您现在的位置是:Thời sự >>正文
Mạng riêng 5G nên dùng để phục vụ người dân, phát triển kinh tế
Thời sự8849人已围观
简介Mạng riêng 5G ứng dụng chủ đạo trong các mảng thiết yếuMạng 5G riêng (private network) đang trở thàn...
Mạng riêng 5G ứng dụng chủ đạo trong các mảng thiết yếu
Mạng 5G riêng (private network) đang trở thành chủ đề chính trong ứng dụng 5G không chỉ trên toàn cầu mà còn tại Việt Nam. Công nghệ này ưu việt cho khối doanh nghiệp,ạngriêngGnêndùngđểphụcvụngườidânpháttriểnkinhtếtin the thao nhanh tổ chức, chính phủ, song chuyên gia nhận định mạng này cần ứng dụng mỗi nơi mỗi khác, và quan trọng nhất là mang lại lợi ích cho người dân, khách hàng.
Nói với VietNamNet, ông Hoàng Ngọc Thức, Giám đốc công nghệ của Nokia Việt Nam, cho hay công ty này đã ký ghi nhớ với VNPT để triển khai mạng riêng trên hạ tầng 4G, 5G, nhằm phục vụ nhu cầu trong nước.
Mạng 4G, 5G riêng là mạng được xây dựng phục vụ cho một khu vực nhất định, dành cho một nhà máy, trường học, cầu cảng, hầm mỏ,... nhằm bảo đảm tốc độ cao, ổn định, hiệu quả, tin cậy hơn so với mạng dùng chung.
Không chỉ tại Việt Nam, xu hướng trên toàn cầu đang xem mạng riêng như một ứng dụng chính của 5G, nhắm vào khối khách hàng doanh nghiệp, các tổ chức và chính phủ.
Trong sự kiện Keysight World: Innovate hôm 18/10, các chuyên gia toàn cầu nhận định mạng 5G riêng đang trở thành xu hướng, tuy nhiên việc áp dụng cần được chuyên biệt hoá.
Ông Pablo Tomasi, nhà phân tích chính tại Omdia Informa (Anh), cho rằng quy mô thị trường mạng 5G riêng có thể đạt 6,5 tỷ USD vào năm 2026. Trong đó, những lĩnh vực ứng dụng chủ đạo bao gồm: giao thông và logistics, năng lượng và dịch vụ công, sản xuất. Một số mảng khác như chăm sóc sức khoẻ và bán lẻ góp phần nhỏ hơn.
Dù có thị trường lớn song mạng riêng 5G vẫn phải chuyên biệt, tuỳ nhu cầu từng khách hàng và địa phương. Chẳng hạn, cùng yêu cầu về một mạng di động riêng nhưng phía sản xuất mong muốn có kết nối không dây xuyên suốt trong nhà máy, còn hầm mỏ lại mong kết nối ổn định với các xe tự hành trong lòng đất.
Tại Việt Nam cũng tương tự, ông Thức cho rằng mạng riêng có thể ứng dụng vào cầu cảng, hầm mỏ, giao thông, thành phố thông minh,... song mỗi nơi mỗi yêu cầu khác nhau. Do vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều bên để cung cấp giải pháp tốt nhất cho khách hàng.
Ứng dụng mạng riêng 5G vào phát triển kinh tế xã hội
Dù chứng tỏ sự ưu việt, song việc triển khai mạng riêng vẫn đang ở giai đoạn đầu. Mỗi quốc gia và ngành nghề đang có mức độ ứng dụng khác nhau.
Tại châu Âu, ông Wolfgang Templ, Trưởng nhóm nghiên cứu 5G, 6G tại Nokia-Bell Labs, cho hay nhu cầu về mạng riêng khu vực này đang tăng lên. Rất nhiều tổ chức và doanh nghiệp đang thử nghiệm và ứng dụng trên thực tế ở các lĩnh vực như giao thông, hầm mỏ, ô tô. Trong đó, mảng lĩnh vực công của các chính phủ cũng đang quan sát để chuẩn bị tham gia vào.
Nói với VietNamNet trước đó, ông Thức cho hay Nokia đã triển khai mạng riêng 5G cho 485 khách hàng trên toàn cầu.
