Mẹ Hà An Huy: Tôi vừa làm cha vừa làm mẹ nuôi con từ bé đến giờ
Hơn một tuần sau khi giành Quán quân Vietnam Idol,ẹHàAnHuyTôivừalàmchavừalàmmẹnuôicontừbéđếngiờliverpool – arsenal chúng tôi gặp mẹ Hà An Huy - NSƯT Minh Phương tại trụ sở Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), nơi chị đang là Trưởng đoàn ca nhạc dân tộc Ban âm nhạc VOV3.
Trò chuyện với phóng viên, NSƯT Minh Phương vẫn đang trong niềm hân hoan hạnh phúc khi năm nay là năm vô cùng may mắn với gia đình chị. Mẹ vừa giành HCV trong Liên hoan Trích đoạn hay nghệ thuật sân khấu toàn quốc (6/2023), con cũng là Quán quân của cuộc thi Vietnam Idol trong sự đồng thuận của đông đảo công chúng.
Cách nói chuyện mộc mạc, chân thành và gần gũi ở người nghệ sĩ này phần nào trả lời cho câu hỏi vì sao Hà An Huy được khen có duyên, dễ thương và cách hát đầy cảm xúc đến vậy.
Nhưng giờ đây khi con trai đã trở thành ca sĩ chuyên nghiệp, lại có công ty quản lý riêng nên khi phát ngôn chị cũng phải "nhìn trước ngó sau". Chị bảo, nhiều thông tin trong bài viết này chị và con trai chưa từng chia sẻ với báo chí (sau này cũng khó vì từ biểu diễn đến trả lời báo chí của Huy đều phải thông qua đơn vị quản lý) nhưng cuộc trò chuyện với Gia đình&Xã đã mang đến sự thân tình để chị một lần bày tỏ, cũng là thay cho lời lý giải điều gì đã làm nên một Hà An Huy đầy màu sắc như hiện tại.
Được biết, Huy sinh ra trong gia đình giàu truyền thống nghệ thuật nên có nhiều lợi thế hơn so với các thí sinh trong Vietnam Idol. Chị đầu tư cho con thế nào để Huy được phát triển khả năng?
- Sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật thì đúng là có nhiều lợi thế vì được sống trong cái nôi âm nhạc từ nhỏ, được ngấm vào máu rồi. Huy có may mắn là gia đình đều theo âm nhạc truyền thống. Bà ngoại là NSND Thúy Mơ (nguyên Phó giám đốc Nhà hát chèo Hải Dương), mẹ là nghệ sĩ chèo. Nhưng ở khía cạnh khác, nó cũng có sự thiệt thòi nhất định cho Huy. Vì ngày nhỏ, Huy thường xuyên phải theo mẹ đến đoàn hay mỗi khi đi diễn nên cũng rất tội cho con.
Ảnh tư liệu BTC cuộc thi Vietnam Idol
Còn đầu tư thì thực ra tôi không đầu tư gì ngoài việc lo cho con học ở trường. 3 năm ở Học viện âm nhạc Quốc gia, ngoài chuyên ngành thanh nhạc thì con có mày mò chơi guitar, piano. Năm 2019 con mới bắt đầu sáng tác. Lắm hôm đang ăn cơm nghĩ ra câu gì hay là bảo: "Mẹ, con vừa nghĩ được câu hay lắm, con phải nghi lại không quên mất". Thế là bỏ bữa vào phòng làm nhạc luôn. Tôi cứ giễu con, "anh có mà sáng tác ăn". Đến khi đi thi Bài hát yêu thích, tôi cũng bất ngờ. Mọi người cứ bảo tôi là giấu con, "thằng này như từ đâu chui ra"... Nó cứ như đến giai đoạn đó bộc phát ra vậy, chứ chính tôi cũng không ngờ con sáng tác được sâu sắc như thế.
Về hát thì giọng Huy cũng không phải hay lắm đâu, thế mạnh của con là hát tình cảm, hát rất cảm xúc thôi. Để trở thành ca sĩ chuyên nghiệp, con còn phải học và luyện nhiều. Vietnam Idol tôi thấy nhiều bạn giọng hay lắm.
Lúc nhỏ Huy có điều gì đặc biệt không thưa chị?
- Con tình cảm, sâu sắc từ nhỏ. Mỗi khi thấy mẹ vất vả, con hay nói với tôi, sau này sẽ làm người đàn ông tốt, sẽ yêu thương, chăm chút vợ con, không để vợ con phải khổ. Nhưng nghĩ lại thì cuộc đời này có ai là không vất vả đâu. Làm nghệ thuật mà không vất vả thì làm sao có dấu ấn? Những trắc trở, không tròn vẹn ở cuộc đời cũng vậy, nhờ nó mà cho ta trưởng thành và sự sâu sắc trong đời sống nội tâm, chứ đầy đủ rồi có khi lại không nghĩ được thế.
Về tố chất âm nhạc thì cũng có nhưng để rõ nét thì mới chỉ gần đây thôi. Cũng phải bật mí về điều không "đặc biệt" ở Huy một chút là lúc nhỏ con có hàm răng xấu lắm, bị quặp vào trong. Nếu không đẩy ra là sẽ bị móm. Đi niềng mới có hàm răng đẹp như bây giờ chứ không thì xấu lắm.
Lúc nhỏ con cũng béo nữa. Có đợt tôi phải hãm không cho ăn nhiều. Được cái Huy từ nhỏ rất dễ nuôi, cái gì cũng ăn. Rồi được mẹ chăm bẵm cho nữa nên có giai đoạn bị béo. Tôi còn tưởng lớn lên con sẽ bị lùn. Ai ngờ đến giai đoạn phát triển thì cao vụt lên. Giờ 1m85 rồi.
Còn mắt một mí là giống bên ngoại. Cứ hay đeo kính khi hát nhưng bảo cho đi cắt mí nhé lại bảo giãy nảy lên. Kêu là con phải để mắt một mí người ta mới sợ con chứ hai mí thì nhìn hiền lành quá người ta không sợ (cười).
Ảnh: Chí Cường
Hầu như mỗi đêm thi là một cặp kính. Tính riêng tiền kính cũng không nhỏ đâu phải không chị?
- À toàn kính đi thuê đấy. Trang phục cũng vậy.
Trong đêm chung kết và các phóng sự về Huy thường chỉ thấy chị và bà xuất hiện chứ không thấy bố. Vì sao vậy?
- Về chuyện này thì tôi xin phép không trả lời. Chỉ biết rằng cuộc sống của con từ lúc 5 tuổi chỉ có mẹ thôi nên trong chương trình con cũng chỉ nói về mẹ và bà là vì thế.
Khi con được 5 tuổi thì tôi chuyển công tác từ Nhà hát Chèo Hải Dương về Đài tiếng nói Việt Nam vì nếu là nghệ sĩ như trước đây thì khổ cho con quá, mẹ đi đâu xách con theo đó, rất tội. Cả tuổi thơ của tôi trải qua cảnh như vậy rồi nên tôi không muốn con lặp lại như thế nên quyết định thay đổi. Về VOV, tôi vẫn được sống với nghề, lại chỉ làm giờ hành chính nên có thời gian để chăm con.
"Cuộc sống của Huy chỉ có mẹ thôi", vậy chị vừa làm bố vừa làm mẹ như thế nào?
- Về kinh thế thì tôi không có khó khăn vì ngoài làm ở VOV tôi còn đi diễn, rồi dựng chương trình nữa. Tôi lo được cuộc sống cho mình, cho con đầy đủ. Có căn hộ chung cư và chiếc xe ô tô để đi diễn. Ngoài lo cho gia đình nhỏ thì tôi còn lo được cả gia đình lớn, cho các em các cháu nữa.
Lúc nhỏ tôi sợ Huy là con một sẽ thiếu thốn tình cảm, ích kỷ nên nuôi cả đứa cháu từ nhỏ. Có anh có em nên khi đi công tác hay về muộn tôi cũng yên tâm hơn.
Trên sân khấu Vietnam Idol, Huy không ngại thể hiện tình cảm với mẹ, với bà trước ống kính. Trong nhà, Huy hẳn là chỗ dựa tinh thần cho chị?
- Đúng vậy! Tôi cứ nói đùa với con, hình như kiếp trước con là bạn của mẹ hay như nào đấy nên kiếp này mẹ con mình mới hợp nhau như thế. Số tôi muộn con, cứ nghĩ là hiếm hoi nhưng cuối cùng được ông trời thương cho mình đứa con hiền lành, sâu sắc. Lúc nào cũng lo nghĩ cho mẹ, mẹ buồn là an ủi, động viên để mẹ nguôi ngoai.
Mà Huy tiết kiệm lắm, chắc là vì tôi hay than với con là "nhà mình không có điều kiện nên con phải tự lập, chứ học hành thi cử mà chạy chọt là mẹ không có tiền đâu". Thế nên đi siêu thị, thấy con nhìn cái gì lâu lâu hay sờ vào cái gì là tôi hiểu con rất thích, nhưng mẹ bảo mua cho thì nhất quyết không. Mua quần áo cũng đề nghị ra chợ sinh viên mua cho rẻ, chỉ sợ tốn tiền mẹ.
