Bộ Tài chính vừa giới thiệu dự thảo thông tư hướng dẫn quản lý kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông để xin ý kiến dư luận.Theo dự thảo, thông tư này hướng dẫn việc quản lý kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa thực hiện (theo quy định tại Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông).
 |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Nguồn kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông gồm:
Nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề thuộc ngân sách trung ương) theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa, nguồn vốn huy động hợp pháp, nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Dự thảo cũng nêu rõ về từng nội dung và mức chi thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Chi tổ chức họp thẩm định sách giáo khoa
Chi thuê hội trường, phòng họp, trang thiết bị phục vụ cho các cuộc họp thẩm định (nếu có), bao gồm thuê thiết bị công nghệ thông tin, máy chiếu, thuê đường truyền, các chi phí trực tiếp khác có liên quan; Chi khác phục vụ trực tiếp họp Hội đồng thẩm định (điện, nước, thông tin liên lạc, văn phòng phẩm, chuyển phát tài liệu đến thành viên của Hội đồng và các khoản chi trực tiếp khác): theo thực tế phát sinh.
Các khoản chi phí thực tế nêu trên khi thanh toán phải có đầy đủ chứng từ, hoá đơn theo quy định.
Các khoản chi cho thành viên Hội đồng thẩm định sách giáo khoa
Chi tiền công đọc thẩm định tài liệu trước phiên họp: tối đa 35.000 đồng/tiết/người.
Chi thanh toán tiền phương tiện đi lại, tiền thuê phòng nghỉ.
Chi phụ cấp tiền ăn: Theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC và văn bản của Bộ, ngành, địa phương hướng dẫn thực hiện Thông tư số 40/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Chi tiền công họp thẩm định: Tối đa 200.000 đồng/người/buổi với chủ tịch Hội đồng thẩm định; tối đa 150.000 đồng/người/buổi với phó chủ tịch, ủy viên, thư ký Hội đồng thẩm định.
Mức chi này áp dụng đối với thành viên Hội đồng thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, và sẽ hết hiệu lực sau khi có quy định về chế độ tiền lương mới (theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018).
Các mức chi quy định tại Thông tư này là mức chi làm căn cứ để lập dự toán chi cho công tác thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Hải Nguyên

'Phép thử' cho cuộc đổi mới giáo dục
Năm 2020 ngành giáo dục gặp phải tiền lệ chưa từng có: nghỉ kéo dài vì dịch Covid-19, thi THPT quốc gia thành 2 lần... Nhưng gây xôn xao hơn cả là việc thay SGK lớp 1, bước khởi động của đưa chương trình giáo dục phổ thông mới vào đại trà.
" alt="Lấy ý kiến quản lý kinh phí việc thẩm định sách giáo khoa mới"/>
Lấy ý kiến quản lý kinh phí việc thẩm định sách giáo khoa mới
- Lưu Khánh Linh và Lưu Ái Linh (phường Yết Kiêu, Hà Đông) là hai chị em sinh đôi. Từ mẫu giáo cho đến lớp 12 hai chị em đều học cùng lớp. Sự trùng lặp lại đến ở kỳ thi THPT quốc gia, hai chị em lại thi cùng phòng.
|
Ảnh: Văn Phong |
Cùng lớp từ khi học Trường Tiểu học Yết Kiêu, đến THCS Lê Lợi, rồi THPT chuyên Nguyễn Huệ... đến ngày thi đại học - Lưu Khánh Linh và Lưu Ái Linh vẫn ngồi chung một phòng chỉ cách nhau mấy dãy bàn.
Trước kỳ thi THPT quốc gia, cả Khánh Linh và Ái Linh đều cùng đủ điểm đỗ vào khoa Ngôn ngữ Nga Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội).
Gặp 2 cô bạn này sau khi kết thúc buổi thi môn Địa lý - cặp song Linh tỏ rõ niềm vui vì kết quả các bài thi đều khá khả quan.
Ái Linh cho biết, hai em học theo khối D và sẽ lấy kết quả của 3 môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ để xét tuyển đại học nên tập trung chủ yếu vào 3 môn thi này. Dù chỉ là môn thi để đảm bảo tiêu chí xét tốt nghiệp, nhưng cặp đôi này vẫn hoàn thành bài thi môn Địa lý sau 2/3 thời gian. Cả hai đều dự kiến có thể kiếm được từ 7 điểm trở lên.
Hai cô bạn sinh năm 1998 này giống hệt nhau từ khuôn mặt cho tới dáng người. Đến cả số điện thoại di động cũng chỉ khác nhau duy nhất một số. Thậm chí, song Linh còn chia sẻ “thần giao cách cảm” với nhau trong nhiều trường hợp và đặc biệt hai bạn rất hiểu nhau.
 Ảnh: Facebook nhân vật

|
Ảnh: Facebook nhân vật |
Theo Khánh Linh, cặp đôi còn lập kỷ lục chưa từng có ở trường cấp ba theo học là THPT chuyên Nguyễn Huệ. “Trường cấp ba chúng em học từng có rất nhiều cặp anh em/chị em sinh đôi đỗ vào. Nhưng chưa bao giờ có một cặp đôi nào vào cùng một lớp chuyên và chúng em là cặp đôi đầu tiên khi cùng ngồi chung một lớp chuyên tiếng Nga”, Khánh Linh chia sẻ.
Cùng trường, cùng lớp, lại cùng tên cho nên nhiều bạn bè và thầy cô rất khó phân biệt đâu là Ái Linh đâu là Khánh Linh. Thậm chí, để giúp mọi người dễ nhận ra hơn, Khánh Linh đã phải để tóc dài, trong khi Ái Linh để tóc ngắn.

|
Ảnh: Facebook nhân vật |
Chia sẻ về quá trình chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm nay, cặp đôi này cho biết do cùng định hướng nên hai bạn ôn luyện cùng nhau và gần như lịch sinh hoạt giống hệt nhau từ ăn uống cho tới ngủ nghỉ, giải trí. Là chị em sinh đôi nên cặp song Linh gặp rất nhiều thuận lợi trong việc ôn thi. Điều này thấy được rõ nhất mỗi khi lịch học thêm các môn trùng giờ, trùng buổi. Những lúc đó, thay vì cùng nhau đi học một lớp như bình thường, thì hai em chia nhau ra mỗi người đi học một lớp. Tối về, lại thay phiên nhau giảng bài cho người kia. Cũng chính vì vậy mà gần như hai bạn không bị bỏ lỡ kiến thức.
“Quá trình học ôn hay đi học thêm, khi người này bận thì người kia đi học và về giảng lại cho nhau. Chính quá trình giảng lại cũng là một lần nhớ bài hơn”, Ái Linh kể.
Chủ đề này khiến Khánh Linh nhớ đến những kỷ niệm vô cùng “quái chiêu” của tuổi học trò. “Cũng vì quá giống nhau nên khi đi học ôn ở các trung tâm học theo thẻ ngày, chúng em chỉ phải mua một thẻ học mà vẫn có thể thay phiên nhau đi học mỗi khi người kia bận”, Khánh Linh cười.
Nói về dự kiến trong tương lai, cặp đôi này cho biết nhiều khả năng sẽ theo học khoa Ngôn ngữ Nga Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) và tìm kiếm học bổng du học.
" alt="Cặp đôi 'quái chiêu' 12 năm cùng lớp, thi ĐH cùng phòng"/>
Cặp đôi 'quái chiêu' 12 năm cùng lớp, thi ĐH cùng phòng