Mạng 5G riêng cũng được triển khai tại Mỹ, Nhật, Trung Quốc và các nước phát triển khác. Tại một số nước như Ấn Độ, Brazil dù có chậm hơn song các quốc gia này cũng đã nhảy vào, cấp phép tần số cho mạng riêng 5G.
Bà Pamela Kumar, Tổng giám đốc Hiệp hội phát triển tiêu chuẩn viễn thông Ấn Độ (TSDSI), thừa nhận nước này đi chậm hơn các nước phát triển khác trong việc triển khai và ứng dụng 5G. Tuy vậy, cách Ấn Độ nhìn nhận về ứng dụng trong 5G sẽ khác với các nước đi trước.
“70% dân số chúng tôi ở nông thôn, các làng cách xa nhau 10-20km, do đó cách thức ứng dụng 5G phải khác với châu Âu, Mỹ, Trung Quốc”, bà Pamela nói.
Để phủ rộng mạng di động trên toàn quốc, Ấn Độ đang nghiên cứu để tối ưu các trạm BTS giữa các làng mạc hẻo lánh. Với cách thức triển khai này, có thể sẽ phải hy sinh một phần tốc độ cao để đưa sóng đi xa hơn. Song song đó, quốc gia này đang đàm phán với ITU (Liên minh Viễn thông quốc tế) để có tiêu chuẩn 5G riêng phục vụ nhu cầu đặc thù này.
Thừa nhận tính ứng dụng của mạng riêng 5G, song cách thức triển khai ở đất nước đông dân thứ hai thế giới sẽ phải phục vụ được số đông. Các ứng dụng của công nghệ này vào giao thông, y tế, sức khoẻ, giáo dục đều phải trên quy mô lớn và tiết kiệm, dù tốc độ truyền tải sẽ không được cao như những quốc gia khác.
“Kể từ 2G, 3G, 4G, hay đến nay là 5G, sắp tới là 6G, chúng tôi đều ứng dụng theo hướng phục đời sống xã hội và phát triển kinh tế”, đại diện Ấn Độ nêu ý kiến. Trong đó, công nghệ sẽ được dùng làm nền tảng để thúc đẩy kinh tế xã hội.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Jagadeesh Dantuluri, Tổng giám đốc phụ trách mảng mạng riêng của Keysight Technologies, cho rằng công nghệ 5G đều giống nhau, song cách triển khai nên được tối ưu hoá cho từng khu vực.
Ngoài ra, việc hợp tác giữa các bên trong triển khai 5G và mạng riêng là cực kỳ quan trọng. Trong đó, vai trò của chính phủ trong việc cấp phép băng tần mạng riêng đóng vai trò chủ đạo, sau đó dẫn dắt toàn hệ sinh thái phát triển theo.
Hải Đăng
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Lyon vs Toulouse, 03h05 ngày 19/1: Khách gặp khắc tinh
Thời sựLinh Lê - 17/01/2025 17:09 Pháp ...
【Thời sự】
阅读更多Trung Quốc phóng vệ tinh tự lái đầu tiên trên thế giới
Thời sự"> ...
【Thời sự】
阅读更多Cách làm giá đỗ mới cực đơn giản, sau 3 ngày mầm lên to mập, trắng nõn, giòn ngọt
Thời sựTrong những ngày giãn cách, nhiều chị em đã tự làm giá đỗ để cải thiện bữa ăn trong gia đình. Chị em cũng đã chia sẻ rất nhiều cách làm giá khác nhau như làm bằng khăn ẩm, bằng túi lưới, vỏ hộp sữa.... Mới đây, trên diễn đàn ẩm thực, thành viên Kelly chia sẻ thêm cách làm giá đỗ cực mới. Đó là làm giá bằng ấm siêu tốc hỏng. Theo thành viên Kelly, mỗi cách làm giá đều có ưu điểm, nhược điểm khác nhau. Cách làm giá bằng ấm siêu tốc có nhược điểm là cần tưới nước nhiều nhưng ưu điểm là cách này rễ ra không nhiều nên không phải làm sạch hay vệ sinh dụng cụ làm như những cách khác.
Dụng cụ cần có: Ấm siêu tốc loại 1,8 lít; đỗ xanh
Cách làm:
Bước 1: Chuẩn bị 1 cốc đậu đầy hoặc hơn nửa chén cơm đậu
Bước 2: Rửa sạch, lựa bỏ đậu hỏng và bể... ngâm nước lạnh qua đêm.