Điều tôi yên tâm nhất ở con là sống rất tình cảm, không chỉ với người thân mà cả với mọi người xung quanh. Nói chuyện xong bao giờ cũng kèm câu "con yêu mẹ". Lẽ ra lớn rồi là ngại bày tỏ tình cảm với mẹ chứ nhỉ?
Có một kỷ niệm ngày 8/3 mà nghĩ lại cứ thương con. Năm nào con cũng tặng hoa kèm lời chúc đầy yêu thương mà đến giờ tôi vẫn giữ. Năm thì mua, năm thì tự gấp thành bông hoa hồng nhỏ xinh. Nhưng năm đó (hình như 12 tuổi) không có tiền mà vẫn mang được hoa về tặng mẹ mới siêu.
Đi từ trường cấp 2 Thành Công về nhà, thấy hàng hoa nào cũng hỏi "cô ơi, bác ơi mai có bán hoa không?", hỏi xong thì lại đi hàng khác chứ không mua. Về gần đến nhà gặp hàng hoa lại hỏi y như thế. Bác hàng hoa hiểu ý nên hỏi "con mua hoa tặng ai à?". Bảo "vâng, nhưng con không có tiền, bác cho con nợ mai con trả được không?". Cuối cùng thì bác bán hoa tặng chứ không bán. "Con không xin tiền mẹ trước là để mẹ bất ngờ". Bất ngờ chắc gồm cả ý không phải mất tiền mua nữa đấy.
Vào Sài Gòn bận rộn thi cử nhưng hôm nào cũng gọi cho mẹ, chat chit kể đủ thứ chuyện. Mình lo cho con không hết vì toàn thức khuya 1-2 giờ, có hôm hỏi 4 giờ chiều còn chưa ăn… vậy mà con lo ngược cho mẹ. Kêu mình mẹ ở nhà không có con là vất vả, nhưng nếu bảo hay mẹ vào với con thì không nghe, nói mẹ vào đây mà con đi suốt ngày mẹ không có ai nói chuyện thì mẹ sẽ buồn.
Lắm lúc Huy cũng làm mẹ ức chế, tức phát khóc lên nhưng xong là: "Mẹ ơi con xin lỗi mẹ, con không hiểu chuyện". Rồi trêu cho mẹ cười, cứ "Minh Phương, Minh Phương đừng giận nữa mà".
Ở nhà tôi tình cảm với con nhưng cũng cứng rắn như đàn ông chứ không ủy mị đâu. Lúc nào tôi cũng tỏ ra mạnh mẽ trước con, vì tôi sợ con yếu đuối. Khi con khóc là tôi phải đe ngay: Đàn ông không được khóc. Nên tôi cũng không bao giờ khóc trước mặt con. Nhưng Huy nhạy cảm lắm, nhìn nét mặt của mẹ là biết rồi, không cần mẹ phải nói ra.
Huy có năng khiếu từ nhỏ, biết sáng tác nữa, chắc là sinh viên đã biết biết kiếm tiền đỡ mẹ rồi...
- Chưa kiếm được đồng nào từ nhạc cả, vì con mới sáng tác gần đây và mới được biết đến từ năm ngoái, xong là bước vào Vietnam Idol nên không có thời gian đi diễn. Lúc trước chưa thi thì có đòi đi làm thêm để kiếm tiền đỡ mẹ. Mà đỡ gì khi tiền công là 17 nghìn đồng/giờ, lại thử việc 1 tháng mới có lương. Thế mà thích lắm. Chiều tối hết giờ làm thì đi trông xe. Nhưng cuối cùng có được đồng nào đâu. Chủ quán mắng nhân viên, thế là bênh. Huy cũng bị mắng luôn. Vậy là tức không làm nữa.
Có lần Huy tâm sự rằng từng bị trầm cảm. Chuyện đó diễn ra thế nào thưa chị?
- Giai đoạn đó tôi phải giấu mọi người đấy. Huy chểnh mảng việc học vì con không thích học, sợ học, lại hay bị cô giáo phê bình. Hôm nào bị cô giáo phạt là đi học về Huy không dám lên nhà, cứ đứng ở cầu thang cạnh nhà. Biết là về nhà mẹ lại ca bài ca muôn thủa.
Tôi cũng bị áp lực vì cô giáo liên tục gọi điện phàn nàn. Cứ thấy cô giáo gọi điện là tôi hãi. Rồi về nhà lại ép con học nên con trầm cảm vì cả mẹ nữa. Tôi bảo con, con không cần học giỏi, chỉ cần học ở mức bình thường, hoàn thiện các bài tập cô giao thôi mà cũng không được à? Mẹ đã khổ rồi con đừng làm mẹ khổ vì con nữa. Quan điểm của tôi, nghề nào cũng cần phải học, làm nghệ thuật mà không có kiến thức ra ngoài người ta coi thường mình.
Giai đoạn khởi sắc là khi con học trường ĐH Thăng Long, Khoa âm nhạc ứng dụng. Ở đây con được phát huy sở trường, tập sáng tác. Bài ‘Bức họa nơi xa’ là bài tốt nghiệp năm thứ nhất, đạt điểm tối đa. Các thầy cô thấy Huy có tố chất mới động viên đi thi Bài hát yêu thích. Không bị áp lực học văn hóa, lại được phát triển khả năng nên chứng trầm cảm của Huy cũng hết.
Ảnh tư liệu BTC cuộc thi Vietnam Idol
Ai cũng thắc mắc sao Huy là Quán quân Bài hát yêu thích rồi mà vẫn thi Vietnam Idol? Phải chăng là vì Huy được mời tham gia thi?
- Lý do chính là vì hai cuộc thi này khác nhau. Cuộc thi trước chỉ thiên về sáng tác, còn cuộc này đầy đủ hơn, phải biết hát, biểu diễn, sáng tác nữa, cần rất nhiều yếu tố. Vì khả năng tiềm ẩn của Huy còn rất nhiều nên con muốn khám phá, muốn thử sức. Năm nay có nhạc sĩ Huy Tuấn, ca sĩ Mỹ Tâm, là những người con ngưỡng mộ nên con hi vọng ở đó sẽ được học hỏi từ các cô chú.
Trước đêm chung kết, con còn an ủi mẹ là nếu không được mẹ cũng đừng buồn. Tôi bảo, mẹ không đặt nặng và cũng không kỳ vọng quá nhiều. Quan trọng là con được trải nghiệm trong cuộc thi. Không là quán quân của chương trình thì là quán quân trong lòng mẹ, gia đình mình và fan của con.
Cuộc thi dựa vào bình chọn của khán giả và Huy được lượng vote cao nhất. Chị có vận động mọi người bình chọn cho Huy không?
- Tôi không vận động và Huy cũng vậy. Con bảo, fans của con toàn là sinh viên, các bạn làm gì có tiền để bình chọn (muốn ủng hộ thí sinh phải nạp tiền mua thẻ thông qua hệ thống bình chọn của chương trình – pv).
Nói thật lòng là bản thân tôi cũng không bình chọn cho con vì tôi làm mấy lần mà không được. Trải qua mấy bước, rồi còn chụp chứng minh thư xác nhận chứ không phải đơn giản chỉ là soạn tin nhắn. Mình có tuổi rồi, mấy thứ liên quan đến công nghệ là mù mờ lắm.
Từ sau cuộc thi, Huy đã nhận được nhiều lời mời đi diễn chưa, thưa chị?
- Sau cuộc thi, con ký hợp đồng với đơn vị tổ chức nên việc nhận show, sắp xếp sẽ do đơn vị quản lý. Nhưng không phải ai cũng biết thông tin này nên trên facebook của tôi nhận được rất nhiều lời mời từ các chương trình, diễn event, rồi cả Đức, Nhật cũng có. Hiện tại thì con chưa nhận lời đi diễn ở đâu cả vì còn đang muốn nghỉ ngơi dưỡng sức.
Ngoài những ưu điểm, có điều gì ở con trai khiến chị lo lắng?
- Không biết ra ngoài thế nào chứ ở nhà tôi thấy con thật quá, dễ tin người nữa. Showbiz vốn phức tạp, chỉ sợ với tính cách đó sẽ gặp chuyện nọ chuyện kia. Như hôm nọ gọi điện bảo mẹ gửi cho con 1 triệu tối về con kể sau. Hóa ra là xin để cho người chở xe ôm. "Em í mất ví mẹ ạ, hôm nay lại là sinh nhật mẹ em í nữa. Con cho nhưng em bảo chỉ mượn thôi rồi sẽ trả con". Bình thường người ta sẽ giúp vài trăm thôi đúng không? Lại còn bảo cho mượn, biết mình ở đâu mà trả. Tôi lo là con thiếu chín chắn, dễ tin người sẽ bị lợi dụng.
