Số phận 11 năm lận đận của nhà B6 Giảng Võ
Dự án cải tạo chung cư B6 Giảng Võ đã kéo dài 11 năm,ốphậnnămlậnđậncủanhàBGiảngVõhôm nay là ngày bao nhiêu âm cư dân B6 sống trong cảnh đi thuê nhà trong suốt 6 năm trời ròng rã, nhiều người đã không thể đợi đến ngày về nhà.
Hành trình 11 năm dang dở
Như báo VietNamNet đã đưa tin về việc “Trưởng ban đại diện nhà B6 Giảng Võ chết tại Tổng công ty 36”, trao đổi với PV VietNamNet về việc ông Kính và ông Cầu có mặt tại trụ sở TCT 36 ngày 13/8, Trung tá Nguyễn Hồng Lợi – Chủ nhiệm chính trị TCT 36 cũng cho biết, ngày 12/8, TCT trả tiền tạm cư cho cư dân, Đại tá Nguyễn Đăng Giáp- Tổng Giám đốc có nói hôm nay chưa trả tiền cho bác Kính, bác Cầu vì 2 bác đã có đơn kiện sai sự thật. Khi nào 2 bác nhận thức rõ mình sai đến đây làm việc thì chúng tôi sẽ trả tiền.
Sang đến chiều ngày 13/8, ông Kính và ông Cầu được hẹn lên trụ sở TCT nhận tiền và ông Kính đột ngột chết ngay tại đây. Sự việc xảy ra chỉ sau hơn 1 tháng, TCT 36 trở lại làm chủ đầu tư dự án theo Quyết định 3054/QĐ-UBND (ngày 1/7/2015).
Cái chết của ông Kính làm bừng tỉnh nhiều người khiến chúng ta nhìn lại hành trình ròng rã một ước mơ được ở trong chính ngôi nhà của mình của những người đang sống ngay giữa Hà Nội. B6 Giảng Võ là một trong những dự án cải tạo chung cư cũ đầu tiên trong lộ trình cải tạo các chung cư cũ ở Hà Nội được thành phố triển khai theo hình thức người dân chọn chủ đầu tư. Thế nhưng 6 năm đã qua dự án vẫn chỉ là một bãi đất.
Người dân B6 Giảng Võ đến bao giờ mới được an cư? |
Người dân chờ còn chủ đầu tư hết lý do này đến lý do khác để trì hoãn việc triển khai dự án. Sau nhiều năm rơi vào cảnh đắp chiếu và đổi chủ, ngày 1/7/2015, TP Hà Nội đã có Quyết định số 3054/QĐ - UBND về việc giao Tổng Công ty 36 (TCT, thuộc Bộ Quốc phòng) tiếp tục làm chủ đầu tư của dự án.
Tuy nhiên, nhiều cư dân nhà B6 Giảng Võ vẫn băn khoăn, nghi ngại không hiểu lần này TCT 36 có đảm bảo tiến độ xây dựng nhà để người dân sớm ổn định cuộc sống hay không?
Về việc thực hiện dự án ông Nguyễn Hồng Lợi cho biết, với tinh thần TP động viên và TCT với tinh thần vì người dân chúng tôi một lần nữa làm chủ đầu tư.
Tuy nhiên TCT làm chủ đầu tư phải yêu cầu TP tạo cơ chế đặc thù để bảo tồn vốn. Do đó có yêu cầu thay đổi một số công năng thiết kế tòa nhà. Nguyên trạng là 22 tầng gồm 3 tầng thương mại và 19 tầng ở trong đó 16 tầng là bố trí tái định cư còn 3 tầng thì không thể bù nổi do gần 1000 tỷ đầu tư vào dự án được nên TCT xin lên 28 tầng. Hiện nay chưa có quyết định về vấn đề này.
Với những đề xuất trên, nhiều người dân nhà B6 Giảng Võ vốn đang phải thuê nhà trong 6 năm qua e ngại việc xây dựng sẽ khó được thực hiện khẩn trương, bởi những đề xuất này sẽ khiến các cấp có thẩm quyền tốn nhiều thời gian xem xét, cân nhắc trước khi quyết định.
Cư dân chung cư cũ tứ tán
Chuyện của cư dân B6 Giảng Võ cũng là chuyện của cả ngàn khu chung cư cũ được khởi động ở Hà Nội thời gian qua nhưng vẫn dậm chân tại chỗ vì chưa có hướng đi. Thống kê cho thấy trong tổng số hơn 1.100 khu chung cư cũ ở Hà Nội mới chỉ có 68 khu được chỉnh trang tương đương 6% còn trên cả nước tỷ lệ này chỉ được 2%. Thiếu chế tài xử lý chây ì nên giấc mơ về một chung cư cũ được cải tạo với nhiều hộ dân sinh sống tại các dự án chung cư cũ.
Dự án cải tạo chung cư B6 Giảng Võ đã kéo dài 11 năm, cư dân B6 sống trong cảnh đi thuê nhà trong suốt 6 năm trời ròng rã nhiều người đã không thể đợi đến ngày về nhà. Sẽ có bao nhiêu cư dân B6 “chờ đón được ngày vui” như tựa đề bài thơ ông Kính đã viết trong những ngày đầu xuân Ất Mùi gửi đến bà con nhà B6 Giảng Võ?
Mơ ước trở về ngôi nhà của chính mình
Trước sau, vị đại diện của cư dân B6 Giảng Võ làm tất cả chỉ với mong muốn dự án sớm được hoàn thành và người dân được trở về ngôi nhà nơi thực sự là chốn an cư của mình. Bởi hơn hết ông và toàn thể cư dân B6 đã quá thấm thía cảnh vạ vật thuê nhà trong suốt 6 năm qua.
Theo cư dân ở đây, ngoài một số rất ít hộ dân được ở nhờ nhà bà con họ hàng, còn lại đều phải đi thuê nhà, cuộc sống tạm bợ, vất vả…Gia đình bà Lộc đã phải chuyển nhà thuê đến 4 lần. Với họ, may mắn đôi khi chỉ đơn giản là có số lần chuyển nhà ít hơn.
Vì thế ước mong lớn nhất khi bước vào tuổi gần đất xa trời là được về sinh sống trong ngồi nhà của chính mình. Thế nhưng nhiều người đã không thể đợi đến ngày về nhà trong đó có vị trưởng ban đại diện.
Sau “Cuộc đối thoại cuối cùng trước cái chết của đại diện dân cư B6” ngày 13/8 với đại diện TCT 36, theo lời ông Lợi, 2 bên thống nhất phối hợp để thực hiện dự án cho người dân. “Khoảng 16h5’, các bác về tôi có hỏi các bác đi phương tiện gì thì bác bảo anh Cầu chở tôi. Tôi có nói bác già rồi cháu sẽ đưa xe ô tô chở bác về. Bác bắt tay nói rằng cảm ơn. Bác bắt tay tôi bác xúc động quá và ngã ra sau như kiểu ngất và ra đi”, ông Lợi kể lại.
Chưa thể bắt đầu quá trình hợp tác với TCT 36 khi đơn vị này quay lại làm chủ đầu tư, cái chết của ông Kính đã khép lại hành trình gần 10 năm đại diện cho cư dân đi tìm đường xây nhà cho B6 Giảng Võ. Nhưng với mấy trăm cư dân ở đây hành trình về nhà vẫn còn tiếp tục trong chờ đợi.
Phong Vân
Cuộc đối thoại cuối cùng trước cái chết của đại diện dân cư B6