Soi kèo góc Differdange 03 vs KI Klaksvik, 00h00 ngày 18/7
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo AZ Alkmaar vs Galatasaray, 3h00 ngày 14/2: Cơ hội sửa sai -
Người Nhật du lịch kết hợp làm việc để bớt thấy tội lỗiTrước khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, Higashihara từng tới thăm nhiều điểm đến nổi tiếng ở trong nước và quốc tế. Đây không phải những chuyến nghỉ dưỡng thông thường mà là workation - du lịch kết hợp làm việc.
Yoshimasa Higashihara trong chuyến workation tại Osaka. Ảnh: Handout.
Đối với Higashihara, đây là phương án lý tưởng để anh được nghỉ phép dài ngày trong khi vẫn hoàn thành công việc.
"Với mỗi địa điểm, tôi đều muốn lưu trú tầm một tuần để trải nghiệm nhưng công việc không cho phép điều đó. Vì thế, tôi đã tận dụng hình thức workation để vừa đi chơi, vừa làm việc từ xa", anh giải thích.
Chỉ cần dành ra 2-4 tiếng mỗi ngày để xử lý công việc, Higashihara sẽ có thời gian để nghỉ ngơi, tham quan các điểm du lịch nổi tiếng và gặp gỡ những người bạn mới trong suốt chuyến đi.
Lựa chọn lý tưởng
Workation, được ghép từ work (làm việc) và vacation (kỳ nghỉ), là xu hướng nghỉ phép dài ngày kết hợp làm việc từ xa của giới văn phòng.
Bắt nguồn từ Mỹ và các nước châu Âu, workation đang trở thành trào lưu được dân văn phòng Nhật Bản - quốc gia có văn hóa làm việc hà khắc - quan tâm.
Nhằm cứu trợ ngành du lịch, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19, chính phủ Nhật Bản đã giới thiệu chiến dịch "Go To Travel". Chỉ sau một tháng phát động, khoảng 4,2 triệu người Nhật đã sử dụng ưu đãi về chi phí di chuyển, dịch vụ ăn ở và vé tham quan của chương trình này.
Sau phản ứng tích cực của người dân với dự án trên, chính phủ Nhật hiện khuyến khích các công ty cho phép nhân viên được nghỉ dài ngày dưới hình thức workation.
Không chỉ là phương án kích cầu du lịch, đây còn là cơ hội giúp người lao động xứ hoa anh đào tận hưởng kỳ nghỉ mà không cảm thấy tội lỗi khi gác lại công việc.
Theo báo cáo của công ty du lịch Expedia, trung bình một nhân viên người Nhật chỉ nghỉ 50% số ngày phép của mình, mức thấp nhất trong số 30 quốc gia tham gia khảo sát như Anh, Đức, Singapore.
Cũng theo Expedia, 60% lao động Nhật Bản nói rằng họ cảm thấy "tội lỗi" khi nghỉ phép và thường xuyên kiểm tra email công việc suốt cả chuyến đi để an tâm hơn.
Đằng sau nỗi sợ nghỉ phép của người dân nước này là sự ái ngại khi nhờ cậy đồng nghiệp quán xuyến công việc trong thời gian ngắn và lo bị đánh giá là "không trung thành với công ty".
Do đó, hình thức workation trở thành sự lựa chọn lý tưởng, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi và làm việc của dân văn phòng Nhật Bản.
Phần lớn người lao động Nhật Bản chỉ nghỉ 50% số ngày phép quy định. Ảnh: Ibbi Caputo.
Để có thể hiện thực hóa mục tiêu trên, chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ tài chính cho các khách sạn, khu nghỉ dưỡng để nâng cấp hạ tầng viễn thông (như Wi-Fi tốc độ cao), đảm bảo điều kiện cho các chuyến du lịch kết hợp làm việc quanh năm.
Bên cạnh đó, ngày càng nhiều đơn vị lữ hành nổi tiếng ngỏ lời hỗ trợ các công ty lên kế hoạch workation cho nhân viên của mình.