Lo nữa là con hay hút thuốc vì toàn thức đêm sáng tác, 1-2 giờ mới ngủ. Được cái con không uống rượu bia, may thế. Như chim sợ cành cong, tôi rất sợ cảnh sống bên cạnh người thích nhậu nhẹt, bia rượu tối ngày.
Ảnh: Chí Cường
Chị nói có gì Huy cũng kể với mẹ. Vậy chuyện có bạn gái thì Huy có kể với chị không?
- Trong đêm diễn Huy thể hiện bài "Trăng dưới chân mình" có tâm sự về mối tình đầu đấy. Rồi bài "Rơi" ở vòng thử giọng con cũng chia sẻ là sáng tác khi vừa chia tay bạn gái. Hôm rồi có thổ lộ là mới có bạn gái được khoảng vài tháng nay. Chuyện riêng của con tôi không can thiệp nhiều, miễn là con thấy vui, thấy hạnh phúc. Tuy nhiên có hơi lo lắng chút là vì con tình cảm quá, sâu sắc quá, luôn lo nghĩ cho mọi người nên cứ sợ là lấy phải vợ đoảng (cười). Nhưng mà kệ đi, mình cứ tích đức cho con, con cũng học mình cách sống như thế nên tôi nghĩ là trời sẽ thương mình thôi.
Theo Gia đình & Xã hội

(责任编辑:Công nghệ)
下一篇:Nhận định, soi kèo Getafe vs Villarreal, 19h00 ngày 30/3: Vị thế lung lay
Các bị cáo tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ Việt Á. Ảnh: CTV Tại phiên tòa phúc thẩm, người đại diện của Công ty Việt Á trình bày: Đối với số tiền hơn 800 tỷ đồng bị quy kết là tiền thu lời bất chính (trừ đi số tiền đã chi hoa hồng và hối lộ, còn lại hơn 600 tỷ đồng) mà bản án sơ thẩm buộc Công ty Việt Á phải trả lại là không có căn cứ.
Theo người đại diện Việt Á, công ty dùng đề tài của mình để sản xuất test xét nghiệm nên việc bản án sơ thẩm buộc Việt Á phải trả lại số tiền nêu trên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công ty.
Phía Công ty Việt Á cũng cho rằng, Việt Á bán kit test cho không chỉ đơn vị nhà nước mà còn bán kit test cho cá nhân, doanh nghiệp tư nhân. Việc bán sản phẩm cho các đối tượng này chỉ thực hiện theo hợp đồng giữa hai bên, không vi phạm pháp luật nên không thể quy kết tiền thu lời được từ các hợp đồng này là “thu lợi bất chính”.
Đại diện Việt Á cũng kháng cáo đòi nợ hơn 1.200 tỷ đồng của 80 đơn vị. Trong đó, các đơn vị thuộc Nhà nước nợ hơn 674 tỷ đồng; các đơn vị tư nhân còn nợ hơn 563 tỷ đồng.
Đối với nội dung kháng cáo này, vị chủ tọa phiên tòa giải thích, HĐXX chỉ xem xét các nội dung có trong bản án sơ thẩm. Đối với các nội dung không có trong bản án sơ thẩm, dù có kháng cáo, HĐXX cấp phúc thẩm không xem xét.
Người đại diện của Công ty Việt Á trình bày rằng, các tài khoản của Công ty Việt Á và tài khoản của các công ty trong hệ thống đã bị phong tỏa. Việc này gây khó khăn cho Việt Á trong việc nộp thuế, trả nợ… Phía Việt Á đề nghị được gỡ phong tỏa các tài khoản nói trên.
Phía Việt Á thừa nhận, việc bản án sơ thẩm buộc Công ty bồi thường thiệt hại từ hành vi sai phạm đấu thầu ở 24 cơ sở y tế công lập là có cơ sở. Việt Á thừa nhận các cơ sở này có thiệt hại.
Phiên tòa sẽ tiếp tục vào ngày mai.
" alt="Công ty Việt Á kháng cáo đòi khoản nợ hơn 1.200 tỷ đồng" />Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp họp với các Đối tác Giảm nhẹ rủi ro thiên tai hỗ trợ nhân dân các tỉnh Duyên hải miền Trung bị thiệt hại do lũ lụt
“Hiện nay là điều kiện sinh hoạt bà con rất khó khăn, làm thế nào để đảm bảo sức khỏe, chúng tôi cũng đã chuẩn bị những vật phẩm, nhu yếu phẩm cơ bản, nhất là thuốc men cơ bản để phòng chống dịch trong lũ và ngay sau lũ. Các điều kiện đã được chuẩn bị để ngay sau lũ rút là có thể vệ sinh môi trường để sản xuất trở lại bình thường”, Thứ trưởng nói.
Cũng tại cuộc họp, cùng với cam kết của Cơ quan Liệp hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) hỗ trợ khẩn cấp về tiền mặt và một số trang thiết bị cứu trợ người dân, bà Mizuho Okimoto Trưởng bộ phận chính sách xã hội và chương trình Chính phủ của Quỹ Nhi đồng của Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết sẽ ưu tiên hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương như: trẻ em, phụ nữ, và đảm bảo an ninh dinh dưỡng những đối tượng này.
Đại diện Đối tác Giảm nhẹ rủi ro thiên tai, ông Andrew Jeffries cho biết, đã làm việc chặt chẽ với các thành viên của Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai và những cơ quan liên quan để xác định những thiệt hại cũng như các nhu cầu trước mắt để có thể hỗ trợ Chính phủ Việt Nam và người dân vùng thiên tai, để đảm bảo sau khi mưa lũ rút người dân sẽ nhận được những hỗ trợ một cách nhanh nhất.
Để giúp đỡ người dân vùng lũ miền Trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung Ương về Phòng chống thiên tai đã tổng hợp nhu cầu tài chính, trang thiết bị vật tư cần hỗ trợ. Cụ thể gồm: 12 tấn lương khô; 47 triệu viên Aquatabs. Ngoài ra còn cần hỗ trợ áp phao cứu sinh, thuốc men, đồ dùng cá nhân… Đặc biệt về tiền mặt, trước mắt Ban Chỉ đạo đề xuất hỗ trợ hơn 1.003 tỷ đồng (khoảng 43.509.000 USD).
Các tổ chức như: JICA đã hỗ trợ 100 bộ lọc nước trực tiếp và 250 bạt nhựa; UNDP cam kết hỗ trợ 100.000 USD, SAVE THE CHILDREN huy động 100.000 USD, USAID là 100.000 USD; WHO đã huy động 10.000 USD, AHA Centre ung hộ 1.000 bộ sửa nhà, 1.300 bộ đồ bếp.
PV
Bạn đọc VietnamNet trao 300 triệu đến gia đình phóng viên hy sinh ở Rào Trăng 3
Sau khi báo VietNamNet đưa tin anh Phạm Văn Hướng hy sinh khi tham gia cứu hộ Rào Trăng 3, để lại 2 đứa con và mẹ già ốm đau, Công ty FE Credit đã trao tặng 300 triệu đồng chia sẻ nỗi mất mát với gia đình.
" alt="Cần hơn 1.000 tỷ đồng hỗ trợ người dân miền Trung" />Hình ảnh cậu bé Dexter Tyler với chiếc vòng tránh thai nắm chặt trong tay được cư dân mạng chia sẻ rộng rãi trong mấy ngày qua. (Ảnh: Lucy Hellein)
BS Hà chia sẻ thêm, trong trường hợp đã đặt vòng mà chị em vẫn có thai và muốn giữ lại thai, các BS sẽ theo dõi quá trình phát triển của thai kỳ kèm chiếc vòng. Nếu chiếc vòng lệch thấp, nó sẽ được lấy ra. Nếu vòng ở vị trí cao, nằm ngoài túi thai thì lúc sinh, chiếc vòng sẽ cùng với nhau thai tuột ra ngoài. Ở Việt Nam những trường hợp này cũng khá nhiều.
Riêng với biện pháp sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày, theo BS Hà thì đây chỉ là liệu pháp tránh thai tạm thời. Hiệu quả tránh thai sẽ đạt 99,8% trong trường hợp người sử dụng thuốc tuân thủ nghiêm ngặt giờ uống thuốc. Ngược lại, những người uống thuốc không đúng giờ, lúc nhớ, lúc quên thì tỉ lệ thất bại của biện pháp này rất cao. “Nếu bác sĩ phát hiện bệnh nhân có thai trong chu kỳ đang dùng thuốc sẽ không chỉ định phải bỏ cái thai mà sẽ theo dõi các giai đoạn phát triển của thai nhi. Bởi thực tế cho thấy có nhiều bà mẹ có bầu đang trong thời gian dùng thuốc vẫn sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh” - BS Hà nói.
