy xe máy đi ngoài trời nắng, mồ hôi chảy ròng rất mệt”– Truyền kể.
Tới nơi, Truyền tự giới thiệu, sau đó đo nồng độ oxy trong máu, trò chuyện, phát thuốc điều trị Covid-19, cũng như hướng dẫn cách sử dụng, giải đáp thắc mắc cho bệnh nhân…
“Mỗi bệnh nhân nhận thuốc thông thường họ sẽ có bác sĩ theo dõi hỗ trợ điều trị. Khi đưa thuốc, bệnh nhân thắc mắc rất nhiều và em phải giải đáp tường tận để họ hiểu. Em tư vấn, động viên họ an tâm điều trị, giữ tinh thần, lạc quan ăn uống đầy đủ để nhanh khỏi bệnh”- Truyền cho hay.
Trong hành trình đưa thuốc cho các F0, Truyền nhớ có những trường hợp vừa xác nhận có nhà nhưng khi cậu tới nơi thì bệnh nhân đã phải vào viện chăm sóc người nhà cũng là F0 bất ngờ trở nặng. Vì thế, Truyền lại chạy xe từ nhà bệnh nhân đến bệnh viện để đưa thuốc cho họ.
“Em gọi bệnh nhân ra ngoài bệnh viện nhận thuốc. Em và bệnh nhân ngồi dưới gốc cây để hướng dẫn, tư vấn, sau đó lấy yên xe máy làm bàn để bệnh nhân ký xác nhận. Em nhớ có một chú nhận hộp thuốc em đưa chú vui lắm. Chú đi vào bệnh viện cứ ngoái đầu lại nhìn em hoài”.
Một F0 khác được Truyền giao thuốc lại chính là sinh viên cùng trường, nhiễm bệnh sau một thời gian tham gia chống dịch.
"Nhìn bạn, em thấy rưng rưng… Em không nghĩ có lúc mình lại đi giao thuốc cho chính đồng đội của mình trị bệnh. Điều đó có nghĩa nguy cơ là hoàn toàn có, vì vậy em luôn nhắc nhở bản thân mình trước khi muốn giúp đỡ được cho nhiều người thì mình phải thật cẩn thận, giữ gìn sức khoẻ, tuân thủ đúng quy định… bởi nếu mình bị Covid-19 không những sẽ không hỗ trợ được bất kỳ ai mà còn làm cho mọi người lo lắng”.
Ngoài ra, Truyền cũng có những kỉ niệm vui. Đó là những bệnh nhân được Truyền hỗ trợ, tư vấn sau khoảng 4-5 ngày thì cậu nhận được tin báo họ đã âm tính với SARS-COV-2…
"Đó là niềm vui rất lớn không có gì diễn tả được. Có nhiều bệnh nhân nhận được thuốc điều trị họ rơi nước mắt vì vui. Với đó là điều rất ý nghĩa, vinh dự và dù nhỏ bé nhưng là trách nhiệm mình đã chọn khi chọn học ngành y".
Sau khi hoàn thành việc đưa thuốc trong ngày, Truyền sẽ quay về trường tháo đồ bảo hộ bỏ vào nơi xử lý theo quy định. Sau đó Truyền về nhà tiếp tục làm khoá luận tốt nghiệp.
“Mỗi ngày em cố gắng sắp xếp thời gian phù hợp vừa làm tình nguyện vừa làm khoá luận tốt nghiệp. Sử dụng triệt để thời gian em thấy rất có ý nghĩa khi mình có thể chung tay, sát cánh cùng mọi người chống dịch”.
Tháng 10 này, khi bảo vệ khoá luận tốt nghiệp xong sẽ xung phong vào bệnh viện dã chiến để điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 Truyền cho hay, tháng 10 này khi bảo vệ khoá luận tốt nghiệp xong sẽ tiếp tục xin vào bệnh viện dã chiến để điều trị cho bệnh nhân Covid-19.
