Lương không cao nhưng vì sao giáo viên New Zealand vẫn yêu nghề?
- Không đơn thuần chỉ là người truyền đạt kiến thức,ươngkhôngcaonhưngvìsaogiáoviênNewZealandvẫnyêunghềda bong hom nay giáo viên New Zealand vừa đi dạy vừa được đi học như sinh viên.
Đặc biệt, dù lương không cao ngất ngưởng như nhiều nghề khác nhưng môi trường giảng dạy rất nhiều đãi ngộ ở đây đã truyền cho các nhà giáo ngọn lửa yêu nghề bền bỉ.
Dưới đây là những chia sẻ chân thành từ người trong cuộc- TS Nguyễn Thị Cẩm Lệ - giảng viên tiếng Anh tại ĐH Victoria Wellington.
Năm 2006, tôi may mắn được theo học bậc Tiến sĩ tại ĐH Victoria Wellington (VUW) theo diện học bổng phát triển của chính phủ New Zealand. Bị chinh phục bởi một nền giáo dục chuẩn mực, ngay sau khi hoàn thành luận văn tiến sĩ, tôi thi tuyển vào VUW với mong muốn trở thành một giảng viên ở xứ Kiwi.
Và khi đã gắn bó với công việc này gần 10 năm, tôi phát hiện ra rằng tình yêu nghề trong tôi ngày một lớn. Mà điều đó có được đều nhờ môi trường làm việc chuyên nghiệp và thân thiện mà tôi đang được trải nghiệm.
Không phải đối diện với áp lực quá tải sinh viên
Với một giảng viên, công việc ý nghĩa nhất là khi họ có đủ thời gian để đầu tư cho nó. Dĩ nhiên, điều đó không thể làm được nếu một giảng viên cùng lúc phải giảng dạy hàng trăm sinh viên.
Tại VUW, mỗi khóa học, tôi cùng một giảng viên khác chỉ phải phụ trách một lớp tối đa khoảng 16 sinh viên. Nhờ vậy, tôi có nhiều thời gian hơn để nghiên cứu, sáng tạo ra những giáo án thú vị, truyền được cảm hứng học tập cho sinh viên.
Dù giảng dạy bộ môn Tiếng anh nhưng trong các tiết học tôi luôn khéo léo lồng ghép những đề tài nóng của xã hội như các biện pháp giảm lượng rác thải nilon của từng khu vực trên thế giới để sinh viên lập nhóm và tranh luận cùng nhau.
Ngoài ra, Viện Anh ngữ nơi tôi làm việc hàng tuần đều mời thêm nhiều diễn giả - những người đã thành công ở các lĩnh vực như kinh tế, công nghệ thông tin, văn hóa, xã hội… đến trò chuyện về những chủ đề sinh viên yêu thích. Những cách này giúp sinh viên vô cùng hào hứng và tiếp thu bài cũng rất nhanh.
Chị Cẩm Lệ (áo hồng) chụp cùng các học trò của mình
Không phải đối diện với áp lực quá tải sinh viên, tôi còn có điều kiện để quan tâm chu đáo đến từng em sinh viên một.
Ngoài việc có nhiều thời gian ngoài giờ hơn để giải đáp thắc mắc của sinh viên về bài học trên lớp, tôi còn có thể trò chuyện với từng em, hiểu rõ mục tiêu học tập của các em và đưa ra những lời khuyên hữu ích để mỗi sinh viên tự vạch ra được một hướng đi đúng đắn cho muc tiêu của mình.
Quan trọng hơn, nhà trường không bao giờ áp đặt kết quả học tập của sinh viên lên giảng viên, chỉ cần giảng viên chứng minh được mình đã nỗ lực hết sức trong công việc giảng dạy là được. Có được một tâm lý thoải mái khi làm việc, điều đó giúp tôi mỗi ngày thêm nỗ lực trong công việc mà mình đã lựa chọn.
Những hỗ trợ thiết thực từ nhà trường
Một nền giáo dục phát triển là một nền giáo dục không ngừng cập nhật và đổi mới.
Đó là lý do mà trường VUW – nơi tôi đang công tác không ngừng mở ra những khóa đào tạo cho giảng viên về những thiết bị công nghệ, phần mềm giảng dạy tiên tiến nhất, giúp công việc của chúng tôi luôn được thuận lợi.
Không dừng lại ở đó, trường còn khuyến khích giáo viên làm nghiên cứu để tìm ra những phương pháp mới và hiệu quả hơn, phục vụ cho công tác giảng dạy. Cứ một năm rưỡi, trường sẽ cho phép một giảng viên nghỉ phép 6 tuần và hỗ trợ chi phí để giáo viên tập trung vào việc phát triển chuyên môn hoặc làm nghiên cứu khoa học.
Với ưu đãi này, giảng viên có quyền lựa chọn bất kỳ một khóa học, hội thảo chuyên đề yêu thích ở bất kỳ đâu để tham gia. Nhờ vậy, kể từ khi công tác tại đây, tôi đã có cơ hội tham gia rất nhiều hội thảo giáo dục tầm cỡ quốc tế tại các nước như: Úc, Thụy Sĩ, Thái Lan, Singapore và ngay tại New Zealand…
Chính những hỗ trợ thiết thực từ nhà trường đã tạo nguồn động lực mạnh mẽ để tập thể giảng viên chúng tôi cho ra đời rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, đưa VUW trở thành một trong những trường ĐH hàng đầu về nghiên cứu.
Môi trường làm việc thân thiện
Tại Viện Anh ngữ của VUW, tôi là người nước ngoài duy nhất được tuyển chọn để trở thành giảng viên cơ hữu và đứng trong đội ngũ giảng dạy nòng cốt của viện. Còn lại tất cả đều là người bản xứ. Dù vậy nhưng tôi chưa bao giờ có cảm giác mình là người nước ngoài.
New Zealand là một đất nước đa văn hóa, con người hòa đồng thân thiện. Do đó, tôi luôn được đồng nghiệp tôn trọng và giúp đỡ. Cuối tuần, chúng tôi vẫn thường đi ăn tối với nhau để trò chuyện về công việc cũng như cuộc sống. Những buổi gặp gỡ và giao lưu ngoài môi trường làm việc tạo cho tôi cảm giác thân quen như đang sống trên chính quê hương mình.
Chị Cẩm Lệ trong một buổi dã ngoại với các đồng nghiệp
Ngoài ra, nhà trường vẫn luôn tạo điều kiện để giảng viên gắn kết với nhau. Mỗi ngày trường sẽ dành ra nửa tiếng để giáo viên được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy với nhau.
Và mỗi năm, trường sẽ tổ chức một chuyến du lịch dành riêng cho giảng viên để chúng tôi được cùng nhau thực hiện một đề tài nghiên cứu nào đó mà chúng tôi yêu thích. Được sống và làm việc trong một môi trường vô cùng thân thiện là một trong những lý do quan trọng níu giữ tôi gắn bó với nghề.
10 năm làm công việc đưa đò ở xứ kiwi giúp tôi hiểu rằng, mọi nhà giáo đến với nghề bằng tình yêu nhưng ngọn lửa đó có giữ được hay không phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung quanh.
Cẩm Lệ (Giảng viên người Việt tại ĐH Victoria Wellington)
Giảm biên chế giáo viên thế nào khi đầu vào tăng lên?
"Vấn đề đặt ra với các tỉnh là giảm thế nào trong khi số học sinh đầu vào tăng lên?"
本文地址:http://user.tour-time.com/html/419d499347.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。