Ngoài việc sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày, hiện thuốc tránh thai khẩn cấp cũng được nhiều chị em sử dụng. ThS-BS Dương Thị Lan - BV Hùng Vương, cho hay theo quy định chỉ được uống tối đa 2 viên thuốc tránh thai khẩn cấp trong một tháng nhưng không ít người dùng tới 10-15 viên/tháng. Khi sử dụng thuốc tránh thai nhiều như vậy có thể gây một số tác dụng phụ như rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, rong huyết, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn…
“Thuốc tránh thai là những thuốc có tác dụng mạnh để chống thụ thai, nó không chỉ đơn thuần tác dụng lên cơ quan sinh sản mà người sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp quá nhiều cũng sẽ dẫn đến vô sinh. Nguyên nhân là khi được dùng quá liều, thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ làm niêm mạc tử cung teo lại, niêm mạc mỏng khiến trứng không thể làm tổ được” - BS Lan khuyến cáo.
Mấy ngày qua, trên các mạng xã hội chia sẻ rộng rãi hình ảnh một bé sơ sinh tên Dexter Tyler (chào đời tại bang Alabama, Mỹ) với chiếc vòng tránh thai nắm chặt trong tay. Trước đó, Daily Mail cũng từng đưa tin về bà mẹ 37 tuổi người Anh dù đặt vòng, uống thuốc tránh thai đều đặn vẫn đẻ liền 10 cậu con trai.
Mới đây, một người phụ nữ đang làm việc tại quận 1 (TP.HCM) đã phải vào BV Từ Dũ cấp cứu vì có bầu dính ngay vết mổ cũ mặc dù trước đó, chị đã đặt vòng tránh thai sau khi sinh bé gái thứ hai.
Dùng que cấy ngừa thai, sao vẫn dính bầu?
Nhiều chị em phụ nữ chỉ biết chếtlặng trước thông tin mình có thai mặc dù đã sử dụng que cấy ngừa thaiđúng theo hướng dẫn.
" alt="Vì sao đặt vòng mà vẫn có thai bình thường" />Đứa trẻ nhỏ xíu nằm trên tay mẹ, người mềm nhũn cứ gồng lên khóc rồi lại oặt ra, có lẽ vì do quá mệt khiến những người chứng kiến không khỏi đau lòng. Ngồi bên cạnh, cha bé buồn bã cúi gằm mặt xuống. Sự bất lực của vợ chồng anh Lành Văn Nhất đã lên tới đỉnh điểm.
Bé trai hơn 1 tuổi mắc bệnh ung thư hiểm nghèo Cháu bé có tên là là Lò Minh Tuân, năm nay mới 1 tuổi mắc bệnh u nguyên bào thần kinh. Gia đình bé Tuân là người dân tộc Kháng tại bản bản Nà Tắm, Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, thuộc diện vô cùng rất khó khăn.
Do phong tục lạc hậu ở địa phương, mẹ của Tuân đã tảo hôn. Thời điểm sinh con, vì chị chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn nên bé Tuân theo họ mẹ.
Anh Lành Văn Nhất (24 tuổi, bố của bé) từng khoe khắp bản làng về đứa con nhỏ kháu khỉnh, đáng yêu. Niềm vui ngắn ngủi khi bất hạnh ập đến, vào tháng 6/2020, Tuân cứ gầy còm dần, bụng phình to, kém ăn. Vợ chồng anh Nhất đưa con đến bệnh viện huyện khám nhưng không tìm ra bệnh.
Không nản lòng, anh chị đưa con lên bệnh viện tỉnh. Các bác sĩ phát hiện dấu hiệu bất thường nên chỉ định cho bé Tuân chuyển tuyến Trung ương.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bác sĩ tìm ra người bé có nhiều hạch ổ bụng cùng một khối u khá to. Kết quả xét nghiệm sinh thiết cho thấy, Tuân đã bị ung thư ác tính.
Căn bệnh hành hạ khiến con đau đớn, khổ sở "Bác sĩ gọi tôi vào bảo, con bị ung thư rồi. Cảm giác đấy tôi không biết phải diễn tả như thế nào. Đau lòng lắm", anh Nhất nghẹn lời nhớ lại.
Để con có cơ hội điều trị tốt nhất, phía bệnh viện Nhi khuyên gia đình anh Nhất đưa con đến Bệnh viện K Tân Triều. Nhìn con đau đớn suốt đêm, vợ chồng anh không cầm lòng. Anh bàn với vợ dù có phải bán hết trâu bò, nhà cửa cũng phải cứu lấy con. Cũng kể từ lúc đó, gia đình nghèo đã thật sự lâm vào đường cùng.
Cơ hội nào cho bé Tuân?
Tạm về nhà để lo liệu chuyện tiền bạc, mọi thứ trong đầu anh Nhất hết sức ngổn ngang. Căn nhà đơn sơ của vợ chồng anh bán cũng chẳng ai mua. Cả gia tài chỉ còn đúng con trâu là thứ đáng giá duy nhất. Anh đành bấm bụng đem đi bán lấy 30 triệu đồng, tiếp tục hành trình đi tìm sự sống cho con.
Mất đi “đầu cơ nghiệp”, anh Nhất còn muối mặt đi vay khắp làng trên xóm dưới số tiền 20 triệu đồng. Bởi anh biết được, căn bệnh ung thư rất quái ác, chi phí điều trị cực kỳ tốn kém.
Đối với người dân tộc thiểu số ở vùng cao, số tiền đó quá lớn. Đặc biệt, gia đình anh Nhất mưu sinh bằng nghề làm ruộng, thu nhập quanh năm chỉ đủ ăn đã là một sự may mắn.
Sống ở vùng khó khăn, cha mẹ Tuân không đủ sức lo cho con chữa bệnh Thế nên, tổng số tiền bán trâu và vay mượn khoảng 50 triệu đồng trở thành tất cả những gì gia đình anh có được. Dẫu vậy, điều đó chẳng thấm tháp vào đâu vì chi phí điều trị của cháu Tuân quá lớn.
Dù được bảo hiểm hỗ trợ chi phí điều trị song đặc thù căn bệnh ung thư cần sử dụng khá nhiều loại thuốc ngoài danh mục bảo hiểm. Trung bình cứ 6 ngày, gia đình phải chi trả số tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm lên đến 1,3 triệu đồng. Chưa kể tiền sinh hoạt phí nơi thủ đô đắt đỏ của gia đình cũng hết hơn 100 ngàn đồng/ngày.
Thế nên, suốt quá trình đưa các con đi khắp các bệnh viện điều trị, cả nhà anh Nhất đã hoàn toàn cạn kiệt số tiền bán trâu và vay mượn. Giờ đây, trong ví anh chỉ còn khoảng vài trăm nghìn đồng. Chỗ tiền ít ỏi chẳng đủ để duy trì sinh hoạt tại bệnh viện chứ chưa nói đến việc tiếp tục quá trình điều trị của con.
Nghe tiếng con gào khóc khi được vợ bế đi dọc hành lang bệnh viện, anh Nhất rưng rưng. Những giọt nước mắt thương con còn quá nhỏ đã phải sống trong ngập tràn sự đau đớn tột cùng. Vợ chồng anh sợ một ngày phải ôm con về quê, chờ cơn bạo bệnh hành hạ đến lúc hơi tàn.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Anh Lành Văn Nhất. Địa chỉ: bản Nà Tắm, Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. SĐT: 0347000748.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2020.262(bé Lò Minh Tuân)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436.Cha tử nạn trên biển để lại mẹ già tai biến, con thơ bơ vơ
Căn nhà nhỏ vừa xây xong ít lâu, nợ vẫn chưa trả hết, anh Chiến xa vợ con đi làm thuê. Mới đây sóng đánh lật thuyền, anh tử nạn ngoài biển khơi, để lại người mẹ già tai biến liệt giường cùng vợ và 3 đứa con thơ.
" alt="Bán hết trâu vẫn 'cháy túi', đôi vợ chồng nghèo gào khóc xin cứu con trong tuyệt vọng" />Bị can Trần Thị Bình Minh. Ảnh: Bộ Công an Việc này nhằm hợp thức lại sai phạm của Trung tâm công nghệ sinh học trong giai đoạn 1 và tạo điều kiện cho Chủ đầu tư, Công ty AIC được thay đổi danh mục theo hướng có lợi cho công ty, nâng giá gói thầu và triển khai tiếp giai đoạn 2 và 3, vi phạm quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 33 tỷ đồng.
Qua đó, bà Trần Thị Bình Minh được hưởng lợi bất chính 1,9 tỷ đồng. Số tiền này bà Minh được ông Trần Mạnh Hà đưa cho 900 triệu đồng và ông Dương Hoa Xô đưa cho 1 tỷ đồng. Trong khi đó, ông Phan Tất Thắng cũng được Công ty AIC tặng quà và 50 triệu đồng.
Kết luận điều tra cũng cho rằng, theo chỉ đạo của ông Dương Hoa Xô, ông Nguyễn Đăng Quân - khi đó là Phó giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học, Chủ tịch Hội đồng khoa học - đã thay đổi chủng loại, cấu hình, nâng giá thiết bị gói thầu; thông đồng với đơn vị tư vấn thẩm định giá để hợp thức giá gói thầu đã nâng khống.