"Chúng tôi đã thành lập bộ phận tư vấn giải pháp nhân sự để đề xuất kế hoạch workation cho nhân viên các công ty, chủ yếu tại các resort trong nước", Kaori Mori - đại diện tập đoàn du lịch JTB - nói.
Ngày 31/8 vừa qua, tập đoàn JTB kết hợp với công ty công nghệ thông tin NEC cho ra mắt hệ thống đặt phòng khách sạn dành riêng cho mục đích workation, với hơn 30 khách sạn ở nội thành và lân cận Tokyo.
Dự tính đến đầu năm sau, hệ thống sẽ bao gồm các điểm nghỉ dưỡng tại Osaka và Nagoya, sau đó sẽ lan rộng trên toàn quốc vào tháng 3/2022.
Không chỉ là phương án kích cầu du lịch, workation còn giúp người dân Nhật Bản tận hưởng kỳ nghỉ mà không cảm thấy tội lỗi khi tạm gác lại công việc. Ảnh: Studio Periphery.
Dù workation đang thu hút đông đảo sự quan tâm của dân văn phòng xứ hoa anh đào, nhiều người vẫn hoài nghi về tính thực tế của xu hướng này.
"Ý tưởng làm việc từ xa ngày càng được chú ý, đặc biệt là trong thời điểm dịch Covid-19 hoành hành. Tuy nhiên còn quá sớm để nói rằng xu hướng này sẽ phổ biến rộng rãi trong xã hội Nhật Bản", Mori nói.
Kaori Mori cho rằng workation có thể trở thành thách thức với ban lãnh đạo công ty khi phải thay đổi quy định lao động để đáp ứng điều kiện làm việc ngoài văn phòng.
"Tôi nghĩ các nhà quản lý và người lao động cần thêm thời gian cân nhắc về việc thay đổi hình thức và môi trường làm việc. Workation có thể trở thành trào lưu trong giới văn phòng, tuy nhiên ban lãnh đạo sẽ gặp nhiều khó khăn khi sửa đổi quy định nội bộ", cô nói thêm.
Vẻ đẹp ngôi làng ở Nhật Bản - nơi bộ truyện Doraemon ra đời
Tồn tại hơn 300 năm, làng cổ Shirakawa (Nhật Bản) vẫn giữ nguyên vẹn nét đẹp truyền thống mộc mạc. Đây là nơi tác giả Fujiko F. Fujio thai nghén những tập truyện Doraemon đầu tiên.
"> -
Cuộc gặp định mệnh Chuyện tình chàng trai Việt và cô gái Estonia: 'Chúng tôi là định mệnh'8 năm trước, chuyến bay từ Việt Nam đưa chàng trai Trần Ngọc (SN 1987) sang Hong Kong (Trung Quốc) du học dưới dạng trao đổi sinh viên.
Giữa biển người, anh ấn tượng cô gái có phong cách cá tính với mái tóc nhuộm đỏ và cạo sát một bên thái dương.
Hai người lướt qua mà không biết rằng, từ đây định mệnh đã gắn kết họ với nhau.
Vợ chồng Trần Ngọc và Liisi nên duyên khi sang Trung Quốc du học. Cô gái đó là Liisi Mari (SN 1990), người Estonia. Họ không ngờ lại là bạn cùng lớp nhưng cả hai chỉ dừng lại ở màn giới thiệu tên tuổi. Một lần, trường có chuyến thăm quan bằng xe buýt. Trần Ngọc và Liisi vô tình ngồi cạnh nhau.
Cuộc nói chuyện đầy bỡ ngỡ chuyển sang thân thiết. Kết thúc chuyến đi, Liisi để quên áo khoác trên xe. Trần Ngọc thấy được nên cất giúp.
“Buổi tối hẹn hò đầu tiên, tôi đưa cô ấy chiếc áo khoác cũng là lúc tôi xác định sẽ yêu và lấy Liisi”, Trần Ngọc nhớ lại.