Bước 3: Đậu ngâm tới sáng sẽ nứt vỏ. Rửa lại vài lần nữa cho sạch và bỏ vào ấm.
Bước 4: Đậy nắp ấm, cho nước vào đầy ấm... lắc đảo ấm vài vòng rồi chắt hết nước ra. Lặp đi lặp lại 3 lần bước này.
Bước 5: Sau khi chắt hết nước ra lần thứ 3 thì cứ cách tầm 3 đến 4 tiếng đồng hồ chúng ta lặp lại quy trình tắm đậu, chế nước vào đầy ấm và chắt nước ra, mỗi quy trình 3 lần, kéo dài khoảng 3 ngày thì giá đỗ sẽ thu hoạch được.
Lưu ý: Khi rửa đậu hay ngâm đậu phải dùng nước lạnh hoàn toàn.
Theo Gia đình & Xã hội
Cách giữ giá đỗ tươi ngon, không bị thâm đen
Cách giữ cho giá đỗ tươi và giòn lâu không khó.
">...
【Thời sự】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Besiktas vs Samsunspor, 22h59 ngày 18/1: Những vị khách khó ưa
- Đây là cách các hãng xe điện Trung Quốc tối ưu chi phí sản xuất
- Diễn viên 'Trạm cứu hộ trái tim' gây chú ý vì ngoại hình 'hack' tuổi sau 23 năm
- Cách làm gà xào kiểu Đài Loan
- Nhận định, soi kèo Eintracht Frankfurt vs Dortmund, 2h30 ngày 18/1: Hồi kết cho Sahin
- Được con gái 'truyền lửa', mẹ U60 phấn khích ôm cua những cung đường uốn lượn
最新文章
-
Siêu máy tính dự đoán MU vs Brighton, 21h00 ngày 19/1
-
Vì 5 cây vàng, tình cảm của tôi và nhà chồng sứt mẻ. Ảnh AI Là dâu mới, tôi không nỡ từ chối. Thế nhưng, tôi không muốn mập mờ về thời điểm vay trả nên ấn định luôn, sau 5 năm tôi sẽ lấy lại số vàng đó. Riêng lãi suất, tôi không tính.
Chẳng may, cuộc sống làm dâu của tôi “cơm không lành, canh không ngọt”. Tôi bàn bạc với chồng xây nhà ra riêng trên mảnh đất mà bố mẹ đẻ tôi cho từ lúc chưa cưới.
Tôi bàn với chồng đòi 5 cây vàng chị chồng vay năm nào, cộng với số tiền tích cóp được mấy năm qua, cũng đủ để xây căn nhà nho nhỏ.
Chồng tôi nghe thế thì nói: “Mình hứa cho anh chị vay 5 năm, giờ mới được 4 năm, đòi thế nào được”.
Tôi bực dọc: “Lúc anh chị khó khăn nhất mình đã giúp, giờ mình khó khăn thì anh chị cũng phải hiểu chứ. 5 năm với 4 năm là đâu”.
Chồng tôi vẫn cãi: “Nói thì thế nhưng vẫn là mình không giữ lời hứa. Chưa kể, giờ giá vàng cao thế này, bảo đòi là đòi được chắc”.
Không thống nhất được với chồng, tôi một mình sang nhà chị chồng thưa chuyện. Tôi tính, không đòi được cả 5 cây thì chí ít cũng phải đòi được 3 cây vàng. Dẫu sao những năm qua, vợ chồng chị ấy cũng làm ăn khấm khá.
Chị chồng nghe đến chuyện đòi vàng thì giãy nảy: “Vợ chồng cậu mợ nghĩ thế nào mà đi đòi chị 5 cây vàng lúc này? Vàng đang đu đỉnh đấy biết không?”.
Lạ thật! Chẳng lẽ chị ấy nghĩ, nợ thêm một năm nữa thì giá vàng sẽ xuống chăng?
Tôi nhất định đòi lại mấy cây vàng vì chỉ có năm nay vợ chồng tôi mới được tuổi làm nhà, nếu không sẽ phải đợi vài năm nữa. Với cuộc sống ngột ngạt hiện tại, tôi chỉ muốn thoát ra ngay.
