您现在的位置是:Thế giới >>正文
Nhận định, soi kèo Al Shahaniya vs Al
Thế giới528人已围观
简介 Pha lê - 04/04/2025 09:33 Nhận định bóng đá g ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Karlsruher vs Hannover, 23h30 ngày 4/4: Nhiệm vụ phải thắng
Thế giớiNguyễn Quang Hải - 04/04/2025 12:03 Nhận định ...
【Thế giới】
阅读更多Sau tiếng gõ cửa đêm tân hôn, tôi sốc khi biết sự thật về chồng
Thế giớiChồng giấu bí mật nợ nần với tôi cho đến khi những người đòi nợ xuất hiện (Ảnh minh họa: IT). ">...
【Thế giới】
阅读更多Học qua sự so sánh tương quan là cách học thú vị nhất
Thế giớiThật khó để một người có thể ghi nhớ những thông tin này: Một đám mây có thể tích được tới 500000 lít nước, hạt giống lớn nhất là hạt của cây dừa biển dài tới 45cm và nặng tới 25kg, loài cá mập đèn lồng lùn trưởng thành chỉ dài có 16cm,... Nhưng nếu chúng ta thay đổi cách tiếp cận, mọi thứ sẽ hoàn toàn thay đổi. Thể tích của một đám mây có thể nặng bằng 80 con voi lớn, hạt giống cây dừa biển nặng bằng khoảng 2 đứa trẻ, hay có loài cá mập chỉ dài chưa bằng một chiếc bút chì,... Với những sự so sánh trực quan đó, ngay cả một đứa trẻ cũng có thể hình dung rõ ràng và ghi nhớ mọi thứ.
Đó cũng chính là cách cuốn sách Những phép so sánh đáng kinh ngạc (tác giả Clive Gifford) viết lôi cuốn các độc giả nhỏ tuổi vào hành trình khám phá đầy kỳ thú, từ lên rừng, xuống biển, băng qua các đại dương, các châu lục, các thành phố, bay vào vũ trụ rộng lớn hay tìm hiểu thế giới siêu nhỏ dưới kính hiển vi.
Nhờ phép so sánh mà các thông tin trở nên vô cùng thú vị, sinh động, dễ nhớ, đặc biệt liên kết chặt chẽ với nhau. Với vô số những hình minh họa trực quan vô cùng đẹp mắt, ấn tượng được thể hiện bên trong cuốn sách, những khái niệm dài, rộng, cao, thấp, nhanh, chậm, xa, gần sẽ không còn trừu tượng mà hiện lên sinh động qua việc so sánh với những sự vật gần gũi xung quanh cuộc sống của các bạn nhỏ.
Những phép so sánh đáng kinh ngạc sẽ là món quà quý giá chắp cánh cho trí tưởng tượng, khơi nguồn sự sáng tạo sáng tạo và kích thích sự ham học hỏi và giúp não bộ của trẻ phát triển một cách nhanh chóng.
Clive Gifford là tác giả từng đoạt giải thưởng của hơn 200 cuốn sách dành cho trẻ em và thanh thiếu niên. Clive Gifford cũng là người chiến thắng Giải thưởng Sách dành cho người trẻ của Hiệp hội Hoàng gia năm 2014.
Tình Lê
Bí mật ẩn sau của Facebook - 'quốc gia' lớn nhất thế giới
Câu chuyện khởi nghiệp đầy thăng trầm và kịch tính của Facebook sẽ mang đến cho doanh nhân nhiều bài học tâm đắc.
">...
【Thế giới】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Jamshedpur vs Mohun Bagan, 21h00 ngày 3/4: Cửa dưới thất thế
- Bị giữ giấy phép lái xe mà không nộp phạt đúng hẹn sẽ bị xử lý ra sao?