Anh Ngọc chia sẻ, Liisi được sinh ra trong gia đình nghệ thuật, 3 đời đều theo nghề họa sĩ. Bản thân cô cũng là họa sĩ tài năng.
Mặc dù sinh ra ở nền văn hóa Bắc Âu nhưng Liisi có tính cách khá giống với phụ nữ Á Đông. Anh Ngọc kể, cô khá kín đáo, hay e thẹn và tôn trọng giá trị gia đình.
Liisi đặc biệt bị thu hút bởi văn hóa truyền thống và tài áo dài Việt Nam. Cô nhiều lần tự vẽ những họa tiết trang trí trên giấy, hi vọng một ngày có thể đưa những họa tiết đó vào tà áo dài.
Hai tháng nhận lời yêu Ngọc, Liisi cùng bạn trai ra mắt bố mẹ anh. Tình cảm nồng hậu và sự gần gũi của bố mẹ Ngọc đã giúp cô xóa tan mọi khoảng cách. Những e dè ban đầu do khác biệt về văn hóa dần qua đi.
“Bà nấu cho tôi nhiều món ăn Việt Nam. Chúng rất ngon. Bà còn may tặng tôi bộ áo dài. Tôi nâng niu, giữ gìn món quà đến bây giờ”, Liisi nói.
Liisi dành nhiều thời gian để nghiên cứu văn hóa, con người và các phong tục, tập quán Việt Nam như một đam mê.
Ngay sau lần ra mắt gia đình bạn trai, cô cũng đưa Ngọc về quê nhà giới thiệu. Bà nội và bố mẹ cô tỏ ra yêu mến con rể tương lai. “Dù không biết tiếng nhưng tôi cảm thấy mình được chào đón”, Ngọc vui vẻ cho biết.
Liisi sinh ra và lớn lên ở Estonia nhưng có tình yêu đặc biệt với văn hóa Việt. Kết thúc thời gian học tập ở Hong Kong, cặp đôi ngậm ngùi tạm chia tay nhau. Khoảng cách địa lý xa xôi không làm tình cảm của đôi trẻ nhạt bớt mà ngày càng đậm sâu.
“Chúng tôi trò chuyện qua mạng xã hội mỗi ngày, nhờ vậy khoảng cách địa lý không còn là trở ngại”, Ngọc nói tiếp.
Năm 2014, Liisi sang Việt Nam thăm bạn trai. Lần này, Ngọc lên hế hoạch cầu hôn, để giữ cô mãi bên mình.
“Tôi bí mật chuẩn bị lễ cầu hôn thật lãng mạn và bất ngờ cho Liisi”, chàng trai sinh năm 1987 kể.
Tối đó, anh đưa Liisi đến nhà bạn chơi, nói là ăn tiệc. Thực chất, anh và người bạn đã trang trí bối cảnh xong xuôi.
Trong không gian lãng mạn, anh hát tặng Liisi một bài hát nước ngoài. Giữa những ngọn nến được xếp hình trái tim, anh thổ lộ tâm tư của mình và cầu hôn cô ấy.
Liisi yêu tà áo dài Việt Nam. Bất cứ dịp nào quan trọng, cô đều diện trang phục này một cách tự hào. Cuộc sống làm dâu của cô gái ngoại quốc
Mặc dù đã kết hôn nhưng vì nhiều lý do nên Trần Ngọc và Liisi chưa tổ chức đám cưới. Vợ chồng Ngọc sinh sống chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi năm Ngọc đưa vợ về Estonia nghỉ ngơi vài tháng.
"Thành phố Hồ Chí Minh giao thông khác xa với Estonia. Liisi cần thời gian để thích nghi", anh Ngọc bộc bạch.
Hai vợ chồng đã kết hôn nhưng chưa tổ chức đám cưới. Ngoài căn nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh, họ cũng xây được căn nhà gỗ xinh xắn ở quê hương của Liisi.