Bị can còn cung cấp danh mục, cấu hình, giá thiết bị cho nhà thầu trước khi tổ chức đấu thầu, tạo điều kiện cho Liên danh AIC và các công ty liên quan trúng 8 gói thầu, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 94 tỷ đồng.
Bản thân ông Quân được ông Dương Hoa Xô chia cho 950 triệu đồng từ việc nâng giá gói thầu, tạo điều kiện cho AIC, Việt Á. Hành vi của ông Quân bị CQĐT xác định đã phạm vào tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng với vai trò giúp sức cho ông Dương Hoa Xô và bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch AIC).
Kiến nghị của cơ quan điều tra
Hoàn tất kết luận điều tra vụ án Vi phạm quy định đấu thầu, đưa, nhận hối lộ xảy ra tại Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC), Sở KH&ĐT TP HCM và Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố, cơ quan Cảnh sát điều tra đưa ra một số kiến nghị. Đó là:
Kiến nghị Bộ Tài chính xem xét, xử lý đối với các công ty thẩm định giá và thẩm định viên có sai phạm trong vụ án tại các công ty: Công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ tin học TP HCM (nay là Công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ tin học Moore AISC); Công ty CP Tư vấn và Thẩm định giá Đông Nam Á (tạm đình chỉ kinh doanh, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thẩm định giá…)
Kiến nghị UBND TP HCM và các cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý đối với một số công ty theo thẩm quyền và quy định của Luật đấu thầu 2013; Nghị định 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
Các công ty này gồm: Công ty CP Công nghệ cao; Công ty TNHH Y sinh Nam Anh; Công ty TNHH thiết bị khoa học và công nghệ Kim Ngân; Công ty CP Công nghệ cao Gene Việt; Công ty CP Xuất nhập khẩu kỹ thuật Vimedimex; Công ty CP Công nghệ Việt Á; Công ty CP tư vấn và Quản lý xây dựng Hồng Hà và Công ty CP tư vấn xây dựng Nguyên Châu.
" alt="Nhận tiền của AIC, cựu Phó Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM bị đề nghị truy tố" />
- ·Nhận định, soi kèo Borussia Dortmund vs Mainz 05, 22h30 ngày 30/3: Phong độ trái ngược
- ·Nên và không nên ăn gì khi bị sốt?
- ·Đấu giá biển số chiều 24/11: Ảm đạm, biển ngũ quý 4 giá cao nhất chỉ 80 triệu
- ·Giảm cân bằng màng bọc thực phẩm có thể tử vong
- ·Soi kèo phạt góc Celta Vigo vs Las Palmas, 2h00 ngày 1/4
- ·Vụ 22 người bị đất lở vùi lấp: Tiếng khóc xé lòng tìm con của người mẹ tàn tật
- ·Chủ nhà chi đậm hoa hồng cho môi giới chốt căn hộ 70 tỷ
- ·Đứa trẻ ‘đặc biệt’ lẽo đẽo theo mẹ đi rửa bát thuê
- ·Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Auckland FC, 13h00 ngày 30/3: Củng cố ngôi đầu
- ·Bệnh loãng xương có thể gây tàn phế từ người trẻ đến già
Những đứa trẻ ngủ trên bè chuối ở Quảng Trị
Người chồng trẻ gào khóc, bất lực nhìn dòng lũ cuồn cuộn cuốn người vợ bầu đang trên đường đi sinh khiến nhiều người xót xa. Trước đó, sau khi cơn bão số 6 đổ bộ đất liền khu vực miền Trung, đã để lại hậu quả nặng nề. Thông tin, hình ảnh về những người mắc nạn trong bão, lũ, sạt lở đất cứ tăng dần khiến lòng người thấp thỏm.
Ngày 11/10, thông tin cặp vợ chồng trẻ ở Quảng Nam gặp nạn trên đường đi đám cưới về, sau khi cố vượt qua dòng nước lũ để về với con thơ mới hơn 1 tuổi khiến nhiều người rưng rưng. Ngày 12/10, cộng đồng mạng bị ám ảnh bởi hình ảnh người đàn ông trẻ ở Thừa Thiên - Huế quỳ khóc cầu xin ông trời “tha” cho vợ và đứa con còn chưa kịp chào đời, đã bị lũ cuốn trên đường đi sinh. Niềm hạnh phúc chờ trông bỗng chốc hóa tang thương vô hạn.
Cũng trong ngày 12/10, thông tin nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 (Thừa Thiên – Huế) bị sạt lở, vùi lấp nhiều nhân công. Hàng chục thân nhân ở quê nhà khóc ngất, mất ăn mất ngủ vì ngóng chờ tin con, chồng, cha. Ngày 13/10, đoàn cứu hộ gồm 21 người trên đường lên Thủy điện Rào Trăng 3 sạt lở thì bị lũ quét, khiến 13 người tử vong.
TP. Huế ngập chìm trong biển nước. Nhiều tuyến đường ở phố cổ Hội An cũng bị ngập sâu. Ngoài những mất mát về người, miền Trung của chúng ta còn bị thiệt hại nặng nề về kinh tế. Khi hàng trăm nghìn ngôi nhà bị ngập trong nước lũ, hàng trăm ngôi nhà hư hỏng hoàn toàn, nhiều công trình bị sạt lở, sụt lún…
Ở thành phố lớn, khi đường phố ngập nước, ngoài vài tiếng la ó thì vẫn còn đâu đó tiếng cười. Bởi nước ngập chỉ vài tiếng rồi rút. Còn đồng bào miền Trung đang phải chịu cảnh biển nước trắng trời, ngập nhà cửa, đồng ruộng, chuồng trại chăn nuôi. Con người bị cô lập trong chính căn nhà của mình, thậm chí là phải ở tạm một nơi không hề thân quen. Họ thậm chí còn không có đủ lương thực, thực phẩm, nước sạch, co ro trong mưa lạnh. Lũ rút chậm, họ cũng chưa biết lúc nào mới có thể trở về với cuộc sống bình thường, trên khuôn mặt là ánh mắt lo âu, buồn rầu, nặng nề.
Nối dây thừng tiếp tế cho người dân vùng lũ bị cô lập. Trực thăng tham gia công tác tìm kiếm 13 người trong đội cứu hộ mất tích. Miền Trung thường được ví như chiếc đòn gánh của Tổ quốc, để “cân sức” cho 2 đầu cùng phát triển kinh tế, văn hóa. Trong vị thế đó, đồng bào miền Trung vẫn luôn là điểm nối thân thương của chúng ta. Vậy nhưng, lúc này đây, đòn gánh của chúng ta đang bị suy yếu, rất cần có sự san sẻ, chung tay của người dân ở 2 đầu Tổ quốc, để có thể chống trụ vượt qua giai đoạn khó khăn.
Ban Bạn đọc
Báo VietNamNet đứng ra làm cầu nối nhận ủng hộ của bạn đọc, trực tiếp trao tặng đến những hộ dân bị thiệt hại do lũ, khắc phục khó khăn.
Mọi đóng góp xin gửi về:
1. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.mienTrung
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
2. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436." alt="Hướng về khúc ruột miền Trung!" />Năm 2020 đánh dấu cột mốc Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Trọng Đạt
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.
Thực tế cho thấy, không chỉ còn là chiến lược, chuyển đổi số đã lan tỏa một cách sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam trong năm 2020. Trong đại dịch Covid-19, Internet và công nghệ số đã trở thành công cụ hiệu quả, đảm bảo cho sự kết nối của người dân, bất chấp việc giãn cách xã hội.
2020 cũng là năm chứng kiến sự tăng trưởng của mạnh của các dịch vụ công trực tuyến. Tính đến ngày 30/12/2020, đã có 2.700 dịch vụ công được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG) trên tổng số gần 6.700 thủ tục hành chính tại 4 cấp chính quyền (đạt tỷ lệ 39%, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao 9%).
Nhờ đại dịch Covid-19 - "cú huých trăm năm cho chuyển đổi số quốc gia", số dịch vụ công trực tuyến tại Việt Nam trong năm nay đã tăng trưởng bằng nhiều năm trước cộng lại. Ảnh: Trọng Đạt Cổng DVCQG đến nay có hơn 99 triệu lượt truy cập, hơn 412.000 tài khoản đăng ký, hơn 27,2 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái, trên 719.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến và hơn 46.000 giao dịch thanh toán điện tử. Cổng DVCQG cũng đã tiếp nhận, hỗ trợ trên 43.800 cuộc gọi, hơn 9.600 phản ánh, kiến nghị. Chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên Cổng DVCQG là hơn 6.700 tỷ đồng/năm.
Cũng trong năm qua, vào mỗi thứ 6 hàng tuần, Bộ TT&TT lại ra mắt 1 nền tảng Make in Vietnam. Tổng cộng đã có 38 nền tảng như vậy được ra mắt trong năm 2020. Các nền tảng này chính là những công cụ quan trọng giúp chính quyền, doanh nghiệp và người dân tham gia vào công cuộc chuyển đổi số.