Thấy tôi khăng khăng, chị chồng nói: “Cậu mợ đã thất hứa thì tôi đề xuất thế này. Quy 5 cây vàng ra tiền theo giá của thời điểm vay, xem như trước kia chị vay tiền chứ không vay vàng, sau đó trả lãi 4 năm theo lãi suất ngân hàng. Như vậy, cậu mợ không thiệt mà tôi cũng không phải ấm ức”.
Tôi điếng người trước đề nghị vô lý của chị chồng. Vay gì trả nấy là nguyên tắc bất di bất dịch ở đời, làm gì có chuyện đi ngược lại đạo lý như thế. Ngay cả khi tôi đòi vàng trước thời hạn, chị chồng cũng không được phép đề xuất như vậy.
Vì 5 cây vàng mà tôi và chị chồng cãi nhau đổ lửa. Chồng và bố mẹ chồng tôi biết chuyện thì sự việc càng phức tạp hơn. Mẹ chồng bảo tôi sống không biết điều, hẹp hòi, ích kỷ.
Sự việc khép lại khi chồng chị ấy sang nhà xin khất, đến cuối năm sẽ cố gắng trả tôi trước 3 cây vàng. 2 cây còn lại, vợ chồng họ thu xếp trả trong năm sau.
Dẫu vậy, tôi và chị chồng cũng chẳng thể nhìn mặt nhau. Mẹ chồng tôi thì tối ngày mỉa mai, tôi cho người nhà vay vàng với lãi suất cắt cổ. Kỳ thực, tôi có lấy một đồng lãi nào đâu.
Tôi chỉ lấy lại đúng 5 cây vàng tôi từng cho vay, chẳng lẽ cũng là sai hay sao?
Giá vàng đang cao chót vót, con dâu bất ngờ bị mẹ chồng đòi lại 4 cây vàngĐúng lúc giá vàng cao chót vót thì mẹ chồng đòi lại 4 cây vàng chúng tôi đã vay hồi mua nhà. Lý do là để bà cho con gái mua ô tô." alt="Chị chồng vay 5 cây vàng, lúc phải trả lại nói lời gây phẫn nộ">Chị chồng vay 5 cây vàng, lúc phải trả lại nói lời gây phẫn nộ
-
Mạnh A Tường và 3 người con trai thiểu năng Thế nhưng, Mạnh A Tường không thích ai trong số đó, bà chỉ cảm mến anh họ mình. Bố mẹ bà cũng rất hài lòng về người anh họ này. Những cuộc hôn nhân cận huyết là điều rất bình thường ở những năm 1930. Vì vậy, ở tuổi 14 bà đã lấy chồng.
Không lâu sau khi kết hôn, Mạnh A Tường sinh được cậu con trai cả là Lạc Kiến Thuỵ. Cậu bé từ lúc mới sinh đã ít khóc nhưng vợ chồng bà coi đó là dấu hiệu thông minh. Khi con trai lớn lên, hai vợ chồng mới phát hiện ra có điều gì đó không ổn. Đứa trẻ không chạy nhảy nói chuyện như bạn bè cùng trang lứa.
Mặc dù cậu bé được chạy chữa khắp nơi nhưng vô ích. Lúc 6-7 tuổi cậu bé vẫn chưa biết những kỹ năng sống cơ bản nào, luôn ngồi một mình trong sân, trông rất đáng thương.
Người thân khuyên Mạnh A Tường sinh thêm đứa con để anh em nương tựa vào nhau. Sau đó, đứa con trai thứ hai của bà chào đời. Đáng buồn thay, cậu con trai thứ 2 cũng giống như anh cả.
Nhìn 2 đứa con, vợ chồng bà khóc lóc không biết bao nhiêu lần. Áp lực cuộc sống cũng dần tăng lên khi phải chăm sóc 2 đứa con bị thiểu năng.
Vợ chồng bà vẫn hy vọng sẽ sinh được đứa con bình thường. Kết quả là bà sinh thêm 2 đứa con trai và 3 cô con gái.
Điều khiến họ đau lòng là trí tuệ của cậu con trai thứ 3 vẫn có vấn đề, chỉ có cậu con trai thứ 4 là bình thường nhưng vóc dáng lại thấp bé hơn những đứa trẻ khác.
Điều duy nhất khiến vợ chồng Mạnh A Tường vui mừng là cả 3 cô con gái đều bình thường, sau này sẽ không lo lắng về việc kết hôn.