Chia sẻ về cuộc sống hôn nhân, Ngọc nói: “Liisi không phải “chuyên gia” làm vợ nhưng cô ấy luôn hướng về gia đình. Khi có sự kiện, Liisi thường tổ chức ăn mừng. Vợ tôi cũng khéo léo xây dựng mối quan hệ với hai bên gia đình thật hài hòa. Tôi thấy vợ khá già dặn so với tuổi”, Ngọc nói tiếp.
Theo lời Ngọc, vợ chồng anh cũng có nhiều khác biệt về văn hóa, đôi khi có những mâu thuẫn nho nhỏ nhưng họ đã cố gắng bỏ qua cái tôi để xây dựng tổ ấm: “Gia đình Liisi làm về nghệ thuật nên họ yêu cái đẹp, thích màu mè.
Đồ vật gì, dù nhỏ nhất cũng phải mang tính thẩm mỹ. Gia đình tôi lại trái ngược hoàn toàn, càng đơn giản càng tốt. Chúng tôi chấp nhận mọi khác biệt đó và cùng thích ứng với nửa kia”.
Vợ chồng Ngọc đang cùng xây dựng sự nghiệp và đạt được nhiều thành công. Tám năm bên nhau, tình cảm của vợ chồng Trần Ngọc Liisi ngày thêm khăng khít, cùng xây dựng sự nghiệp. Mỗi khi rảnh rỗi, họ đi du lịch, khám phá những vùng đất mới.
Đến nay, họ đã đặt chân qua 7 nước. Thời gian tới, hai vợ chồng có kế hoạch thăm Nhật Bản và Hy Lạp.
“Chuyện tình yêu của tôi và vợ giống như là duyên phận”, Ngọc nhấn mạnh.
Liisi thích các món ăn Việt như bún mọc, phở, hủ tiếu... Lúc nghỉ ngơi, Liisi rất thích viết thư tay cho chồng. Đây là cách cô ghi nhớ và trân quý những khoảnh khắc đã qua trong cuộc sống.
Trong một lá thư, cô đã viết về những điều tuyệt vời trong cuộc sống hôn nhân:
“Điều thứ nhất: Chúng mình đã có mái ấm dễ thương ở Việt Nam.
Điều thứ hai: Chúng mình đã xây dựng được ngôi nhà ở quê hương em.
Điều thứ ba: Chúng mình xa nhau, sống ở hai đất nước trong một khoảng thời gian nhưng tình yêu vẫn vẹn nguyên.
Điều thứ tư: Chúng mình đã kết hôn những vẫn còn kế hoạch về một đám cướitrong tương lai...
Em biết ơn vì mình vẫn khỏe mạnh và có một tình yêu thật đẹp với anh. Hãy nhớ rằng, tình yêu mãi ở trong tim hai chúng ta”.
Anh Ngọc tâm sự, ước nguyện lớn nhất của anh là tổ chức hôn lễ thật ấm áp cho vợ trong thời gian sắp tới ở Estonia.
"Ngày cưới, tôi sẽ đưa bố mẹ ở Việt Nam sang. Vợ chồng tôi chưa có em bé, 5 năm nữa khi sự nghiệp ổn định, cả hai mới sinh con", Ngọc nói.
Đám cưới đặc biệt của vợ chồng Hà Nội sau 50 năm chung sống
Ngày trẻ, đám cưới của vợ chồng ông Lĩnh tổ chức vội vã trong bối cảnh chiến tranh. 50 năm sau, ông dành tặng vợ một đám cưới đặc biệt.
"> -
Vợ chồng em kết hôn được 3 năm. Anh là người đàn ông hiền lành, chịu khó. Trước khi quen em, anh từng có mối tình sâu đậm với người cũ. Nghe nói, họ quen và yêu nhau khi cùng đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Bí mật đáng sợ bị phát giác từ chiếc điện thoại của chồngỞ bên kia, họ còn thuê chung phòng trọ để ở với nhau. Nhưng không hiểu vì lý do gì, họ chia tay. Anh cũng chưa từng đưa cô ấy về ra mắt gia đình. Những điều này em được nghe bố mẹ chồng kể lại. Những lần em hỏi về chuyện cũ, anh đều gạt đi.