2, Cấp phép thử nghiệm thương mại 5G cho 3 nhà mạng lớn
Cuối năm 2020, 3 nhà mạng lớn tại Việt Nam gồm Viettel, VinaPhone, MobiFone đã được cấp phép và triển khai thử nghiệm thương mại 5G tại hai thành phố Hà Nội và TP.HCM.
Việc thử nghiệm 5G là cơ hội để các nhà mạng có thể xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp, dự kiến mức giá cả, chi phí sử dụng tài nguyên trước khi mạng di động 5G chính thức được cấp phép.
Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu về triển khai cung cấp dịch vụ mạng 5G. Ảnh: Trọng Đạt Qua quá trình thử nghiệm kỹ thuật tại Hà Nội và TP.HCM, mạng 5G cho tốc độ tải về đường xuống (download) nhanh gấp 10 lần, còn độ trễ giảm đi 10 lần so với mạng 4G.
Báo cáo của các nhà mạng sau quá trình thử nghiệm thương mại sẽ là tiền đề quan trọng để Bộ TT&TT hoàn thiện các cơ sở pháp lý về việc triển khai mạng di động 5G. Bộ TT&TT cũng đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ phủ sóng mạng di động 5G trên phạm vi toàn quốc.
5G được kỳ vọng sẽ mang đến những trải nghiệm Internet siêu tốc cho người dùng di động. Với tốc độ truy cập siêu nhanh, độ trễ siêu thấp, công nghệ này cũng chính là lời giải cho việc phát triển đô thị thông minh, nhà máy thông minh thông qua Internet vạn vật, bài toán xe tự hành và các ca mổ phức tạp được thực hiện từ xa.
Việc triển khai 5G sớm sẽ giúp Việt Nam trở thành một trong những nước tiên phong ứng dụng công nghệ 5G. Đây sẽ trở thành động lực quan trọng để phát triển, ứng dụng các công nghệ mới, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số.
3, Phòng, chống Covid-19 bằng phần mềm, ứng dụng Make in Vietnam
Việt Nam là một trong số ít quốc gia kiềm chế và ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của Covid-19. Thành công này có đóng góp không nhỏ của các sản phẩm công nghệ Make in Vietnam.
Chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, Việt Nam đã phát triển được rất nhiều website và ứng dụng phục vụ công tác phòng chống Covid-19.
Ứng dụng khai báo y tế tự nguyện NCOVI. Ảnh: Trọng Đạt Các sản phẩm tiêu biểu có thể kể tới như ứng dụng truy vết người nghi nhiễm Covid-19 - Bluezone, ứng dụng khai báo sức khỏe NCOVI, ứng dụng khai báo y tế điện tử Vietnam Health Declaration, cùng với đó là các website cung cấp thông tin nhanh chóng về tình hình dịch bệnh.
Thực tế cho thấy, đã có gần 900.000 tờ khai y tế được thực hiện qua ứng dụng khai báo y tế điện tử, 8 triệu lượt tải ứng dụng NCOVI với gần 18 triệu bản ghi khai báo y tế tự nguyện.
Ứng dụng Bluezone giúp truy vết người nghi nhiễm Covid-19. Ảnh: Trọng Đạt Tính đến giữa tháng 11/2020, đã có hơn 23 triệu người cài đặt và sử dụng ứng dụng Bluezone. Nhờ vậy, hàng trăm F1, F2 đã được phát hiện và đưa đi cách ly bởi sự giúp sức của ứng dụng truy vết người nghi nhiễm Covid-19.
Đây là những minh chứng cụ thể và sinh động cho thấy Việt Nam đã ứng dụng CNTT rất tốt vào công tác phòng chống đại dịch. Các sản phẩm công nghệ này đều được thực hiện bởi các công ty công nghệ Việt Nam, dưới sự điều hành của Chính phủ, Bộ TT&TT và Bộ Y tế.
4, Nghị định 91 nhằm dứt điểm cuộc gọi, tin nhắn và email rác
Từ ngày 1/10, Nghị định 91/2020 đã chính thức có hiệu lực. Đây là Nghị định quy định chi tiết việc thực hiện quảng cáo qua điện thoại, tin nhắn, thư điện tử. Trong đó, có các yêu cầu cụ thể về nguyên tắc quảng cáo, gắn nhãn quảng cáo, thông tin của người quảng cáo, chức năng từ chối quảng cáo,...
Một trong những điểm mới của Nghị định 91/2020 còn là sự xuất hiện của quy định về “Danh sách không quảng cáo”. Danh sách không quảng cáo (DoNotCall) là tập hợp số điện thoại mà người có quyền sử dụng số điện thoại đó đã đăng ký không chấp nhận bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào.
Người dùng di động tại Việt Nam đã có thể đăng ký vào “Danh sách không quảng cáo”. Ảnh: Trọng Đạt Người quảng cáo, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet không được phép gọi điện thoại quảng cáo, gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo, gửi tin nhắn quảng cáo tới bất kỳ số điện thoại nào trong Danh sách không quảng cáo. Theo Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), tính đến hết tháng 10/2020, đã có hơn 100.000 thuê bao di động đã đăng ký vào “Danh sách không quảng cáo”.
Thống kê của Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cũng cho thấy, trong 6 tháng cuối năm 2020, đã có 72.539 thuê bao bị chặn vì phát cuộc gọi quấy nhiễu người dùng và hơn 17 triệu cuộc gọi giả mạo bị ngăn chặn. Tất cả các thuê bao thực hiện hành vi phát tán cuộc gọi rác sẽ bị xử lý bằng cách khóa chiều gọi đi đối với thuê bao nội mạng và khóa chiều gọi đến đối với thuê bao liên mạng.
Số thuê bao phát tán cuộc gọi rác bị ngăn chặn từ tháng 7/2020. Số liệu: Cục Viễn thông Nghị định 91 là hành động cụ thể của Chính phủ nhằm xử lý dứt điểm vấn nạn cuộc gọi rác, tin nhắn rác đã tồn tại nhiều năm qua. Tùy theo mức độ, hành vi vi phạm liên quan tới thư điện tử, tin nhắn, gọi điện thoại cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ sẽ bị xử phạt hành chính từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng và buộc thu hồi số điện thoại.
5, Thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên bằng thiết bị Make in Vietnam
Ngày 17/1/2020, tập đoàn Viettel đã thực hiện cuộc gọi video đầu tiên sử dụng đường truyền dẫn dữ liệu kết nối 5G trên thiết bị thu phát sóng gNodeB do doanh nghiệp này phát triển.
Mạng di động 5G đầu tiên được kết nối thử nghiệm tại Việt Nam vào sáng 10/5/2019. Tuy vậy, đây là lần đầu tiên một cuộc gọi 5G được thực hiện bằng thiết bị mạng do Việt Nam tự sản xuất, bao gồm cả phần cứng và phần mềm.
Cuộc gọi 5G đầu tiên được thực hiện bằng thiết bị Make in Vietnam. Ảnh: Trọng Đạt Sự kiện này đánh dấu việc Việt Nam chính thức làm chủ công nghệ mạng 5G. Hiện trên thế giới chỉ có 5 công ty là Ericsson, Nokia, Huawei, Samsung và ZTE đã sản xuất thành công các thiết bị mạng cho 5G.
Viettel sẽ là nhà cung cấp thứ 6 trên thế giới sản xuất thành công thiết bị 5G. Đáng chú ý khi trong số các nhà cung cấp kể trên, chỉ có duy nhất nhà mạng của Việt Nam vừa là nhà khai thác viễn thông, vừa có khả năng tự sản xuất các thiết bị mạng.
Bộ TT&TT đặt mục tiêu sẽ thương mại hóa 5G bằng thiết bị do Việt Nam sản xuất. Ảnh: Trọng Đạt Tháng 10 cùng năm, Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (thuộc tập đoàn Viettel) đã ký kết thỏa thuận hợp tác nghiên cứu phát triển hệ thống trạm gốc di động 5G gNodeB với Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart (thuộc tập đoàn Vingroup).
Mục tiêu tiếp theo của doanh nghiệp này là hoàn thành việc phát triển mạng lõi 5G để tạo ra một mạng 5G hoàn chỉnh do người Việt Nam sản xuất vào năm 2021. Thương mại hóa 5G bằng thiết bị Make in Vietnam cũng chính là một chủ trương lớn của Bộ TT&TT.
6, Bùng nổ học online và các nền tảng học trực tuyến
Trong năm vừa qua, khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện, nhiều trường học đã buộc phải đóng cửa. Đây cũng là lý do dẫn tới sự phổ biến của việc dạy và học trên truyền hình cũng như trên các nền tảng trực tuyến.
Nhiều thống kê đã chỉ ra rằng, gần 50% trường đại học tại Việt Nam đã tổ chức dạy học trực tuyến trong mùa dịch. Ở những vùng khó khăn, nhiều thầy cô đã quay video bài giảng gửi lên YouTube, Zalo, Facebook và các ứng dụng khác nhằm tạo cơ hội học tập cho học sinh.