Vợ chồng Mạnh A Tường ra sức làm lụng để nuôi 7 người con. Khi các cô con gái lớn dần, họ giúp đỡ bố mẹ nhiều nhưng rồi cũng lần lượt đi lấy chồng.
Sống sót trong khó khăn
Vào những năm 1970, vợ chồng Mạnh A Tường đã gần 50 tuổi, sức khỏe kém dần nhưng vẫn vất vả nuôi 4 đứa con.
Từ một người không phải lo lắng cơm ăn áo mặc, giờ đây bà không dám nghỉ ngơi ngày nào. Bà sợ rằng nếu có chuyện gì xảy ra, không biết các con phải sống như thế nào.
Lúc bà 70 tuổi, cô con gái lớn nhất không may mất sớm khiến bà rất đau buồn. Cũng vào thời điểm này, chồng bà qua đời do một tai nạn.
Chứng kiến cảnh người thân lần lượt qua đời, bà hạ quyết tâm chỉ cần còn sống ngày nào sẽ không để con mình phải chết đói.
Cậu con trai thứ 4 thấy mẹ vất vả đã đề nghị ra ngoài làm việc để có thêm thu nhập, gia đình cũng bớt đi một miệng ăn. Cậu con trai này tên là Lạc Kiến Cửu, dù trưởng thành nhưng cao chưa tới 1m6, nặng 40kg.
Năm 2010, Mạnh A Tường đã ngoài 80 tuổi, sức khỏe ngày càng sa sút, tưởng chừng như sắp không qua khỏi. Bà thường tự hỏi bản thân, nếu mình qua đời, 3 đứa con trai thiểu năng sẽ sống ra sao?
Bà sợ nếu gửi những đứa con không bình thường của mình đến trung tâm bảo trợ sẽ chỉ gây phiền phức cho người khác nên quyết định tự mình chăm sóc. Nghĩ đi nghĩ lại, bà cảm thấy tốt nhất nên tiết kiệm thực phẩm để dành cho con sau khi mình qua đời.
Cuối đời vẫn không ngừng lo lắng cho con
Ở tuổi ngoài 80, Mạnh A Tường vẫn ngày ngày làm lụng và để dành đồ ăn cho con. Để bảo quản gạo không bị hỏng, bà để nguyên thóc chưa xay. Ngoài ra, bà sống rất đạm bạc, mỗi ngày chỉ ăn 1-2 bát cơm, phần còn lại để dành.
Hai cô con gái xót mẹ nên thường mang đồ ăn tới cho bà. Hàng xóm cũng thường xuyên cho bà nhiều thực phẩm.
Tuy nhiên, nếu chỉ có thực phẩm làm sao 3 đứa con của bà có thể sống sót. Bà suy nghĩ rất lâu cuối cùng dạy 3 đứa con kỹ năng sống, ít nhất là phải biết nấu ăn.
Trong 3 đứa con thiểu năng, đứa con trai thứ 2 – Lạc Kiến Tả là người ít ngốc nhất nên bà chọn cậu để dạy nấu ăn.
Lạc Kiến Tả mất rất nhiều thời gian mới học được những việc đơn giản như rửa rau, thái rau chứ chưa nói đến việc nhóm lửa nấu ăn. Bà kiên nhẫn dạy đi dạy lại cho con mình tới khi con học được.
Sau khi học nấu ăn, bà tiếp tục lo lắng con sẽ không biết nấu ăn khi nào, dù sao thì những đứa trẻ ngốc không biết xem thời gian.
Vì vậy, bà dạy con trai nấu ăn bằng cách nhìn Mặt trời. Cậu sẽ làm bữa sáng khi Mặt trời ló dạng, làm bữa tối khi Mặt trời lặn và đi ngủ. Lạc Kiến Tả nấu ít nhất 2 bữa/ngày để cả nhà không bị chết đói.
Ngoài nấu ăn, Mạnh A Tường còn dạy con trai thứ 2 một số kỹ năng sống như giặt quần áo, làm công việc đồng áng đơn giản, v.v. Bà hy vọng cậu có thể học được nhiều hơn.
Những năm cuối đời, Mạnh A Tường đã để dành được gần nghìn cân lúa, một ít ngô, vài con gà và một con bò ở nhà. Lạc Kiến Tả cũng có thể hoàn thành những việc nhà đơn giản, chăm sóc anh em mình một cách cơ bản.