Lê Thanh Truyền, từng là một trong những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Trường ĐH Y Dược TP.HCM cách đây 6 năm. Truyền quê ở thôn An Trường, xã Phổ Ninh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
Khi Truyền hơn 1 tuổi, mẹ bỏ đi để lại Truyền và em trai mới tròn 2 tháng. Khi Truyền lên 10, cha em bị bệnh nặng chỉ luẩn quẩn ở nhà. Đã vậy, em trai Truyền cũng mắc bệnh trầm cảm. Ở tuổi ăn, tuổi chơi, Truyền bỗng chốc trở thành lao động chính khi gánh cuộc sống của cả cha và em trên vai. Khi Truyền học lớp 11 thì cha qua đời, để lại cho hai anh em một căn nhà lụp xụp, 1 sào ruộng chỉ có thể trồng lúa.
Vượt qua nghịch cảnh, Truyền trúng tuyển vào ngành Y học dự phòng của Trường ĐH Y Dược TP.HCM, vừa học vừa đi làm thêm để nuôi mình, nuôi em.
Lê Huyền(Ảnh: NVCC)
Nam sinh mắc Covid-19 sau 3 tháng tình nguyện chống dịch
Sau 3 tháng tình nguyện tham gia chống dịch Covid-19, Nguyễn Bảo Minh dương tính với SARS-COV-2. Những ngày này Minh đang “chiến đấu”, mong nhanh khỏi bệnh để tiếp tục công việc.
">...
【Giải trí】
阅读更多
热门文章
- Siêu máy tính dự đoán Eintracht Frankfurt vs Dortmund, 2h30 ngày 18/1
- Sinh viên băn khoăn vì giá điện nước nhà trọ quá cao
- PSG mâu thuẫn Mbappe: Sẵn sàng cuộc chiến pháp lý
- Anh nêu số vụ tấn công nơi tuyển quân Nga, Ukraine chặn tên lửa tập kích Dnipro
- Nhận định, soi kèo Tigres UANL vs Mazatlan, 08h00 ngày 18/01: Chủ nhà thắng nhọc
- MU phát sốt chuyển nhượng James Maddison, Dybala chạy sang PSG
最新文章
-
Soi kèo phạt góc Real Madrid vs Las Palmas, 22h15 ngày 19/01
-
Điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 dao động từ 18 đến 22 điểm tùy theo ngành. Trong đó, các ngành Thương mại điện tử và Quan hệ công chúng có điểm chuẩn là 22 điểm.
Ngành Truyền thông đa phương tiện, Thanh nhạc, Robot và trí tuệ nhân tạo, Dược học có điểm chuẩn 21; Ngành Công nghệ thông tin, An toàn thông tin, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Tâm lý học, Marketing, Thú y, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học có điểm chuẩn 20 điểm. Các ngành còn lại có điểm chuẩn từ 18 - 19 điểm.
Cụ thể như sau:
Trường ĐH đầu tiên ở TP.HCM công bố điểm chuẩn Thí sinh tra cứu kết quả trúng tuyển trên website của trường. Thí sinh trúng tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT 2021 phải xác nhận nhập học bằng cách nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 về trường (nộp trực tiếp hoặc chuyển phát nhanh qua bưu điện).
Do tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, thí sinh xác nhận nhập học theo phương thức trực tuyến trước và gửi nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 về trường sau khi tình hình dịch bệnh Covid19 đã ổn định.
Thí sinh chuẩn bị file ảnh bản chụp Giấy chứng nhận kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và vào trang: http://nhaphoctructuyen.hutech.edu.vn/để thực hiện theo hướng dẫn đến trước 17h ngày 26/9.
Thí sinh hoàn thành xác nhận nhập học có thể làm thủ tục nhập học trực tuyến (trong thời gian TP.HCM thực hiện giãn cách) hoặc nhập học trực tiếp tại HUTECH khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát.
Lê Huyền
Điểm chuẩn Trường ĐH Công nghệ TP.HCM 2022 cao nhất là 21Trường ĐH Công nghệ TP.HCM công bố điểm chuẩn năm 2022." alt="Điểm chuẩn Đại học Công nghệ TP.HCM năm 2021">Điểm chuẩn Đại học Công nghệ TP.HCM năm 2021
-
Lexus Cup 2023 - một dấu ấn trong hành trình của Lexus tại Việt Nam “Giải golf Lexus Cup được tổ chức rất chuyên nghiệp, lịch sự và chu đáo. Mỗi khách tham gia đều nhận được một bức ảnh kỷ niệm trên sân golf từ Lexus, rất bất ngờ và cảm động” - khách hàng T.Q.H tham gia lần đầu tiên chia sẻ.