Sau đại dịch Covid-19, các nền tảng học trực tuyến đã trở nên rất phổ biến tại Việt Nam. Các ứng dụng dạy học trực tuyến như Zoom, Microsoft Teams, Google Classroom… cũng ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều giáo viên và nhà trường sử dụng. Sự phát triển của các mô hình học tập trực tuyến tại Việt Nam thậm chí còn được ghi nhận bởi các tổ chức uy tín trên toàn cầu.
Theo báo cáo PISA của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), việc học trực tuyến tại Việt Nam có nhiều điểm khả quan hơn so với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
Trong giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19, 79,7% học sinh Việt Nam đã được học trực tuyến, cao hơn mức trung bình chung của các nước thành viên OECD (67,5%).
Những giải pháp học trực tuyến và qua truyền hình đã giúp năm học 2019-2020 kết thúc đúng thời điểm, đảm bảo cho kỳ thi quốc gia cuối cấp vẫn được diễn ra đúng như kế hoạch. Quan trọng hơn, đây sẽ trở thành tiền đề để từng bước chuyển đổi số ngành giáo dục Việt Nam.
7, Giải thưởng Make in Vietnam, vinh danh doanh nghiệp công nghệ số
Bên lề Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, Bộ TT&TT đã tổ chức lễ công bố và trao giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam” năm 2020.
“Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam” năm 2020 là giải thưởng mang tầm quốc gia, lần đầu tiên được tổ chức để tôn vinh các sản phẩm công nghệ số do người Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam thiết kế, sáng tạo tại Việt Nam.
“Make in Vietnam” là thuật ngữ nhằm truyền tải chiến lược, lời hiệu triệu và sự chuyển dịch hướng phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt Đây là những sản phẩm có đóng góp trong việc giải các bài toán Việt Nam, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số quốc gia nhằm góp phần thực hiện sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển.
Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2020 là một hoạt động cụ thể nhằm triển khai Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam” được tổ chức với mục đích thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm công nghệ số để giải bài toán Việt Nam và tuyên truyền, phổ biến chủ trương phát triển doanh nghiệp công nghệ số.
Đây cũng là nơi tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc, có giá trị thực tế, góp phần phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, kiến tạo quốc gia số tại Việt Nam. Giải thưởng cũng sẽ giúp các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam tới đông đảo người dân và doanh nghiệp.
8, Lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam họp trực tuyến
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV (khai mạc vào ngày 20-5-2020) đánh dấu lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam thực hiện hình thức họp trực tuyến. Đây được xem là một kỳ họp đặc biệt trong lịch sử Quốc hội Việt Nam hơn 70 năm qua.
Các phiên họp trực tuyến được thực hiện qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 63 điểm cầu của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tại phiên họp, việc đăng ký phát biểu, tranh luận được các đại biểu thực hiện qua đường dây nóng và sử dụng phần mềm trên máy tính bảng để biểu quyết.
Phiên họp toàn thể lần thứ 27 của Ủy ban Pháp luật theo hình thức trực tuyến. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội Theo đánh giá của nhiều đại biểu, hình thức họp trực tuyến không những mang lại hiệu quả cao, mà còn có nhiều lợi thế hơn so với hình thức họp tập trung.
Việc họp trực tuyến giúp tiết kiệm ngân sách, thời gian di chuyển cho các đại biểu ở địa phương. Ngoài các vị trí lãnh đạo, nhiều cán bộ, công chức cấp sở, ngành… tại địa phương cũng có thêm điều kiện được tham dự phiên họp ở các điểm cầu trực tuyến.
Nhìn chung, các phiên họp trực tuyến diễn ra trong không khí dân chủ, nghiêm túc không khác so với hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội. Đây được xem là hình thức phù hợp trong giai đoạn cả nước đang gồng mình để phòng, chống đại dịch Covid-19.
Sự kiện này cũng thể hiện tính linh hoạt và góp phần đặt nền móng cho việc đổi mới hoạt động của Quốc hội trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
9, Apple chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam
Cuối năm 2020, hãng Foxconn - công ty chuyên sản xuất gia công cho Apple đã chuyển một phần dây chuyền sản xuất máy tính bảng (iPad) và máy tính xách tay (MacBook) từ Trung Quốc sang Việt Nam theo yêu cầu của đối tác.
Sự kiện này đánh dấu việc lần đầu tiên những chiếc iPad được lắp ráp bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Không chỉ iPad, một số mẫu tai nghe AirPod cũng đã được sản xuất tại Việt Nam, bao gồm cả mẫu tai nghe sắp sửa được ra mắt.
Foxconn đã cho ra đời những chiếc iPad được gia công, lắp ráp tại Việt Nam. Điều này diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nổ ra sau đại dịch Covid-19. Đó cũng là lúc mà nhiều ông lớn công nghệ bắt đầu có ý định dịch chuyển nguồn vốn đầu tư của mình sang thị trường Việt Nam.
Có một thực tế là kể từ sau sự xuất hiện của Intel, Samsung, LG..., Việt Nam chứng kiến ngày một nhiều hơn sự hiện diện của các tập đoàn công nghệ lớn.
Hiện cả Foxconn, Luxshare, Goertek…, những đối tác lớn của Apple đều đang không ngừng mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Trong số này, Foxconn là nhà đầu tư lớn nhất với số vốn khoảng 2 tỷ USD. Pegatron mới đây cũng đã được cấp chứng nhận đầu tư vào một nhà máy sản xuất thiết bị chơi game, phụ kiện điện thoại, loa thông minh và các loại máy tính tại Hải Phòng với số vốn gần 500 triệu USD.
10, Việt Nam phổ cập smartphone bằng điện thoại 600.000
Năm 2020 chứng kiến sự ra đời của Vsmart Bee Lite - mẫu smartphone 4G giá rẻ do Viettel, Vsmart và Google cùng nhau phát triển. Với mức giá chỉ 600.000 đồng, đây là mẫu smartphone 4G có giá bán rẻ nhất thị trường ở thời điểm hiện nay.
Sự xuất hiện của Vsmart Bee Lite đánh dấu việc chương trình smartphone giá rẻ cho người Việt bắt đầu đi vào cuộc sống. Đây là một trong những chủ trương của Chính phủ nhằm thúc đẩy hạ tầng, sản xuất thiết bị viễn thông, hướng tới mục tiêu mỗi người dân có một điện thoại thông minh (smartphone) và mỗi hộ gia đình có một đường Internet cáp quang tốc độ cao.
Với mức giá chỉ 600.000 đồng, Vsmart Bee Lite ra đời nhằm phổ cập điện thoại thông minh tới mọi người dân trên cả nước. Theo thông tin từ báo cáo về Thị trường quảng cáo số Việt Nam của Adsota, tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh tại Việt Nam năm 2020 hiện ở mức 44,9%. Điều này cũng có nghĩa, cứ 10 người Việt Nam sẽ có khoảng 4,5 người sử dụng điện thoại thông minh.
Việc phổ cập smartphone và mạng Internet cáp quang đến từng người dân, từng hộ gia đình sẽ là cơ hội để thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số và chính phủ điện tử tại Việt Nam. Đây cũng là cơ sở để tắt sóng mạng 2G, dành nguồn lực để triển khai các công nghệ mới.
Trọng Đạt
2020: Năm của chiến lược Chuyển đổi số Quốc gia
Không chỉ còn là chiến lược, chuyển đổi số đã lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống xã hội Việt Nam.
" alt="Chiến lược Chuyển đổi số Quốc gia đứng đầu trong Top 10 sự kiện ICT năm 2020" />Mục tiêu được nêu ra trong dự thảo Đề án là xây dựng Mạng lưới chuyển đổi số từ trung ương tới cấp xã, phổ cập kỹ năng số và đào tạo được đội ngũ chuyên gia đủ năng lực, trình độ về chuyển đổi số,... Ảnh: Trọng Đạt
Đề án cũng đặt ra mục tiêu 60% sinh viên tốt nghiệp được sát hạch kỹ năng sử dụng CNTT và chuyển đổi số cơ bản, 60% giáo viên các cơ sở giáo dục phải được tập huấn về kỹ năng số, kỹ năng giáo dục STEM/STEAM/STEAME và kỹ năng giảng dạy trực tuyến.
Ngoài ra, 50% số cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các môn học giáo dục về kỹ năng số, công nghệ số và giáo dục STEM/STEAM/STEAME.
Các chỉ tiêu này sẽ được áp đặt ở mức cao hơn nữa để đến năm 2030, 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng được mạng lưới chuyển đổi số đến cấp xã, 90% sinh viên tốt nghiệp được sát hạch kỹ năng sử dụng CNTT và chuyển đổi số cơ bản, 90% số cơ sở giáo dục các cấp có tổ chức các môn học về kỹ năng số và 90% giáo viên các cơ sở giáo dục được tập huấn về kỹ năng số.