Bằng cách này, bà cuối cùng cũng có thể cảm thấy thoải mái và không còn lo lắng về những gì sẽ xảy ra với các con sau khi mình qua đời.
Năm 2016, Mạnh A Tường đổ bệnh. Người con thứ 4 đi làm bên ngoài vội vã về nhà để tiễn mẹ lần cuối.
Trong giai đoạn cuối đời, bà luôn dặn dò con trai út: “Hãy chăm sóc tốt cho các anh của con. Các anh có thể sống sót hay không hoàn toàn phụ thuộc vào con”.
Vào tháng 7/2016, Mạnh A Tường 92 tuổi qua đời. Cậu con trai thứ 4 thay mẹ chăm sóc các anh.
Trên thực tế, cho dù Mạnh A Tường không chuẩn bị nhiều đồ ăn cho con mình, các con của bà cũng không lo chết đói. Chính quyền địa phương đã xin trợ cấp cho gia đình bà.
Không lâu sau cái chết của người mẹ, cậu con trai cả cũng qua đời vì bạo bệnh. Hiện tại, còn 3 anh em nương tựa nhau mà sống qua ngày.
Câu chuyện của Mạnh A Tường khiến nhiều người xót xa. Đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống, đáng lẽ bà và các con có thể nhờ xã hội giúp đỡ nhưng bà chỉ chọn con đường tự lực cánh sinh.
Dù tuổi đã rất cao nhưng bà vẫn muốn con mình tự sống sót thay vì dựa dẫm vào người khác. Tình yêu của người mẹ như bà thật quá cao thượng.
Con trai nghe vợ chiếm sổ đỏ, mẹ già 80 tuổi xót xa đâm đơn kiện
Trong ngôi nhà lụp xụp, người mẹ 80 tuổi nhiều lần rơi nước mắt. Bà ước mình chưa từng có mảnh đất mặt đường để mẹ con không rơi vào cảnh đau lòng." alt="Cụ bà 92 tuổi trước khi chết vẫn cố chuẩn bị thức ăn cho 3 người con thiểu năng">Cụ bà 92 tuổi trước khi chết vẫn cố chuẩn bị thức ăn cho 3 người con thiểu năng
-
Ông Khởi đứng trên đoạn đường mới Tiên phong trong việc này là gia đình ông Phạm Văn Khởi (SN 1964, trú ở tổ 11, khu 4A, phường Hùng Thắng). Ông Khởi chủ động hiến 420m2 đất của gia đình.
Ông Khởi cho biết, năm 1985, ông cùng vợ con về phường Hùng Thắng sinh sống. Sau nhiều năm khai hoang, gia đình ông có khoảng 3.000m2 đất không tranh chấp. Dần dần, gia đình có thêm nhiều hàng xóm và nơi này trở thành khu dân cư 4A.
Cũng theo ông Khởi, năm 2000, một đơn vị muốn mua lại mảnh đất của gia đình để làm dự án khu dân cư. Nhưng vì giá rẻ quá, nên ông và gia đình không đồng ý.
Năm 2023, khi biết tin thành phố sẽ mở tuyến đường đi qua đất nhà mình, ông Khởi không khỏi lo lắng về việc mảnh đất của gia đình sẽ mất đi một phần diện tích.
Nhưng khi biết tuyến đường sẽ làm thay đổi diện mạo khu phố, ông Khởi đã bàn bạc với gia đình và nhận được sự đồng thuận.
"Việc phố, việc làng thì đất vàng cũng hiến, cần phải làm đường để thông thoáng giao thông, mình giờ tuổi cao rồi, không cần giữ những thứ này làm gì.
Hãy vì lợi ích chung để cho cả xã hội cùng được hưởng, chứ như trước đây đường mòn nhỏ hẹp, nhà cửa lụp xụp ở giữa trung tâm nhìn rất tức mắt", ông Khởi nói.
Ông Khởi cùng gia đình chủ động chặt bỏ hàng trăm cây ăn quả, cây lấy gỗ vài chục năm tuổi, phá dỡ căn nhà cấp 4 gia đình đang ở, hiến 420m2 đất (ước tính giá trị hơn 10 tỷ đồng) để có mặt bằng làm đường.