- Miễn đăng kiểm với ô tô mới giúp tiết kiệm hàng trăm tỷ mỗi năm
- Xôn xao cầu Thê Húc 'biến hình' thành màu cam
- Nhận định, soi kèo Shandong Taishan vs Chengdu Rongcheng, 18h35 ngày 2/4: Đối thủ yêu thích
- CEO 8x mê kinh doanh các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Hebar Pazardzhik vs Lokomotiv Plovdiv, 18h30 ngày 3/4: Tin vào đội khách
-
"Bây giờ, tôi biết thương mẹ, thương vợ hơn" NSND Trung Hiếu hiện có cuộc sống hạnh phúc viên mãn bên người vợ trẻ xinh đẹp. Anh và bà xã 9X quen biết nhau khi đóng chung phim Đại gia chân đất.
Mặc dù yêu nhau từ năm 2014 nhưng cả hai giữ kín mối quan hệ này trước khi kết hôn. Chính vì vậy, khi NSND Trung Hiếu tuyên bố cưới vợ, khán giả và nhiều bạn bè đều tỏ ra khá bất ngờ.
Mới đây, trong chương trình Lời tự sự, khi được MC Phí Linh hỏi, Trung Hiếu gọi tên "trải nghiệm" lấy vợ kém 19 tuổi ở tuổi 45 là gì, anh cho biết: "Đôi khi với tôi vẫn còn sớm. Mình là người đam mê nhiều thứ quá, con đường "chơi" với nghệ thuật vẫn còn dài.
Mọi người cứ nói Trung Hiếu phải lấy vợ đi nhưng ít ai biết rằng, sâu thẳm trong mỗi nghệ sĩ vẫn là sự cô đơn. Cô đơn ở đây không phải không có người phụ nữ bên cạnh mà đôi khi phải cho bản thân những khoảng tĩnh lặng trong sâu thẳm mới làm nghề được".
NSND Trung Hiếu và bà xã kém 19 tuổi (Ảnh: Lê Chí Linh).
Anh cho biết: "Nói vậy thôi nhưng lấy vợ rất vui, hạnh phúc, rất may vợ tôi là người biết thông cảm, hiểu chồng. Từ khi có vợ, tôi cảm thấy cuộc sống bình lặng hơn trước. Ngày trước khi chưa có gia đình riêng, cuộc sống sóng gió hơn, sinh hoạt, giờ giấc thất thường, đi đêm về hôm, nhiều khi cứ để mẹ phải chờ. Bây giờ, tôi biết thương mẹ, thương vợ hơn".
"Đám cưới của tôi, BTV Phí Linh chính là MC. Khi tôi gọi điện mời, Phí Linh nói: "Anh thông cảm, trong đời em chưa bao giờ làm MC đám cưới". Tôi liền nói: "Em ơi, anh đã tìm hiểu và biết em chưa bao giờ đi dẫn chương trình đám cưới nên anh mới mời em. Thôi em vì anh một lần đi".
Lúc đó Phí Linh bảo cho em suy nghĩ và sau đó cô ấy trả lời: "Duy nhất một mình anh, em sẽ dẫn chương trình đám cưới cho anh". Đây cũng là kỉ niệm đẹp", NSND Trung Hiếu tiết lộ.
Phí Linh chính là MC trong đám cưới NSND Trung Hiếu (Ảnh: Lê Chí Linh).
Vai diễn đóng cùng các nghệ sĩ gạo cội năm 19 tuổi
Năm 19 tuổi, NSND Trung Hiếu đã có vai diễn điện ảnh đầu tiên trong phim Hoa ban đỏ. Phim lấy bối cảnh chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy. Anh đóng cùng các nghệ sĩ đang là ngôi sao thời điểm đó như NSND Trần Lực, NSND Thu Hà, NSND Trọng Trinh.
"Rất nhiều đêm tôi không ngủ được khi nhận được vai diễn đầu tiên trong phim Hoa ban đỏ. Ngày xưa, phim điện ảnh rất hiếm. Đây là bộ phim có sự đầu tư kinh phí lớn trong lịch sự phim điện ảnh cách mạng Việt Nam. Riêng vai của tôi mấy chục người thử.
Thời điểm đó là năm 1992, tôi đang học năm thứ 2 đại học mà lại đóng cùng các nghệ sĩ gạo cội nên tôi lo mình sẽ trượt vai. Vào trường quay, tôi thấy toàn các ngôi sao, thử vai lại đóng cùng anh Trần Lực. Đọc kịch bản tôi thấy run lắm, nhưng sau đó tự trấn an mình. Khi diễn xong, tôi không thấy ai nói gì nên càng lo hơn.
Bỗng một ngày, anh Quốc Trọng đến thông báo sắp xếp công việc đi quay khiến tôi vỡ òa sung sướng".
Trung Hiếu đóng phim "Hoa ban đỏ" năm 19 tuổi (Ảnh: cắt từ clip).
Trung Hiếu nói, với một diễn viên, việc làm thế nào để vừa đóng tốt trên sân khấu lẫn phim truyền hình, điện ảnh cũng là một thách thức.
Theo NSND Trung Hiếu, trường phái chủ đạo mà các nghệ sĩ Việt đang theo đuổi là sân khấu thể nghiệm. Các diễn viên cố gắng hóa thân vào nhân vật một cách thật nhất có thể, diễn như không diễn.
Anh tiết lộ, vai diễn sân khấu nào khiến khán giả "ồ" lên thì mới là thành công, còn nếu vai nào khi kết thúc vở diễn, mọi người bắt tay chúc mừng nhẹ nhàng thì anh biết mình làm chưa thực sự tốt.
"Trong cuộc đời làm nghề, không thể đòi hỏi vai nào cũng xuất sắc nhưng khi làm chưa tốt tôi buồn lắm, về nhà cứ trăn trở, vật vã", Trung Hiếu tiết lộ.
NSND Trung Hiếu thấy hạnh phúc khi khán giả nhớ đến mình, yêu giọng nói của mình (Ảnh: cắt từ clip).
Nhiều người nói rằng, chỉ cần nghe giọng đã nhận ra Trung Hiếu. NSNS Trung Hiếu từng lồng tiếng cho nghệ sĩ Phạm Bằng, Văn Hiệp, Trịnh Thịnh,...
Chính anh cũng là người lồng tiếng vai Chu Văn Quyềnh do nghệ sĩ Hán Văn Tình diễn trong phim Đất và người. Câu thoại được mọi người nhớ nhất là "Không thể hoãn cái sự sung sướng đó lại".
"Tôi nhớ có một cái Tết, khi chúng tôi đi thuyền vào chùa Hương trong đêm, khi không gian trên suối Yến đang tĩnh lặng, bỗng dưng có tiếng hỏi "Trung Hiếu phải không" khiến mọi người giật mình.
Bạn tôi trên thuyền liền đáp "Đúng rồi". Hóa ra thuyền bên kia là các sãi, mọi người nói nghe tiếng đã nhận ra tôi. Sau đó, hai thuyền cập sát lại để mọi người tặng oản, đồ chay cho chúng tôi và chúc nhau bình an. Cảm giác lúc đó vô cùng hạnh phúc".
"Tôi thích một Trung Hiếu phóng khoáng, tự do khi là một nghệ sĩ"
Được MC Phí Linh khen vừa làm tốt vai hài lẫn vai bi, vai chính diện lẫn phản diện, vừa làm tròn vai trò quản lý lẫn nghệ sĩ, NSND Trung Hiếu đáp: "Phí Linh cũng quá lời thôi, cuộc đời mà ai cũng tốt thế thì cuộc đời thiếu đi sự công bằng. Cái gì cũng chỉ vừa phải thôi, chắc là Linh yêu quý nên mới nói vậy".
Nhắc đến hai dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp, NSND Trung Hiếu cho biết, năm 2005 anh được phong tặng danh hiệu NSƯT và năm 2015 là danh hiệu NSND.
"Là nghệ sĩ đôi khi tôi sống phóng khoáng, khẳng khái, quyết liệt. Lúc ấy mình sống cho bản thân mình. Nhưng sau này khi làm quản lý, tất cả những điều đó bớt đi. Tôi cảm thấy mình nhẫn nhịn, nền nã, nhẹ nhàng hơn. Nhưng tôi vẫn thích một Trung Hiếu phóng khoáng, tự do khi là một nghệ sĩ hơn".
Bên cạnh niềm đam mê bất tận với diễn xuất, ít ai biết, NSND Trung Hiếu còn đam mê thư pháp.
NSND Trung Hiếu tặng khán giả chữ "an". Anh mong một năm mới bình an, hạnh phúc đến tất cả mọi người (Ảnh: cắt từ clip).
"Trung Hiếu đến với thư pháp cũng rất ngẫu nhiên, thời đó còn nghèo, cô đơn và thất tình... Nhà tôi ở Nguyễn Khuyến, ra Văn Miếu Quốc Tử Giám khá gần. Khi gặp các ông đồ trẻ tuổi, tôi thay đổi quan niệm ông đồ là phải cao tuổi và tự mua giấy bút, sách vở học, tập viết... Mỗi khi có vai diễn chưa thành công, tôi cầm bút và thấy lòng mình tĩnh tâm, bớt xô bồ".
"Trung Hiếu thích chữ "nghệ du", tức là lãng du trong nghệ thuật. Trung Hiếu coi đây là kim chỉ nam cho cuộc đời mình", Trung Hiếu chia sẻ. Anh nói rằng, cuộc chơi nghệ thuật này đã chơi là phải hết mình.
"Bên cạnh niềm đam mê với nghệ thuật, Trung Hiếu đam mê nhiều thứ như ca múa nhạc, tôi yêu thiên nhiên và động vật, thích chim muông, cá cảnh, đam mê cây cỏ, vườn tược, sông biển...", anh kể.
Theo Dân trí
NSND Trung Hiếu: Ngoài đời tôi vui tính lắm!
“Tính tôi ngoài đời thoải mái và vui vẻ hơn trên phim nhiều. Mà xét cho cùng đóng nhân vật khác với mình ngoài đời mới thú vị chứ", NSND Trung Hiếu chia sẻ.
" alt="NSND Trung Hiếu: 45 tuổi lấy vợ kém 19 tuổi, đôi khi vẫn thấy... sớm">NSND Trung Hiếu: 45 tuổi lấy vợ kém 19 tuổi, đôi khi vẫn thấy... sớm
-
Đạo diễn Mai Long vừa ra mắt phim tâm lý tình cảm hài Chạm vào hạnh phúc. Với quan niệm, chúng ta không phải ai cũng có được niềm hạnh phúc trọn vẹn cho dù đã từng một lần được 'chạm vào'; hạnh phúc rất đẹp, rất gần như những giọt sương lung linh trên lá, như bóng trăng dưới nước nhưng chỉ chạm tay vào thôi đã tan đi mất. Chính vì thế, đạo diễn Mai Long muốn thông qua bộ phimChạm vào hạnh phúc để gửi gắm thông điệp: Cái gì vốn dĩ không phải của mình thì đừng chạm vào. Diễn viên Quách Thu Phương và Quang Tèo trong một cảnh quay. Bộ phim xoay quanh câu chuyện gia đình ông Sắn - bà Thắm cùng với hai cậu con trai Thăng và Long. Vì hoàn cảnh gia đình, mong muốn thoát khỏi cảnh nghèo khó, ông Sắn đã phải vay mượn khắp mọi nơi để cho bà Thắm được đi làm giúp việc nơi xa xứ. Nhưng trớ trêu thay, bà Thắm đi chưa được bao lâu thì ông Sắn nhận được tin bà không về nữa, bà xây dựng cuộc sống mới bên đó với người khác để đổi đời, bỏ lại một mình ông cùng các con sống trong cảnh "gà trống nuôi con" với một khoản nợ lớn.
Cậu con út học trên Hà Nội với tuổi trẻ bồng bột và khát vọng tình yêu đã tạo ra ngang trái giữa cái đói nghèo của ông bố cùng anh trai ở nông thôn và sự xa hoa lãng phí của mình ở nơi phố thị. Cậu con cả làm thợ xây hiền lành thật thà nhưng sâu sắc đã xây nên câu chuyện tình yêu "cười ra nước mắt".