Ảnh: Đức Liên 3 năm kể từ ngày làm đám cưới, anh rất quan tâm chăm sóc vợ, đặc biệt là gần đây chúng em có tin vui. Tuy nhiên em cảm nhận, những việc anh làm cho em đều là trách nhiệm của người chồng, tình cảm của anh không quá sâu sắc.
Khi em nói những điều trên, anh đều cho rằng, em quá nhạy cảm, bầu bí nên suy nghĩ linh tinh.
Mới đây, em trai chồng em cưới vợ. Em dâu khá xinh xắn và khéo léo, gia đình chồng rất tự hào về em. Mọi chuyện đều diễn ra suôn sẻ nhưng em có cảm giác kỳ lạ mỗi khi chồng em chạm mặt với em dâu. Em chỉ nghĩ rằng, họ là những người mới về chung một nhà nên chưa thoải mái với nhau.
Tuy nhiên mọi chuyện không dừng lại ở đó, một lần tình cờ cầm điện thoại của chồng, em mới hoảng hồn. Em phát hiện anh có chat với em dâu nhưng họ không hề kết bạn trên Facebook. Trong tin nhắn mới nhất anh chưa kịp xóa, họ có những lời trách móc nặng nề về đối phương.
Em dâu em nói rằng, ngày xưa anh tệ bạc, vì anh mà cô ấy mất đứa con đầu tiên. Còn chồng em thì đáp trả rằng, vì tính ngang bướng của cô ta mà tất cả mới thành ra bung bét như bây giờ.
Những dòng tin nhắn đó làm em ngã quỵ. Bị phát giác, chồng em quỳ sụp xuống xin lỗi. Hóa ra, anh và em dâu em từng có thời gian yêu đương mặn nồng. Cô ấy chính là cô gái mà gia đình chồng từng kể cho em nghe.
Họ từng có con chung nhưng vì sai lầm của tuổi trẻ nên bỏ con. Sau đó, họ cũng chia tay nhau. Anh về nước một thời gian và quen rồi lấy em. Em dâu cũng về nước không lâu sau đó. Duyên số thế nào, cô ta lại yêu đúng em trai của chồng em.
Ngày em trai đưa cô ta về ra mắt, cô ta và chồng em đã bàng hoàng khi gặp nhau. Nhưng vì hèn nhát, họ đều im lặng. Vì chưa từng gặp mặt “con dâu hụt” nên cả nhà chồng em không hay biết. Cuối cùng cô ta kết hôn với em trai chồng em.
Đoạn chat em đọc được là lúc hai người nhắn tin để trách móc, đổ lỗi cho nhau về những sai lầm của tuổi trẻ. Em biết, họ còn hận là còn nghĩ tới nhau nên rất đau lòng.
Chồng em lại khẳng định, chuyện kia đã là quá khứ. Vợ và con của anh mới là hiện tại. Anh không còn vương vấn gì tình cũ. Anh xin lỗi vì đã không nói thật ngay từ đầu với em.
Từ ngày xảy ra chuyện đó, chồng ngày càng quan tâm em hơn. Thấy em suy sụp, anh đề nghị, 2 vợ chồng em ra ngoài thuê trọ để tư tưởng em thoải mái hơn.
Nhưng cái thai của em cũng đã sang tháng thứ 8, chỉ chờ ngày sinh nở, việc chuyển nhà sẽ mệt mỏi và mất thời gian. Trong khi đó, nếu ở lại, hằng ngày đối mặt với em dâu cũng là tình cũ của chồng, em không thể thoải mái được.
Xin độc giả cho em lời khuyên để tư tưởng em được bình yên ơn. Em xin cảm ơn!
Chồng làm đám cưới tiền tỷ với vợ mới nhưng kỳ kèo từng đồng nuôi con
Chồng cũ của tôi hào phóng với tình mới nhưng lại tính toán từng đồng với vợ cũ và con gái…
">