Việc làm của ông Khởi không chỉ giúp tuyến đường được khởi công sớm, mà còn tác động mạnh mẽ tới các hộ dân khác, khiến họ cùng chung tay hiến đất.
Anh Đoàn Bá Cường (hàng xóm của ông Khởi) cho biết, sau khi thấy ông Khởi hiến đất làm đường với diện tích lớn, anh thấy bản thân gia đình cũng nên vì xã hội để chung tay tạo nên một con đường rộng đẹp, khang trang.
Với sự đồng thuận của 195 hộ gia đình, khu dân cư 4A đã có tuyến đường dài 1,4km, rộng 7,5m, khang trang, sạch đẹp, phương tiện đi lại thoải mái, bộ mặt khu phố thay đổi hoàn toàn.
Ngày 27/4/2023, ông Khởi được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác hiến đất làm đường trên địa bàn TP Hạ Long.
Ông Trần Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy phường Hùng Thắng cho biết, tuyến đường dân sinh này đi xuyên qua rất nhiều khu đất của hộ dân, trong đó có nhà ông Khởi.
Việc gia đình ông Khởi đi tiên phong đã lan tỏa và khiến các hộ dân khác tin tưởng, tự nguyện hiến đất để có con đường rộng đẹp như bây giờ.
Cùng nhau làm việc chưa từng có, cả trăm người dân nhìn đường to lấp ló mà vuiMột xã biên giới Nghệ An thống nhất vận động nhân dân hiến đất, hiến cây, hiến tài sản để mở rộng đường giao thông nông thôn." alt="Quyết định bất ngờ của người đàn ông Quảng Ninh làm thay đổi diện mạo cả khu phố">Quyết định bất ngờ của người đàn ông Quảng Ninh làm thay đổi diện mạo cả khu phố
-
Nhận định, soi kèo Eyupspor vs Alanyaspor, 23h00 ngày 19/1: Sức mạnh tân binh
-
Hồng Nhung sở hữu vẻ đẹp dịu dàng, nền nã Nhung kể, cô sinh ra khỏe mạnh bình thường nhưng vào năm 5 tuổi, trong một buổi chiều đi học mẫu giáo về, hai chân của cô mất cảm giác hoàn toàn.
Nhung được bố mẹ bế đi bệnh viện ngay sau đó. Qua nhiều lần thăm khám, bác sĩ kết luận cô bị viêm tủy cắt ngang, liệt hoàn toàn từ rốn trở xuống, không thể đi tiểu chủ động. Đôi chân của cô co rút và teo đi từng ngày.
“Kể từ khi bị bệnh, mình phải nhờ mẹ hỗ trợ ép nước tiểu, cứ canh 3 tiếng phải đi vệ sinh một lần. Sau này gặp các bạn cùng cảnh ngộ, mình được mọi người chỉ cho cách tiểu tiện tự chủ nên dần tự lập”, Nhung kể.
Suốt năm tháng học cấp 1, cấp 2, Nhung được mẹ đưa đến trường, bế vào lớp. Trong cả buổi học, cô chỉ ngồi yên một chỗ, khát đến mấy cũng không dám uống nước vì sợ không tự chủ được việc đi vệ sinh.
Nhưng dù cho cố gắng đến mấy, Nhung vẫn không thể hòa nhập được với mọi người. Cô giống như "người vô hình" ở trong lớp học. Thậm chí, cô không bao giờ dám để bạn bè trông thấy mình ngồi xe lăn.
Lên cấp 3, nhà cách trường 15km, sợ mẹ đưa đón vất vả, Nhung quyết định nghỉ học. Đó cũng là lúc cô bắt đầu chuỗi ngày sống trong tiêu cực.
“Từ khi nghỉ học, mình lúc nào cũng thấy bản thân vô dụng, không có giá trị. Nhìn bạn bè đến trường, mình thèm muốn nhưng không đủ can đảm. Mình ngày ngày sống trong căn phòng nhỏ, tự thu hẹp cuộc sống”, Nhung chia sẻ.
Khoảng thời gian tiêu cực đó kéo dài 1 năm. Sau này, khi thấy một người bạn đi học nghề trang điểm, Nhung cũng đi theo. Đó là bước ngoặt giúp cô thay đổi cuộc đời.
