Người ta đầu tư chứng khoán phải nghiên cứu tình hình làm ăn kinh doanh và xem các chu trình lên xuống biểu đồ của mã “hàng”, đọc báo cáo tài chính, biến động của công ty… còn chị Ngọc mua theo phong trào, mua theo "hệ tâm linh". Chị thích mã nào hỏi hội chị em, nếu bạn bảo “được đấy” là chị vào lệnh, chờ khớp giá.
Từ từ, chị Ngọc lao vào cơn say chứng khoán lúc nào không hay. Chị rút thêm tiền tiết kiệm và mỗi lần đầu tư thêm một mã. Có thời điểm chị mua một mã lên tới 82,5 ngàn đồng/cổ phiếu. Chị mua 2.000 cổ phiếu, vài hôm sau mã này tăng tới 85 ngàn đồng nhưng chị không bán, chờ sóng đưa lên "đỉnh".
Thời điểm đó thị trường tăng tốt, các mã chị mua đều lãi cao nên chị Ngọc càng hăng. Những giờ nghỉ trưa, thay vì tám chuyện, chị Ngọc chỉ săn tìm cổ phiếu, trong team “Mê cổ” của chị có mã gì hay mọi người chia sẻ, sẵn tiền trong tài khoản, chị Ngọc lại đặt lệnh mua.
|
Cơn say chứng khoán cuốn trôi nhiều sổ tiết kiệm của các gia đình (Ảnh minh hoạ) |
Chồng chị thấy vợ vui với chứng khoán, anh chỉ cười dặn: “đầu tư tý cho vui thôi nhé”. Anh không hề biết vợ đã "tất tay" số tiền tiết kiệm của hai vợ chồng. Qua mấy cơn biến động của thị trường chứng khoán, các mã đều giảm mạnh, thấy vợ hay than, anh nghĩ “thôi xem như mất tiền mua niềm vui".
Đến tháng 6 năm nay, anh được giao nhiệm vụ mới, chuyển đổi địa bàn quản lý, cần đi lại ngoại tỉnh mỗi tuần nên muốn rút tiền mua xe hơi. Khi ấy anh mới biết toàn bộ tiền vợ đã “ném” vào chứng khoán. Chị Ngọc khóc lóc, thành thật cho biết đã lỗ hơn 40% so với vốn bỏ ra, nên không dám bán cổ phiếu thu hồi tiền. Một mã bất động sản lúc mua giá 57 ngàn đồng/cổ phiếu thì hiện tại chỉ còn hơn 20 ngàn đồng. Mã cao nhất đầu tư lúc gần 70 ngàn đồng/cổ phiếu giờ còn được hơn 40 ngàn đồng.
Hai vợ chồng rầu rĩ bàn tính, cuối cùng họ chọn mua chiếc xe 7 chỗ khoảng 700 triệu đồng. Ngoài hơn 200 triệu đồng từ cuốn sổ tiết kiệm chồng chị giữ, chị Ngọc đứng ra vay mượn thêm người thân và ngân hàng.
Hai tuần nay, những biến động liên quan tới một tập đoàn bất động sản khiến thị trường chứng khoán tiếp tục lao dốc. Mỗi ngày, chị Ngọc tiếp tục tái mặt nhìn số tiền của mình “bốc hơi” qua những biểu đồ xanh đỏ, cạnh đó là nỗi lo “thắt lưng buộc bụng” trả nợ mỗi tháng gần 10 triệu đồng tiền mua xe cho ngân hàng. Chị mơ ngày thị trường chứng khoán vực lại, cho tài khoản của chị "về bờ" để bán hết số cổ phiếu rồi "giải nghệ", gỡ gạc chút tiền “mồ hôi công sức” bao năm.
Nhưng biết bao giờ mới tới ngày "về bờ" ấy, hay là không bao giờ?
Theo Phụ nữ TP.HCM
" alt="Giấu chồng, vợ mang tiền đầu tư để rồi khóc hận vì thua lỗ chứng khoán"/>
Giấu chồng, vợ mang tiền đầu tư để rồi khóc hận vì thua lỗ chứng khoán
- Không có tiềm lực kinh tế, không giỏi tiếng Anh, cô gái Nguyễn Vi Anh vẫn quyết tâm hiện thực hóa giấc mơ du học từ bé của mình. Em chọn nước Mỹ như một tấm vé thông hành để sau này có thể đi khắp nơi trên thế giới một cách dễ dàng hơn.
|
Nguyễn Vi Anh chọn con đường du học Mỹ sau khi tốt nghiệp ĐH Kiến trúc TP.HCM. Ảnh: NVCC |
Bước chân xuống sân bay là phải lo sinh tồn
Tốt nghiệp ĐH Kiến trúc TP.HCM, Nguyễn Vi Anh mới bắt đầu con đường du học đầy thách thức của mình. Hiện em đang là sinh viên ngành Công nghệ và Kỹ thuật, Trường Houston Community College System.
Vi Anh chia sẻ, không giống như những sinh viên vừa tốt nghiệp đại học khác, em không đặt mục tiêu tìm kiếm cơ hội làm việc mà chỉ cố gắng học tiếng Anh thật tốt để được đi du học. Mục đích đi du học của em không chỉ là mở rộng, nâng cao kiến thức, mà còn là trải nghiệm môi trường mới, sống một cuộc đời rộng lớn, được thấy nhiều cảnh đẹp, được gặp những con người thú vị.
Với tinh thần đó, Vi Anh chưa từng nghĩ đến những khó khăn mà mình sẽ gặp phải trong tương lai. Gia đình không khá giả, mẹ chỉ vay mượn được cho em số tiền đủ cho học kỳ đầu tiên, nên ngay từ khi bước chân xuống sân bay, em đã phải suy nghĩ và lo xoay sở làm sao để có thể tồn tại được.
Hiện tại, nhờ có sự bảo lãnh của bạn trai người Mỹ, Vi Anh được phép vừa học vừa làm. Em đang làm "toàn thời gian" cho một công ty trang sức ở Houston. Cuối tuần, em làm "bán thời gian" cho một tiệm sửa móng tay, còn thời gian buổi tối em đi học ở trường. Lịch học và làm việc của Vi Anh gần như kín mít cả tuần.
Tuy phải đối mặt với áp lực tài chính lớn, cô gái nhỏ bé này không hề lơ là việc học tập. Trong 2 năm học tập ở trường, Vi Anh đã đạt được một số thành tích và học bổng: Allied Fire Protection Scholarship (2015-2016), Clutch City Foundation Scholarship (2016-2017), là 1 trong 4 sinh viên được đề cử cho giải thưởng Outstanding student organization leadership achievements (2015-2016), Dean's List honoree for the Spring 2016.
Em cho biết, những suất học bổng mà em đạt được cũng giúp em rất nhiều trong việc chi trả học phí và sinh hoạt phí.
Thích cách người Mỹ hưởng thụ cuộc sống
|
Vi Anh trong chuyến đi chơi North Carolina mùa hè 2016. Ảnh: NVCC |
“Khó khăn thì rất nhiều và rất lớn vì em không có chỗ dựa tài chính nào, một thân một mình phải lo hết tất cả mọi thứ. Mới đầu qua, dù đã rất vững vàng sau 5 năm học ở Sài Gòn, em vẫn khóc rất nhiều. Về sau, em cố gắng suy nghĩ tích cực hơn, rằng những khó khăn mình đang gặp phải chỉ như những trải nghiệm trên hành trình thú vị của mình. Chính vì suy nghĩ như vậy nên em đủ sức vượt qua tất cả dù có thời điểm trong tài khoản ngân hàng chỉ còn đúng 300 đô la. Và về sau, mỗi lần gặp khó khăn lớn, em chỉ nghĩ đơn giản là mình đã dám sống một mình giữa nước Mỹ chỉ với 300 đô la trong túi thì không việc gì là không thể làm được. Câu thần chú này giúp em mạnh mẽ cho đến phút cuối cùng trong rất nhiều chướng ngại vật đã gặp phải” – Vi Anh chia sẻ.
Cô gái quê Vũng Tàu thú thật, lúc mới qua Mỹ em hay buồn, tiếc 5 năm học đại học rồi chẳng để làm gì nhiều. Nhưng sau này, em mới nhận ra rằng chính 5 năm đèn sách, lặn lội ở Sài Gòn đã dạy cho em những kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn và một hành trang kiến thức nền vững chắc để sống sót được trên đất Mỹ.
Tự nhận mình là kẻ ham chơi, đi du học cũng là để thỏa mãn về tinh thần khi được đặt chân tới những vùng đất mới, những khung cảnh đẹp như cổ tích mà trước kia em chỉ thấy trong phim.
Vi Anh chia sẻ, những ngày đầu khi chưa hiểu cuộc sống và con người Mỹ, em mắc nhiều lỗi sai trong cách cư xử hằng ngày mà bây giờ khi đã “thấm” văn hóa Mỹ hơn, em mới thấy lúc đó mình thật kém văn minh, lịch sự. “Ví dụ như không biết tặng tiền boa khi đi ăn, không biết nói nhiều câu giao tiếp lịch sự trong tiếng Anh vì trình độ tiếng Anh của em khi mới tới Mỹ rất yếu. Sốc nhất là em nói người khác không hiểu gì và ngược lại. Bây giờ đã khá hơn rất là nhiều rồi, hiểu văn hóa dẫn đến nghe nói tiếng Anh cũng tốt hơn.”
|
Vi Anh trong bữa tiệc thịt nướng cùng bạn bè, người thân. Ảnh: NVCC |
|
Vi Anh và bạn trai người Mỹ. Ảnh: NVCC |
Cô gái Việt cũng rất thích cách người Mỹ tận hưởng cuộc sống.
“Đa số những người em gặp đều biết tạo cho mình những thói quen, sở thích riêng để cuộc sống vui vẻ hơn. Họ sống biết nghĩ tới cộng đồng, không tinh ranh qua mặt người khác và đặc biệt là thái độ làm việc rất nghiêm túc”.
Nói về việc học tập, Vi Anh cho biết em rất thích nền giáo dục Mỹ - rất hiện đại và khoa học.
“Nhiều thầy cô lớn tuổi nhưng vẫn rất giỏi về công nghệ, kết hợp rất hay giữa kiến thức thực tế, sách giấy và bài tập online. Sách giáo khoa được đổi mới liên tục theo hướng bổ sung thêm thông tin hợp thời”.
Cách tính điểm cuối kỳ chia đều theo phần trăm (trong đó điểm chuyên cần chiếm 20%) cũng đòi hỏi sinh viên phải tập trung, cố gắng suốt cả học kỳ đó.
“Sinh viên rất chủ động trong việc học, và thú vị nhất là rất nhiều người lớn tuổi vẫn học chung với em, khiến em được an ủi là mình vẫn chưa già cho lắm”– cô gái 27 tuổi cười lớn khi chia sẻ điều này.
Với những bạn trẻ đang ấp ủ giấc mơ du học Mỹ, Vi Anh cũng muốn gửi gắm một lời động viên: ước mơ đủ lớn, bạn sẽ tìm được cách đi du học.
“Dù gia đình không đủ tiền xoay sở, không giỏi tiếng Anh, nhưng nếu bạn đủ khát khao, bạn sẽ hoàn toàn có thể làm được. Và hành trình này sẽ vô cùng thú vị với những trải nghiệm lớn không thể nào quên trong đời. Và từ nước Mỹ, việc đặt chân đến những đất nước khác vô cùng dễ dàng”.
" alt="Chuyện kể của du học sinh dám sống giữa đất Mỹ với 300 đô la"/>
Chuyện kể của du học sinh dám sống giữa đất Mỹ với 300 đô la