'Chạm vào hạnh phúc' được quay ở Phú Thọ với đồi chè bạt ngàn xanh mát. Đạo diễn Mai Long chia sẻ sẻ: "Bộ phim là sự tương phản giữa đức hy sinh cao cả của những người lớn tuổi (tình yêu, niềm thương, trách nhiệm) với sự lãng mạn đến hoang phí của tuổi trẻ. Là cuộc đấu tranh tư tưởng giữa con tim và lý chí, giữa hạnh phúc và khổ đau, giữa danh vọng và mất mát, giữa cái thật thà và dối trá, giữa ước mơ và thực tại".
Bối cảnh phim được quay tại Phú Thọ, nơi có những đồi cọ, đồi chè bát ngát để thông qua bộ phim, đạo diễn muốn giới thiệu với khán giả cảnh đẹp của quê hương, đất nước Việt Nam. Phần âm nhạc cũng được đạo diễn Mai Long sản xuất riêng, trong đó bài hát cùng chủ đề với phim được chính nam đạo diễn sáng tác.
Phim có sự tham gia của NSƯT Tiến Quang (Quang Tèo), NSƯT Đới Quân, NSƯT Minh Tuấn, NSƯT Đức Quang, các nghệ sĩ: Kim Xuyến, Quang Lâm, Quách Thu Phương, Tú Oanh, Thanh Hương, Mai Long, Nguyễn Love, Thái Sơn,… cùng dàn diễn viên trẻ, hotgirl như Milly Mia Hằng, hoa hậu Phí Thuỳ Linh, người mẫu Helen Đặng,…
Quách Thu Phương và Quang Tèo trong một cảnh quay. Với Chạm vào hạnh phúc, nghệ sĩ Quách Thu Phương đã có vai khác hẳn, lam lũ khác hẳn với 'bà Xuân' của Hương vị tình thân. Nữ nghệ sĩ cho biết, đây là vai diễn thú vị vì đã giúp chị thoát ra khỏi 'bà Xuân', vai diễn mà ngay từ khi đọc kịch bản, Thu Phương đã muốn được tham gia ngay lập tức.
Bộ phim dự kiến kéo dài 5 phần, mỗi phần 4 tập được công chiếu rộng rãi trên các trang phim, mạng xã hội… bắt đầu từ tháng 12/2021. Đặc biệt, bộ phim cũng sẽ được phát sóng trên một số Đài Truyền hình VTV5, VTV Cab, AVG, Style TV, VTC, QPVN, và các đài địa phương trên cả nước trong dịp Tết Nguyên Đán 2022.
Tình Lê
Quách Thu Phương: Để nhận ra hạnh phúc, tôi cũng phải trả giá
Vai bà Xuân trong 'Hương vị tình thân' hâm nóng lại tên tuổi của Quách Thu Phương nhưng vai Lan trong 'Của để dành' mới là vai diễn ấn tượng của nữ diễn viên.
" alt="Quách Thu Phương tái xuất màn ảnh với vai lam lũ cùng Quang Tèo">Quách Thu Phương tái xuất màn ảnh với vai lam lũ cùng Quang Tèo
-
Văn hoá đọc hiện nay đã bắt đầu được chú trọng hơn trong xã hội và đại chúng. Theo bà, điều này bắt nguồn từ đâu? Những năm 70, 80 về trước, dân ta đọc sách rất nhiều, nam phụ lão ấu đều đọc. Mỗi lớp người đọc loại sách riêng của mình, trí thức, sinh viên đọc Albert Camus, Jean Paul Sartre, Phạm Công Thiện… các chị tiểu thương ngồi sạp hàng cũng cắm cúi đọc tiểu thuyết của Tùng Long, Dương Hà… Bây giờ, sách hầu như chỉ tác động đến giới học sinh, sinh viên, trí thức. Đặc biệt, sách văn học, văn hóa càng ngày càng trở thành một sản phẩm chuyên môn chủ yếu lưu hành trong những người cùng chuyên ngành.
Tuy nhiên, cũng có nhiều sự kiện để lạc quan vì trong cuộc cạnh tranh để duy trì vị trí của mình, ngành xuất bản đã vượt lên rõ rệt về mọi mặt. Chưa bao giờ chúng ta có nhiều sách hay, sách đẹp, nhiều chương trình khuyến đọc như thế.
Một điều rất thú vị là trong khi số người lớn đọc giảm xuống, lại có thêm những độc giả “nhí” đến mức không ngờ. Bây giờ không chỉ Âu Mỹ, mà ở Việt Nam cũng đã có sách dành cho những bé một, hai tuổi. Mới nghe tưởng là sự áp đặt của người lớn, nhưng điều đáng ngạc nhiên, nhiều bé lại thích sách hơn đồ chơi.
Nhìn một bé chưa biết nói lẫm chẫm lấy sách ra dí vào tay cha mẹ, đòi cùng xem với mình, ta sẽ thấy lạc quan hơn với tương lai của nghề làm sách. Các bé rồi đây sẽ đến với những cuốn sách lớn hơn trong từng chặng đời.
Sách dành cho bé. Là một nhà văn, bà lý giải sự phát triển kinh tế ảnh hưởng với văn hóa đọc thế nào?
Văn hóa đọc quả có suy giảm cùng với phát triển kinh tế kỹ thuật, vì rất nhiều lý do:
- Kinh tế càng phát triển thì công việc càng bận rộn, thời giờ cho suy tưởng, chiêm nghiệm, cảm xúc đương nhiên phải ít lại.
- Sự đa dạng của các sản phẩm nghe - nhìn: Món ăn tinh thần nhiều quá, nhiều loại “thức ăn nhanh” không tốt cho sức khỏe nhưng lại phù hợp với nhịp sống mới nên vẫn được nhiều người lựa chọn.
- Và một thứ đáng gờm nhất là smartphone (điện thoại thông minh - PV). Trường học ở Mỹ luôn dạy cho học sinh bài học về cái lợi và cái hại của smartphone, trong đó cái lợi thì rất nhiều, nhưng ba cái hại lớn của việc nghiện smartphone là hại mắt, mất quá nhiều thời gian, và mất dần đi khả năng tiếp xúc tự nhiên giữa con người.
Bản thân tôi cũng phải tự khống chế, mỗi ngày chỉ tự cho phép được đọc màn hình tối đa hai tiếng đồng hồ thôi. Biết làm sao, quỹ thời gian của ta có hạn mà trong smartphone có nhiều thông tin quá, thứ gì cũng có vẻ rất cần thiết. Thói quen lướt web làm cho người đọc biết rất nhiều chuyện! Nhưng nó cũng làm sự tiếp nhận của con người trở nên máy móc và đơn giản. Con người sẽ khôn ngoan hơn, nhưng sẽ cạn đi. Đó chính là nguy cơ khiến xã hội phải dồn sức để duy trì văn hóa đọc.
Ngoài việc viết, bà thường tìm đọc những tác giả nào hoặc những tác phẩm như thế nào?
Tôi có nguyên tắc đặt ra cho riêng mình là lúc viết thì chỉ đọc những gì liên quan đến cái mình đang viết. Ví dụ trong tháng vừa qua, vì cần phải tưởng tượng về ngoại hình và y phục của vài nhân vật lịch sử, nên tôi đang đọc lại thật kỹ cuốn Ngàn năm áo mũ của Trần Quang Đức. Sau khi viết xong một cuốn, tôi mới tự thưởng cho mình 6 tháng để đọc tác phẩm văn học. Lúc đó, tôi không viết gì hết, để có trọn vẹn khoái cảm của người đọc sách.
Ở San Francisco, tôi có được sách tiếng Việt từ nhiều nguồn như sách do gia đình mua gửi sang, một số cuốn cũng có thể mua qua Amazon. Rất tiếc, sách Việt trên Amazon quá ít trong khi đây là một kênh phát hành rất hữu hiệu. Thêm một nguồn bổ sung cũng rất thuận tiện là các thành phố ở Mỹ đều có thư viện rất tốt, trong đó có khá nhiều sách của Việt Nam. Tôi đã tìm gặp những cuốn truyện ngắn của mình tại thư viện San Francisco và thư viện Denver, trong khu vực dành cho văn học châu Á.
Gian dành riêng cho sách Việt Nam tại Thư viện thành phố Denver, bang Colorado. Một vài tác phẩm hoặc nhà văn yêu thích của bà?
Trước 1945, tôi thích nhất là tác phẩm của hai nhà văn Tô Hoài và Thanh Tịnh.
Với Tô Hoài, giọng văn ông giản dị, trào lộng mà vô cùng tinh tế. Ông chỉ viết về những phận người bé nhỏ (Quê người, Trăng thề), những sinh linh bé nhỏ (O chuột), mà đọc xong mình bồi hồi xúc động và nhớ mãi. Sở dĩ vậy, là vì cái giản dị của ông mang nhiều lớp ý nghĩa, khiến mình có thể nhìn thấy sự nhân hậu và minh triết của tác giả qua từng chi tiết.
Thanh Tịnh theo tôi là nhà văn viết về Huế hay nhất. Tôi được gặp ông một lần vào năm 1986, hai năm trước khi ông mất. Khi ấy ông 75 tuổi, người gầy, tóc bạc trắng hết nhưng đôi mắt rất đẹp và hiền từ, đúng như hình ảnh tôi đã tưởng tượng về tác giả của Quê mẹ. Đôi mắt đầy sự thấu cảm và xót thương, tôi thường hình dung có lẽ Nguyễn Du cũng có đôi mắt như vậy, nên mới nhìn thấy hết nỗi đau của thập loại chúng sinh.
Sau 1954, tác giả tôi thích đọc nhất là Vũ Hạnh. Sau 1975, tác giả tôi thích đọc nhất là Nguyễn Xuân Khánh.
Với văn học Nhật, tôi yêu nhất Kawabata, vì khuynh hướng duy cảm và duy mỹ của ông. Với văn học Trung Quốc, nhiều người sẽ cho rằng sáng giá nhất là Mạc Ngôn, Thiết Ngưng… nhưng riêng tôi thích Phùng Ký Tài vì sự hiểu biết uyên thâm của ông về văn hóa Trung Hoa. Viết về một dân tộc rất cực đoan nhưng ông không bao giờ lên gân, trái lại rất điềm tĩnh, một sự điềm tĩnh đầy trọng lượng.
Với châu Mỹ, tôi ấn tượng với Garcia Marquez và bút pháp hiện thực huyền ảo. Theo tôi nhận xét, nhiều nỗ lực cách tân của một số nhà văn Việt Nam hiện nay vẫn ít nhiều mang dấu ấn ảnh hưởng của ông, mặc dù giải Nobel của Marquez đã gần nửa thế kỷ rồi.
Câu châm ngôn hoặc bài học cuộc sống bà đã rút ra từ sách?
“Không phải vì già đi mà người ta thôi theo đuổi những giấc mơ. Chính vì không còn theo đuổi những giấc mơ mà người ta già đi” (Nhà văn Gabriel Garcia Marquez).
Nhà văn Trần Thùy Mai. Trong trải nghiệm cuộc sống của mình, bà cảm thấy điều may mắn và hạnh phúc nhất mình có được là gì?
Điều may mắn của đời tôi là đã chọn được công việc phù hợp nhất với mình. Khi nhỏ, tôi mê đọc truyện, lớn lên tôi dạy văn, rồi làm xuất bản, và viết truyện. Tất cả đều liên quan đến sách. Như Mark Twain đã viết: “Làm việc là thực hành một trò chơi với sự bắt buộc. Vui chơi là thực hành một công việc với niềm hứng thú.” Như vậy tôi đã được vui chơi trong suốt đời tôi, mặc dù sự “vui chơi” ấy đôi khi cũng không nhẹ nhàng.
Thực sự, trang viết đã nhiều lần giúp tôi vượt qua những giờ phút khủng hoảng, mất mát, cô độc nhất. Bây giờ tôi đã lớn tuổi và nhiều thứ đang xa dần khỏi tầm tay, thì “trò chơi” viết sách là thứ luôn còn lại trong “đáy hộp Pandora” của mình. Mỗi cuốn sách đang viết là một âm thanh lặng lẽ mà xôn xao trong lòng, khi nào âm thanh ấy còn vang lên, thì cuộc sống của mình vẫn còn vui, và đời mình vẫn còn có giấc mơ để theo đuổi.
Kim Sam
Nhiều hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành văn bản số 785/BVHTT&DL-TV về việc tổ chức hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2021.
" alt="Nhà văn Trần Thùy Mai: 'Nhiều bé một, hai tuổi thích sách hơn đồ chơi'">Nhà văn Trần Thùy Mai: 'Nhiều bé một, hai tuổi thích sách hơn đồ chơi'
-
Soi kèo góc Chelsea vs Tottenham, 2h00 ngày 4/4
-
Một số công ty tạo điều kiện cho nhân viên lựa chọn: đến văn phòng hoặc ở nhà, hoặc cả hai. Ảnh: Reuters.
Tháng trước, Yahoo Japan Corp bắt đầu cho phép nhân viên không cần đến văn phòng, đồng nghĩa với việc không cần đến công ty trước 11h như quy định trong quá khứ.
Z Holdings Corp hỗ trợ tiền di chuyển bằng máy bay hoặc tàu tốc hành cho nhân viên, với chi phí đi lại lên tới 150.000 yen (1.149 USD) mỗi tháng.
"Chúng tôi muốn tiếp tục các chính sách tạo điều kiện như vậy để nhân viên có thể lựa chọn nơi giúp họ làm việc hiệu quả nhất, chẳng hạn như nhà hoặc văn phòng", Takayasu Yukawa, Giám đốc điều hành của Yahoo Japan cho biết, lưu ý thêm một số nhân viên vẫn yêu thích làm việc trực tiếp hơn là từ xa.
Để cải thiện điều kiện làm việc, công ty này bố trí thêm những chiếc ghế có tựa lưng, ở gần cửa sổ với tầm nhìn đẹp tại trụ sở chính.
Giống với nhiều doanh nghiệp khác trên thế giới, các công ty ở Nhật Bản cũng phải thích ứng với xu hướng làm việc mới sau đại dịch. Ảnh: Stock.
Một doanh nghiệp khác là Nippon Telegraph and Telephone Corp có kế hoạch bãi bỏ việc điều chuyển nhân viên sang các văn phòng khác và cho phép họ làm việc tại bất kỳ địa điểm nào trong khoảng 400 chi nhánh trên cả nước.
Số lượng nhân viên hưởng chính sách này rơi vào khoảng 20.000 người.
Ikuro Yoshioka, người đứng đầu bộ phận nhân sự, cho biết: “Chúng tôi đang xem xét lại cách phân bổ nhân viên, chẳng hạn như thuê thêm người để lấp đầy các vị trí ở địa phương".
Một số công ty khác lại chuyển trụ sở chính đến các tỉnh khác.
Ví dụ, Nihon Michelin Tire Corp - chi nhánh Nhật Bản của tập đoàn kinh doanh lốp xe Michelin của Pháp - có kế hoạch chuyển trụ sở chính từ Tokyo đến cơ sở nghiên cứu và phát triển ở thành phố Ota thuộc tỉnh Gunma nằm phía tây bắc, vào mùa hè năm 2023.
“Chúng tôi đánh giá năng suất làm việc đã tăng lên khi duy trì làm việc từ xa. Công ty đang thảo luận với nhân viên của mình về việc giảm thiểu các quy định khi đến văn phòng", Giám đốc điều hành Nihon Michelin, ông Gen Sudo, cho biết.
Yutaka Okada, nhà nghiên cứu cấp cao tại Mizuho Research & Technologies Ltd, đánh giá: “Những người tài năng có xu hướng bị thu hút bởi các công ty có nhiều lựa chọn về phong cách làm việc".
Theo Zing
" alt="Công ty Nhật Bản cho nhân viên làm việc từ bất cứ đâu, kể cả ở quê">Công ty Nhật Bản cho nhân viên làm việc từ bất cứ đâu, kể cả ở quê