Năm 2023 đánh dấu tròn một thập kỷ Lexus có mặt tại Việt Nam. Bước qua một chương mới, Lexus sẽ viết tiếp câu chuyện của mình tại Việt Nam với sứ mệnh Mang lại trải nghiệm sang trọng riêng biệt cho từng khách hàng. Và Lexus Cup 2023 là một điểm nhấn ấn tượng trong hành trình kết nối cảm xúc ấy.
Doãn Phong
" alt="Chung kết Lexus Cup 2023 quy tụ 40 golf thủ xuất sắc">Chung kết Lexus Cup 2023 quy tụ 40 golf thủ xuất sắc
-
Richarlison được cho cầm đầu nổi loạn chống lại Conte khiến ông 'bay ghế' ở Tottenham chỉ sau 16 tháng Phòng thay đồ Tottenham từ tôn trọng chuyển sang chán Conte, muốn ông rời London càng sớm càng tốt, đặc biệt sau những gì cựu thuyền trưởng Chelsea tung hê trước truyền thông.
Contechỉ trích các cầu thủ ích kỷ, không chơi như một đội sau trận Tottenham 3-0 Southampton dù dẫn trước đến 2 bàn. Trong cơn bực bội, nhà cầm quân người Italy cũng nhắm luôn vào lãnh đạo CLB, chỉ ra rối rắm khiến các HLV dù có muốn làm đến đâu cũng khó thực hiện.
Các nguồn tin cho hay, Harry Kanehay Son Heung Min không còn sự ủng hộ Conte như lúc đầu. Tuy nhiên, theo TyC Sports thì 2 ngôi sao gây sức ép mạnh buộc Tottenham phải sa thải Conte chính là Richarlison và Cristian Romero. Bộ đôi này được ra tối hậu thư cho CLB: hoặc chúng tôi, hoặc ông ta.
Richarlison vốn có mâu thuẫn với Conte trước đó, công khai chỉ trích ông thầy người Italy sau khi không được dùng ở trận Tottenham thua AC Milan ở vòng 16 đội Champions League.
Trước ồn ào là nhân vật chính ‘lật ghế’ Conte, Richarlison lên tiếng phủ nhận hoàn toàn, cho rằng tất cả đều là bịa đặt.
“Việc đặt câu hỏi và chỉ trích phong độ của tôi trên sân, tôi chấp nhận. Nhưng bịa đặt sai về tôi, tôi không để yên.
Tôi luôn dành nhiều sự tôn trọng cho Conte và tất cả các HLV của tôi. Ông ấy giúp tôi rất nhiều khi tôi gia nhập Tottenham. Bất cứ khi nào chúng tôi gặp vấn đề (ngay cả khi nó được công khai), tôi và ông ấy đều ngồi lại giải quyết.
Tôi không cầm đầu nổi loạn chống lại Conte mà hoàn toàn ngược lại. Tôi xin lỗi vì không làm được nhiều như ông ấy mong đợi, không làm được đủ để ông có thể ở lại đây.
Khi ông rời đi, tôi đã gửi tin nhắn và chúc ông ấy những điều tốt đẹp vì đó là những gì Conte xứng đáng”.
Xem lịch thi đấu Ngoại hạng Anh mới nhất tại đây!
Lịch thi đấu vòng 29 Ngoại hạng Anh 2022-23: Khúc cua tử thần
Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh 2022-23: Cung cấp lịch thi đấu bóng đá Ngoại hạng Anh vòng 29 đầy đủ, nhanh và chính xác." alt="Chỉ đích danh 2 ngôi sao ép Tottenham sa thải Conte">Chỉ đích danh 2 ngôi sao ép Tottenham sa thải Conte
-
Nhận định, soi kèo Inter Milan vs Empoli, 2h45 ngày 20/1: Chiến thắng nhọc nhằn
-
VietNamNet xin trân trọng giới thiệu Toàn văn phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị: Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2020-2021, triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 - Ảnh VGP Hội nghị hôm nay diễn ra trong một bối cảnh hết sức đặc biệt bởi đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên toàn cầu. Ở nước ta, nhiều địa phương đang phải thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội. Nhân dân đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về vật chất và tinh thần, trong đó có các học sinh, sinh viên.
Chúng ta phải xác định rõ năm học mới và những năm học tới còn rất nhiều khó khăn, thách thức, nhiều vấn đề mới, phức tạp chưa thể hình dung hết. Cần nhìn nhận khách quan tình hình, không chủ quan, lơ là, thỏa mãn, phải xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo, thống nhất nhận thức, quyết liệt hành động để thực hiện các nhiệm vụ.
Chỉ còn ít ngày nữa là năm học mới bắt đầu. Đây là thời điểm mỗi giáo viên, học sinh, sinh viên háo hức, các phụ huynh mong chờ ngày tựu trường sau kỳ nghỉ hè vất vả, nhưng có lẽ nhiều nơi, nhiều địa phương trên cả nước chưa thực hiện được. Dịch bệnh gần như đã làm đảo lộn tất cả các hoạt động của xã hội. Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ thấu hiểu, chia sẻ những vất vả, khó khăn của cả ngành giáo dục, của hơn 24 triệu học sinh, sinh viên, hàng triệu nhà giáo, hàng chục triệu phụ huynh học sinh.
Chính vì vậy, bên cạnh việc giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để phát triển sự nghiệp giáo dục, Hội nghị cần có những giải pháp trước mắt, kịp thời cho năm học mới với sự cố gắng cao nhất, quan tâm sâu sắc nhất đến tất các thầy cô giáo, học sinh, sinh viên trong thời khắc khó khăn này.
Đảng ta đã xác định con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại. Đây là mục tiêu chiến lược, lợi ích lâu dài, chúng ta phải kiên trì, kiên định, dù khó khăn đến mấy cũng phải làm bằng được.
Tôi đánh giá cao báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ý kiến phát biểu rất tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tế, đầy bản lĩnh về những kết quả chủ yếu đạt được, những vướng mắc, hạn chế trong triển khai nhiệm vụ năm học 2020-2021 và những việc cần làm trong thời gian tới. Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu để hoàn chỉnh báo cáo, triển khai nhiệm vụ trên tinh thần nghiêm túc, cầu thị lắng nghe, phát huy những kết quả đã đạt được, kịp thời phát hiện, thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm và tập trung khắc phục.
Vì thời gian có hạn tôi, xin không nhắc lại chi tiết mà chỉ khái quát một số điểm cơ bản.
Ngành giáo dục đã từng bước và quyết liệt thực hiện các giải pháp để đổi mới toàn diện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học với phương châm “lấy học sinh làm trung tâm”, chú trọng phát triển con người để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Ngành giáo dục đã linh hoạt, triển khai các biện pháp ứng phó, chủ động ứng dụng công nghệ quản lý, dạy học trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Tôi đề nghị nghiên cứu thêm phương châm “lấy nhà trường làm nền tảng”, “lấy thầy giáo làm động lực” để bổ sung cho phương châm “lấy học sinh làm trung tâm”.
Năm học 2020 - 2021 ghi dấu mốc quan trọng với việc xây dựng cơ chế, chính sách thảo gỡ những “nút thắt”, tạo hành lang pháp lý cho đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo yêu cầu của Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương, qua đó tạo sự chuyển biến về chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, huy động nguồn lực xã hội và thúc đẩy hội nhập quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngành giáo dục đã tổ chức triển khai kỳ thi tốt nghiệp THPT sát hợp với tình hình, đảm bảo nghiêm túc, an toàn và chống dịch, được dư luận đánh giá cao. Cả nước ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực này của toàn ngành.
Giáo dục Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế như cải thiện vị trí xếp hạng các trường đại học trong các bảng xếp hạng quốc tế, tham gia các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực đạt được thứ hạng cao, thể hiện được trí tuệ và sức sáng tạo của người Việt Nam ta. Nhân dịp này, tôi gửi lời chúc mừng và khen ngợi kết quả của các đoàn dự thi Olympic quốc tế năm 2021 (với 37 em dự thi có 35 em đạt huy chương, trong đó có 12 huy chương vàng, 13 huy chương bạc, 10 huy chương đồng và 2 bằng khen); các em học sinh đạt thủ khoa trong kỳ thi THPT vừa qua, cùng hàng vạn tấm gương hiếu học vươn lên, chứng tỏ truyền thống hiếu học của đất nước ta trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Đây là những tấm gương sáng về trí tuệ, tinh thần vượt khó và hội nhập quốc tế.
Tôi ghi nhận và biểu dương tinh thần tham gia chống dịch tích cực của thầy và trò các trường y dược, đây là lực lượng đang không quản ngại hy sinh gian khổ, luôn ở tuyến đầu trong chống dịch, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân, theo tinh thần “thầy thuốc như mẹ hiền”.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng biểu dương những thành tựu của toàn ngành trong năm học vừa qua. Hôm nay, chúng ta triển khai Hội nghị trực tuyến kết nối đến nhiều điểm cầu, tôi cũng mong muốn các đồng chí truyền tải thông điệp về sự ghi nhận, đánh giá cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến toàn thể thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục trên toàn quốc đã vượt qua nghịch cảnh của dịch bệnh để thực hiện tốt sự nghiệp “trồng người”.
Bên cạnh những kết quả tích cực, chúng ta cũng cần nhìn thẳng vào những hạn chế để có giải pháp trong thời gian tới. Và trong Hội nghị hôm nay có sự tham gia của nhiều đồng chí lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, vì vậy tôi cũng đề nghị các đồng chí nghiên cứu, có giải pháp tháo gỡ những yếu kém, khuyết điểm, bất cập trong những lĩnh vực, ngành mình, địa phương mình phụ trách. Những vấn để vượt thẩm quyền thì báo cáo đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền, trong đó có Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, xem xét giải quyết, nếu thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Chính phủ sẽ tháo gỡ ngay.
Các đồng chí nêu nhiều vấn đề như:
Việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ở một số địa phương chưa phù hợp, còn tình trạng thiếu trường, lớp ở một số khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng sâu, vùng xa; thiếu đất cho xây dựng trường học, nhất là ở các thành phố lớn, các tỉnh có nhiều khu công nghiệp.
Tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ vẫn chưa được giải quyết triệt để ở một số địa phương; chất lượng đội ngũ không đồng đều, một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới.
Cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học còn thiếu, xuống cấp.
Kiến thức cho học sinh vẫn nặng về lý thuyết mà còn thiếu tính thực tiễn, tính ứng dụng và kỹ năng sống, việc quản lý sách giáo khoa và tài liệu tham khảo còn bất cập.
Tôi xin bổ sung thêm một số hạn chế khác cũng được xã hội rất quan tâm. Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền một số nơi, một số lúc chưa ngang tầm với vị trí, vai trò “quốc sách hàng đầu” giáo dục. Vẫn còn hiện tượng bệnh thành tích trong giáo dục. Chất lượng đào tạo, nhất là đào tạo đại học đã có tiến bộ nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho thích ứng với cách mạng công nghiệp lần thứ 4, mong muốn của chúng ta và yêu cầu hội nhập quốc tế. Đời sống giáo viên, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn rất nhiều khó khăn. Tình trạng học thêm, dạy thêm vẫn còn phổ biến; học chưa gắn với hành. Chưa đặt đúng tầm công tác giáo dục về truyền thống lịch sử, văn hóa, các giá trị tốt đẹp của dân tộc…
Tác động của dịch bệnh COVID-19 đến giáo dục chưa được tiên lượng và đánh giá thầu đáo về mọi mặt. Từng học sinh và phụ huynh ở những nơi giãn cách xã hội đều mong muốn có câu trả lời khi nào các cháu được trở lại trường học bình thường? Nhiều trường lớp đóng cửa, thu nhập của giáo viên, nhất là hệ thống trường tư thục và mầm non bị ảnh hưởng nghiêm trọng phải có chính sách hỗ trợ thế nào? Tôi còn được biết nhiều thầy cô phải đi bán hàng và làm đủ các việc khác để có thu nhập nhưng vẫn đam mê, mong muốn trở lại với bảng đen, phấn trắng, với các em học sinh. Hay các cháu học trực tuyến trong thời gian dài có ảnh hưởng tâm lý ra sao? Rồi các cháu đang ở độ tuổi phát triển nhưng gia đình gặp khó khăn do bố mẹ mất việc, không có thu nhập, chất lượng bữa ăn bị ảnh hưởng liệu có tác động đến dinh dưỡng và sự phát triển bình thường của các cháu hay không? Hoặc nhiều phụ huynh, nhất là ở vùng dịch, gia đình khó khăn liệu có tiền để đóng học phí hay không? Các gia đình có con nhỏ ở nhà học trực tuyến lâu ngày có ảnh hưởng đến công việc của bố mẹ hay không? Chúng ta cần suy nghĩ, có trách nhiệm trả lời thấu đáo cho những câu hỏi này. Đây là vấn đề lớn xã hội rất quan tâm và Chính phủ cần dành thời gian phân tích, có hành động cụ thể trong năm học mới, các cơ quan cần nghiên cứu để tham mưu cho Chính phủ.
Vì vậy, giải pháp của chúng ta hôm nay tập trung giải quyết 2 vấn đề. Thứ nhất là các vấn đề của kế hoạch năm học 2021-2022. Thứ hai là giải quyết vấn đề đang tồn tại của ngành gắn với mục tiêu thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát triển giáo dục.
Thứ nhất, về kế hoạch của năm học 2021-2022, Chính phủ sẽ có giải pháp năm học mới đảm bảo an toàn trường học gắn với tiêm vaccine. Việc trường học hoạt động trở lại bình thường là mong ước của tất cả học sinh, sinh viên, giáo viên và phụ huynh học sinh.
Về việc này, chúng ta đang triển khai theo hướng như sau :
Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai tiêm vaccine cho trẻ em. Bộ Y tế quy định độ tuổi tiêm các loại vaccine để tính toán phân bổ, có kế hoạch tiêm vaccine phù hợp. Ví dụ vaccine nào được nhiều nước sử dụng tiêm cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên, trong thời gian tới khi nhập khẩu về thì dành vaccine này tiêm cho trẻ em. Như vậy lứa tuổi từ 12 trở lên có thể trở lại trường học bình thường. Với trẻ em dưới 12 tuổi, chúng ta làm việc sớm với các hãng và thúc đẩy nghiên cứu trong nước để có thể trong thời gian tới có vaccine phòng dịch cho các cháu. Bộ Giáo dục và Đào tạo tính toán nhu cầu từng lứa tuổi, phối hợp với Bộ Y tế để có thể tiêm sớm nhất cho các cháu. Các cháu được tiêm đủ 2 mũi có thể học bình thường kèm biện pháp chống dịch khác như nhiều nước trên thế giới đang triển khai. Chúng ta làm tất cả nhưng gì có thể làm được để các cháu được tiêm vacicne. Còn đối với giáo viên đã tiêm theo nhóm ưu tiên thì rà soát lại, nếu nơi nào thiếu vacccine cho giáo viên thì bổ sung sớm. Đồng thời với việc tiêm vaccine, cần bảo đảm các điều kiện vật chất và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch khác khi học sinh trở lại học bình thường, an toàn.
Các địa phương không có dịch (vùng xanh) chủ động phương án cho học sinh quay lại trường học nhưng có biện pháp kiểm tra, sàng lọc, đảm bảo môi trường và có biện pháp phòng chống dịch phù hợp, không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, không thỏa mãn với những kết quả đã đạt được.
Đối với “vùng đỏ” và “vùng vàng”, giải pháp trước mắt là học sinh vẫn phải học trực tuyến. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có hướng dẫn cụ thể, có chương trình dạy và học phù hợp. Lãnh đạo địa phương cần hết sức lưu tâm dành các nguồn lực để hỗ trợ các trường hợp học sinh khó khăn không có phương tiện học tập trực tuyến, đảm bảo sự công bằng trong học tập không để ai bị bỏ lại phía sau, các cháu bị thất học. Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các thầy cô rất chia sẻ khi ngày tựu trường, các cháu không được đến trường mà chỉ được gặp thầy cô và bạn bè qua máy tính. Các cháu học trực tuyến trong thời gian dài ảnh hưởng đến tâm sinh lý và kiến thức, vì vậy khi quay trở lại trường học bình thường, đề nghị các thầy cô giáo quan tâm đến các cháu để đảm bảo “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, bù đắp lại những thiệt thòi trong những ngày chống dịch. Đối với các cháu đang phải học trực tuyến, việc này càng phải được quan tâm. Tôi đánh giá rất cao nhiều trường lớp, thầy cô đã có những chương trình vừa học vừa chơi để các cháu hứng thú học hành, chấp hành giãn cách, giảm căng thẳng.
Đối với những học sinh, sinh viên ở gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch, cần triển khai chính sách miễn giảm học phí để đảm bảo không cháu nào bị thất học sau dịch hoặc vì nghèo mà không được đến trường. Nhiều giáo viên bị ảnh hưởng do trường đóng cửa, nhất là giáo viên thuộc hệ thống các trường tư thục, mầm non cũng cần được quan tâm hơn nữa. Chúng ta đã triển khai chính sách hỗ trợ chung qua Nghị quyết 86 của Chính phủ, các bộ, ngành như Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu có chính sách hỗ trợ thêm cho các giáo viên và học sinh trong các trường hợp đặc thù một cách phù hợp.
Một việc có cảm giác nhỏ nhưng đề nghị các đồng chí quan tâm, đó là trong đại dịch, nhiều gia đình không có thu nhập nên ảnh hưởng đến bữa ăn và chế độ dinh dưỡng của các cháu, đặc biệt là độ tuổi đang phát triển. Cần có chính sách hỗ trợ các trường bổ sung dinh dưỡng bữa ăn bán trú hoặc hỗ trợ thực phẩm bổ sung dinh dưỡng để phát triển thể chất tốt hơn cho các cháu. Các tỉnh, thành phố nghiên cứu, duy trì, phát triển mô hình bán trú dân nuôi phù hợp với điều kiện địa phương.
Nhân dịp này, tôi kêu gọi các thầy cô, phụ huynh, học sinh và toàn thể nhân dân nêu cao tinh thần chống dịch “mình vì mọi người, mọi người vì mỗi người" và hôm nay là thông điệp “tất cả vì tương lai con em chúng ta”.
Thứ hai, đối với những vấn đề cần giải quyết để khắc phục những tồn tại, hạn chế, tôi đã chỉ đạo trong buổi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 6/5/2021. Hôm nay, tôi không nhắc lại mà bổ sung một số nội dung mới gắn với những vấn đề cụ thể.
Quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu” là tư tưởng nhất quán thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với nền giáo dục nước nhà. Điều đó được cụ thể hóa thông qua việc xây dựng, hoạch định chính sách và dành nguồn lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục. Tư tưởng này phải được quán triệt đầy đủ, sâu sắc, tổng thể, toàn diện tới từng cơ sở, từng cán bộ, từng người dân và cả từng học sinh. Chất lượng giáo dục phải được nâng lên cùng với chất lượng giáo viên, phải có chính sách khuyến khích học sinh giỏi vào ngành sư phạm, tạo môi trường, hệ sinh thái giáo dục phát triển lành mạnh, bình đẳng, sáng tạo, khuyến khích đổi mới… Cơ chế, chính sách phải hài hòa lợi ích giữa người dân, nhà nước, nhà đầu tư và chia sẻ rủi ro.
Về nguyên tắc chung, năm học 2011 - 2022 là năm học đầu tiên thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách lớn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ của nhiệm kỳ 2021 – 2026. Ngành giáo cần hoàn thành Chiến lược giáo dục trong quý IV năm nay cùng Kế hoạch hành động cụ thể để tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục căn bản ở tất cả các cấp học, tạo động lực mới, đột phá cho sự phát triển, thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục, vận hành cơ chế tự chủ đại học, mở rộng hợp tác quốc tế...; hướng tới nền giáo dục có chất lượng, uy tín trong khu vực, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập và các khâu đột phá chiến lược.
Vấn đề giáo dục và đào tạo là vấn đề khó, vì tác động tới nhiều đối tượng, nhiều người, tới tất cả các gia đình. Những vấn đề đã “chín”, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện; những vấn đề chưa có quy định hoặc vượt quy định thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.
Đối với các vướng mắc của ngành cụ thể nêu ở trên tôi yêu cầu: Bộ Xây dựng phối hợp các cơ quan liên quan và các địa phương rà soát, tăng cường kiểm tra, giám sát quy hoạch xây dựng gắn với không gian xây trường học phù hợp, nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, với tầm nhìn xa, hiện đại.
Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các địa phương phối hợp rà soát cơ chế, chính sách phân bổ giáo viên và triển khai các chương trình đào tạo, tuyển dụng cho phù hợp. Cần có giải pháp tổng thể giảm bệnh thành tích trong giáo dục để đạt mục tiêu “học thật, thi thật, nhân tài thật”, thu hút nhân tài, “học gắn với hành”, khắc phục tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, từ đào tạo - tuyển dụng - sử dụng nguồn nhân lực... Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan có giải pháp tài chính hỗ trợ giáo viên vùng sâu, vùng xa, giáo viên mầm non, trang bị cơ sở vật chất trường lớp, bổ sung trang thiết bị dạy học đang bị thiếu, xuống cấp, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp từng địa phương.
Cần giảm tình trạng dạy thêm học thêm bằng giải pháp thiết kế chương trình học, cơ chế thi cử, chế độ đãi ngộ giáo viên phù hợp, cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng học dễ thi khó, “học một đằng thi một nẻo”… Sớm công bố phương án kỳ thi THPT quốc gia năm 2022 phù hợp với tình hình dịch bệnh phức tạp và phương án các năm tiếp theo để giáo viên và học sinh có thời gian chuẩn bị.
Cần có giải pháp để học sinh thích học môn lịch sử, tìm hiểu truyền thống văn hóa, các giá trị tốt đẹp của dân tộc, của cha ông ta. Môn lịch sử rất quan trọng, bồi đắp lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và hiểu biết văn hóa Việt Nam. Việc dạy môn lịch sử hiện nay còn thiên về học thuộc, thiếu hấp dẫn. Tăng cường việc dạy và học ngoại ngữ gắn với việc đổi mới và sáng tạo cách dạy, học. Thực tế chất lượng đào tạo ngoại ngữ còn hạn chế, giảm sức cạnh tranh của nguồn nhân lực đất nước trong thời kỳ hội nhập.
Cần nghiên cứu kỹ vấn đề tự chủ giáo dục, không chậm trễ, không nóng vội, thận trọng, khoa học; tự chủ về chuyên môn, kinh phí nhưng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Về việc thiếu giáo viên, thiếu ở đâu, thiếu bao nhiêu, thiếu thế nào phải phân tích rất cụ thể, không thể chỉ nói chung chung, thống kê một cách cơ học. Lãnh đạo các địa phương cần quan tâm việc tổ chức lại các nhà trường, các điểm trường, cơ cấu lại, đào tạo lại đội ngũ giáo viên, đội ngũ phục vụ…; xuống tận cơ sở, sâu sát, quyết liệt để giải quyết các bất cập. Trong bối cảnh nguồn lực có hạn, bài toán đặt ra là phải làm sao sử dụng phù hợp nhất, hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất để bất kỳ trẻ em nào trên đất nước ta đến tuổi đi học đều được đến trường, được bảo đảm quyền lợi cao nhất. Chúng ta không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Giáo dục là lĩnh vực liên quan đến mọi gia đình, có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội, vì vậy các đồng chí cần chú trọng đến hoạt động truyền thông để Nhân dân hiểu các chủ trương, đường lối, chính sách về giáo dục, góp phần tạo sự đồng thuận, chia sẻ đến mọi tầng lớp trong Nhân dân. Lưu ý cần quan tâm theo dõi, sơ kết, tổng kết, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách và khâu tổ chức thực hiện, không để người dân bức xúc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Vì lợi ích 10 năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người". Các đồng chí đang thực hiện trọng trách vô cùng vinh dự của sự nghiệp “trồng người”, dẫu còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng chúng ta có truyền thống, có kinh nghiệm, có lòng yêu nước, có đam mê, chúng ta sẽ vượt qua. Nhân dịp năm học mới, tôi xin chúc và mong các đồng chí với trí tuệ, sự nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm ra sức xây dựng nền giáo dục ngày càng phát triển, tất cả vì thế hệ trẻ, tất cả vì học sinh thân yêu, tất cả vì một Việt Nam “sánh vai với các cường quốc năm châu ”, một Việt Nam thịnh vượng và hạnh phúc, nhân dân thực sự hạnh phúc và ấm no.
Thủ tướng: Sớm tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay Chính phủ sẽ có giải pháp năm học mới đảm bảo an toàn trường học gắn với tiêm vắc xin.
" alt="Toàn văn phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc triển khai nhiệm vụ năm học mới">Toàn văn phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc triển khai nhiệm vụ năm học mới