Mở các chuyên ngành mới về công nghệ, kinh tế, xã hội số
Để đạt được các mục tiêu kể trên, dự thảo Đề án đã chỉ ra nhiều nhiệm vụ, dự án cần phải thực hiện, trong đó có việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và triển khai các khóa đào tạo ngắn hạn về kỹ năng chuyển đổi số.
Một trong những trọng tâm của Đề án là phải đào tạo được đội ngũ chuyên gia đủ năng lực, trình độ về chuyển đổi số. Do vậy, dự thảo Đề án đề xuất tăng cường việc đào tạo kỹ sư, cử nhân các chuyên ngành về công nghệ số, kinh tế số, xã hội số.
Đối với công nghệ số, các chuyên ngành cần được mở mới và tăng chỉ tiêu đào tạo gồm trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, IoT, blockchain, công nghệ mạng thế hệ mới, tự động hoá, robot thông minh, khoa học dữ liệu, công nghệ tài chính,…
Dự thảo Đề án đề xuất tăng cường việc đào tạo kỹ sư, cử nhân các chuyên ngành về công nghệ số, kinh tế số, xã hội số. Trong đó, các chuyên ngành cần được mở mới là trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, IoT, blockchain, công nghệ mạng thế hệ mới, tự động hoá, robot thông minh, khoa học dữ liệu, công nghệ tài chính,… Với kinh tế số, các chuyên ngành được khuyến khích mở thêm là quản trị số, kinh doanh số, giao dịch số, tài chính số, ngân hàng số, dịch vụ trực tuyến, phân tích dữ liệu số,… Dự thảo Đề án cũng đề xuất tăng chỉ tiêu cho các ngành đã có như thương mại điện tử, kinh doanh điện tử.
Nhằm thay đổi căn bản từ gốc rễ, dự thảo Đề án đề xuất đưa nội dung phổ cập kỹ năng số và an toàn, an ninh mạng vào chương trình giảng dạy ở tất cả các lớp từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông để hình thành sớm các kỹ năng cần thiết cho công dân số.
Dự thảo đề án nâng cao năng lực chuyển đổi số đề cập tới việc triển khai mô hình giáo dục STEM và đào tạo lập trình robotic tại tất cả các lớp từ cấp tiểu học đến phổ thông trung học. Điều này được thực hiện bằng cách triển khai mô hình giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học và nghệ thuật (giáo dục STEM/STEAM/STEAME) và đào tạo lập trình robotic vào tất cả các lớp từ cấp tiểu học đến phổ thông trung học.
Cụ thể hóa điều này, dự thảo Đề án cũng nhắc tới việc đầu tư trang thiết bị, máy tính bảng, robot và các công nghệ mở, nền tảng mở, phần mềm nguồn mở để thiết lập các phòng học về kỹ năng số cho các cơ sở giáo dục các cấp.
Trọng Đạt
Phát động cuộc thi robotics cho học sinh
Cuộc thi dành cho các trường THPT và THCS trong việc ứng dụng robotics vào các lĩnh vực giáo dục, môi trường, y tế và sức khỏe.
" alt="Học lập trình robotic từ tiểu học để trở thành công dân số" />Khu đô thị mới Thủ Thiêm được TP.HCM ưu tiên phát triển. (Ảnh: Anh Phương) Trong các chương trình và dự án đầu tư, ngoài các khu đô thị hiện hữu, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu TP.HCM ưu tiên đầu tư xây dựng các khu đô thị mới.
Đó là: khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức) quy mô 737ha; Khu đô thị cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè) 3.900ha; Khu đô thị Tây – Bắc Thành phố quy mô 6.000ha; và Khu công nghệ cao (TP.Thủ Đức) 872ha.
Trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch chung được phê duyệt, hơn 10 năm qua, diện mạo TP.HCM từng bước thay đổi khi có nhiều khu đô thị thành phần có quy mô lớn đã và đang thành hình.
Triển khai từ năm 1993 và thuộc Khu đô thị Nam Thành phố (quy mô 2.975ha), Phú Mỹ Hưng (Q.7) được xem là khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên của Việt Nam. Tổng quy mô 433ha, sau 30 năm phát triển, Phú Mỹ Hưng hiện đã trở thành khu đô thị hoàn chỉnh, là nơi an cư của gần 100.000 người.
Khu đô thị Phú Mỹ Hưng hiện nay. (Ảnh: Anh Phương) Đây được xem là khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên ở Việt Nam. (Ảnh: Anh Phương) Toàn cảnh Khu đô thị Phú Mỹ Hưng. (Ảnh: Anh Phương) Nằm ở trung tâm Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Khu đô thị Sala có quy mô 113ha, gồm 2 khu dân cư và một khu công viên, tổng quy mô dân số 22.500 người. Là khu đô thị sinh thái kiểu mẫu với nhiều mảng xanh, Khu đô thị Sala thể hiện vai trò hình mẫu, góp phần làm thay đổi bộ mặt Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Một góc Khu đô thị Sala. (Ảnh: Hoàng Hà) Khu đô thị Sala góp phần làm thay đổi bộ mặt Khu đô thị mới Thủ Thiêm. (Ảnh: Hoàng Hà) Có tổng diện tích 272ha, Vinhomes Grand Park ở TP.Thủ Đức được định hướng phát triển là khu đô thị thông minh với mật độ cây xanh và mặt nước chiếm gần 80%. Triển khai từ năm 2018, Vinhomes Grand Park đang dần hoàn thiện, đáp ứng 44.000 nơi an cư.
Khu đô thị Vinhomes Grand Park. (Ảnh: Anh Phương) Với quy mô 198ha, Vạn Phúc City (TP.Thủ Đức) được xem là khu đô thị ven sông lớn nhất TP.HCM. Mật độ xây dựng 49%, Vạn Phúc City đang trong quá trình hoàn thiện với định hướng trở thành khu đô thị xanh, đáp ứng chỗ ở cho 38.000 người.
Vạn Phúc City là khu đô thị ven sông lớn nhất TP.HCM. (Ảnh: Anh Phương) Khu đô thị này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. (Ảnh: Anh Phương) Toạ lạc ở Q.Tân Phú, Khu đô thị Celadon City có quy mô 82ha với 4 phân khu, cung ứng gần 8.600 căn hộ và nhà thấp tầng. Đây được xem là khu độ thị quy mô, được đầu tư hoàn chỉnh của Q.Tân Phú.
Một khu căn hộ tại Khu đô thị Celadon City. (Ảnh: Anh Phương) Cư dân Celadon City sinh hoạt tại một khu công viên. (Ảnh: Anh Phương) Khởi công từ năm 2021, The Global City ở P.An Phú, TP.Thủ Đức được xem là khu đô thị hiện đại bậc nhất TP.HCM. Quy mô hơn 117ha, The Global City có đầy đủ các loại hình từ căn hộ, nhà phố đến biệt thự. Khu đô thị này đang được triển khai xây dựng, dự kiến hoàn thành vào năm 2025.
Khu đô thị The Global City đang trong quá trình triển khai. (Ảnh: Anh Phương) Một góc Khu đô thị The Global City. (Ảnh: Anh Phương) Với quy mô 350ha, khi hoàn thành, ZeitGeist Nhà Bè được xem là khu đô thị quy mô lớn thứ hai của khu Nam TP.HCM chỉ sau Phú Mỹ Hưng. Được triển khai từ năm 2019 gồm 7 khu chức năng, Khu đô thị ZeitGeist Nhà Bè cung ứng hơn 16.000 căn hộ và 770 biệt thự.
Khi hoàn thành, ZeitGeist Nhà Bè sẽ trở thành khu đô thị lớn thứ hai khu Nam TP.HCM. (Ảnh: Anh Phương) Một góc Khu đô thị ZeitGeist Nhà Bè. (Ảnh: Anh Phương) Loạt dự án khu đô thị nghìn tỷ ven đô tìm chủ đầu tưNhiều dự án phát triển nhà ở, khu đô thị có quy mô lớn, dự kiến mức đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng ở các tỉnh ven Hà Nội đang tìm nhà đầu tư." alt="Cận cảnh những khu đô thị làm thay đổi diện mạo TP.HCM" />
- ·Nhận định, soi kèo Jeju SK FC vs Suwon FC, 12h00 ngày 30/3: 3 điểm nhọc nhằn
- ·Doanh nghiệp hơn 1 năm tuổi của nữ đại gia gen Z làm dự án nghìn tỷ ở Hoà Bình
- ·Người trăng hoa dễ mắc viêm gan B
- ·Ra mắt sách ‘Bất động sản thế hệ mới’
- ·Nhận định, soi kèo Mafra vs Felgueiras, 02h15 ngày 1/4: Chia điểm
- ·Những thói quen tai hại khi lái xe vào mùa đông, tài xế nên tránh
- ·Bất động sản Quảng Ninh 2023
- ·Trải nghiệm khi bị Elon Musk đòi mua đứt công ty
- ·Soi kèo góc Inter Milan vs Udinese, 23h00 ngày 30/3
- ·Ưng Hoàng Phúc, Thủy Tiên, Chi Pu và sở thích dùng xe sang màu trắng