Với 10 triệu tích cóp được từ việc bán hàng online, Nhung tự tìm đến một cửa hàng áo cưới học nghề trang điểm. Hàng ngày, cô được bạn chở bằng xe máy vượt quãng đường 15km đi học nghề, chiều được bạn đưa đi cà phê, ngắm cảnh.
Tiếp xúc với thế giới rộng lớn muôn màu, Nhung thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, bản thân cũng có giá trị hơn.
Khi đã có tay nghề, kinh nghiệm, Nhung bắt đầu nhận khách trang điểm. Sau này, cô học thêm nghề phun xăm, làm móng. Cô thuê trọ ở cách nhà 30km. Năm 2023, Nhung quyết tâm mở tiệm riêng, vừa làm vừa nhận học viên.
“Giờ đây, chỉ việc bước đi trên đôi chân là mình không thể, còn những việc khác mọi người làm được thì mình cũng làm được. Hơn nữa, mình được mọi người yêu thương, giúp đỡ nên cuộc sống dễ dàng hơn rất nhiều”, Nhung chia sẻ.
Chuyện tình ngọt ngào
Bằng nỗ lực của mình, Nhung tự mở tiệm làm đẹp, mua quà tặng người thân, đi du lịch,... Cô không còn là đứa trẻ nhạy cảm năm nào cần bố mẹ chăm bẵm, quan tâm từng chút một mà có thể tự lập bằng chính sức lao động của mình.
Và quan trọng hơn cả, Nhung tự tin vào bản thân, dám yêu và được yêu.
Với Nhung, tình yêu và hôn nhân từng là chuyện xa vời nhưng khi gặp được Thanh Dương (SN 1999, quê Bình Phước) – người chồng hiện tại, điều đó lại trở nên gần gũi và chân thật.
Nhung và Dương quen nhau qua mạng xã hội, Dương là người chủ động kết bạn. Chỉ sau đôi lần trò chuyện, anh đã xiêu lòng trước cô gái xinh xắn.
Làm việc cách cửa tiệm của Nhung khoảng 3km, mỗi ngày anh đều ghé mua đồ ăn sáng cho cô. Hoàn cảnh đặc biệt của Nhung không khiến anh mảy may bận tâm. Ngược lại, anh cảm phục nghị lực sống của Nhung.
“Từng có nhiều bạn thích mình, muốn tìm hiểu mình nhưng mình không dám đặt niềm tin vào ai. Chuyện kết hôn và sinh con lại càng xa vời. Nhưng khi gặp anh, mọi thứ hoàn toàn thay đổi.
Anh không ngần ngại chuyện mình bị bệnh, sẵn sàng bế mình đi vệ sinh hoặc âm thầm lau dọn nếu mình chẳng may tiêu tiểu không tự chủ. Cách anh yêu thương, quan tâm khiến mình không còn tự ti về bản thân”, Nhung chia sẻ.
Nhung được chồng và nhà chồng yêu thương hết mực Ngày theo Thanh Dương về ra mắt, Nhung ngỡ ngàng trước phản ứng của mẹ chồng tương lai.
“Mẹ chồng mình hiền và tâm lý. Mẹ nói với con trai ‘con yêu ai thì mẹ không nói nhưng yêu Nhung thì phải nghiêm túc’. Mình cảm động vô cùng. Cho đến giờ, mẹ vẫn yêu thương, chăm lo cho vợ chồng mình như thuở ban đầu”, Nhung tâm sự.
Cuối năm 2023, cặp đôi chính thức về chung một nhà. Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.
Năm 2024, Hồng Nhung được làm mẹ. Cô mang thai tự nhiên và bình an đón con chào đời ở tuần thứ 36.
Với một bà mẹ ngồi xe lăn, việc chăm con tưởng chừng rất gian nan nhưng với Nhung, ngay cả sự gian nan, vất vả đấy cũng là niềm hạnh phúc. Bởi lẽ với cô, con cái là món quà quý giá nhất cuộc đời.
Ảnh: NVCC
Cô gái Long An lấy chồng hơn 13 tuổi: Cứ giận lại đổi cách xưng hô“Mình vui thì gọi anh ấy là chồng, giận thì kêu bằng chú”, 9X Long An lấy chồng hơn 13 tuổi hài hước chia sẻ về cuộc hôn nhân của mình." alt="Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt">Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt