您现在的位置是:Nhận định >>正文
Soi kèo phạt góc Real Madrid vs Las Palmas, 22h15 ngày 19/01
Nhận định434人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 19/01/2025 08:30 Kèo phạt ...
Tags:
相关文章
Soi kèo phạt góc Arsenal vs Aston Villa, 0h30 ngày 19/1
Nhận địnhChiểu Sương - 18/01/2025 10:35 Kèo phạt góc ...
阅读更多Cuộc trở về khó tin của cô gái Việt mất tích ở Úc, lưu lạc sang Mỹ
Nhận định‘Khi đón được con về nhà, giúp con ổn định sức khỏe và trí nhớ, những bí ẩn vợ chồng tôi thắc mắc mới dần dần được hé lộ’, ông Lâm Văn Bảng (SN 1943, Nam Quất, Phú Xuyên, Hà Nội) - bố chị Lâm Thị Thanh Huyền cho hay. Theo lời ông Bảng, ngày đầu tiên con gái về nhà, rất đông họ hàng, làng xóm nghe tin đến thăm hỏi. Tuy nhiên, ông đưa con gái vào phòng riêng, không để ai tiếp xúc. Vì ông sợ sự quan tâm của mọi người sẽ khiến chị Huyền bị sốc. Sau đó, vợ chồng ông dành thời gian ngồi tỉ tê, trò chuyện, khơi gợi lại ký ức cũ cho con.
Mất trí nhớ sau tai nạn giao thông
Bằng tình yêu thương, chăm sóc của gia đình, chị Huyền dần bình phục, từng lớp, từng lớp quá khứ bị khóa kín nay được mở ra. Mọi câu chuyện được xâu chuỗi lại.
‘Con gái tôi kể, sang Úc học tập, con quen biết một người phụ nữ Pháp, sống độc thân. Thấy Huyền chăm chỉ, chịu khó, người này nhận Huyền làm con nuôi, đỡ đầu trong thời gian xa nhà.
Học được vài tháng, Huyền đột ngột ốm nặng, sốt cao li bì. Cả ngày chỉ nằm trên giường. Bà mẹ nuôi không thấy Huyền qua nhà như mọi hôm, sốt ruột đành qua kiểm tra. Chứng kiến con gái nuôi nằm một mình, thể trạng suy nhược, bà vội vàng đưa Huyền vào bệnh viện cấp cứu.
Ông Bảng chia sẻ, việc tìm được con gái sau nhiều năm mất tích là một kỳ tích với ông và gia đình. Các bác sĩ chẩn đoán, Huyền bị viêm não đã biến chứng, cần đưa sang Mỹ điều trị, nếu không tính mạng sẽ nguy kịch’, ông Bảng chia sẻ.
Người mẹ nuôi tốt bụng đã làm thủ tục, đưa Huyền sang Mỹ. Sau cuộc phẫu thuật và điều trị tích cực, sức khỏe Huyền khá hơn. Việc bị bệnh, Huyền hoàn toàn giấu bố mẹ đẻ vì sợ hai người lo lắng.
Mặc dù vẫn cần điều trị thêm nhưng do nghỉ học quá lâu, Huyền xin ra viện, trở lại Úc tiếp tục học. Trên đường ra sân bay, chiếc xe ô tô chở Huyền và mẹ nuôi bị va chạm mạnh với xe tải. Hậu quả, Huyền ngất xỉu. Trước khi chìm vào vô thức, chị nghe người cứu hộ nói mẹ nuôi chị đã tử vong.
Khi tỉnh dậy, chị Huyền không còn nhớ tên mình là gì? Gốc gác ở đâu? Người nước nào? Tại sao mình lại ở bệnh viện?
Rời bệnh viện không một đồng dính túi, giấy tờ mất hết, chị Huyền đi lang thang, sống bằng nghề rửa chai, lọ trên đất Mỹ. Ai cho gì ăn nấy, tuyệt nhiên không nhận tiền.
Về phía bạn bè chị Huyền, lâu lâu không thấy bạn quay lại, tưởng chị về nước nên đã gửi đồ đạc, trong đó có quyển sách ông Bảng tặng về Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó đồ đạc bị thất lạc.
Một sự sắp đặt của số phận đã giúp Huyền gặp được vị ân nhân người Trung Quốc. Đó là bà chủ chuyên buôn hàng điện tử.
Chứng kiến hoàn cảnh đáng thương của cô gái xa lạ, bà nảy sinh lòng từ bi, dang tay đón nhận, đưa chị Huyền xuống tàu làm việc lặt vặt. Cảm nhận sự tử tế của bà chủ giàu có, chị Huyền yên tâm ở lại tàu.
Khi bà hỏi chuyện, chị không hiểu tiếng Trung Quốc, chỉ biết lắc đầu, đến khi chị nhớ ra câu: ‘Việt Nam, Hồ Chí Minh’, người phụ nữ mới ra hiệu, cho biết chị là người Việt Nam.
Vị ân nhân đã đưa chị trở về Trung Quốc cùng mình, sau đó bà cử người đưa chị đến biên giới Lạng Sơn (Việt Nam).
Đặt chân trên mảnh đất của Tổ quốc, gặp những người có cùng ngôn ngữ, chị Huyền thấy thân quen hơn. Trong đầu chị sực nhớ đến Hà Nội như cơn gió thoáng qua.
Trong tích tắc, chị quyết định đi bộ từ Lạng Sơn về Hà Nội. Ban ngày đi bộ, đói khát chị vào chùa xin ăn, ngủ nhờ. Ròng rã gần tháng trời, chị Huyền mới về đến thủ đô và bắt đầu hành trình tìm lại cội nguồn của mình.
Chuyện tình cổ tích giữa đời thường
Trong quãng thời gian lưu lạc, sống một mình ở Hà Nội, chị Huyền vô tình gặp được chàng trai tốt bụng sinh năm 1968. Người đàn ông này thương cho số phận long đong của chị đã ngỏ lời yêu nhưng chị Huyền giao hẹn: ‘Bao giờ em tìm được gia đình, chúng mình mới cưới’.
Sau ngày đoàn tụ với gia đình vào dịp Tết Nguyên đán, cảm nhận được tấm lòng chân thành của chàng trai, vợ chồng ông Bảng đã đồng ý để con gái tổ chức đám cưới với anh.
Đám cưới của chị Huyền tổ chức sau Tết Nguyên Đán 2005 ‘Tôi nghĩ con gái mình gặp biến cố, ra cuộc đời, có những người tốt bụng như vậy yêu thương, chăm sóc là sự may mắn. Họ không chỉ là ân nhân của Huyền mà còn là ân nhân của đại gia đình tôi.
Nhờ đó, con gái tôi không sa đà vào tệ nạn xã hội, không đánh mất bản thân mình, vẫn có thể sống lương thiện’, người cha già, mái tóc bạc như cước trầm ngâm thổ lộ.
Theo lời vị cựu binh, hiện con gái ông đang sống hạnh phúc cùng chồng con trong căn hộ chung cư ở bán đảo Linh Đàm (Hà Nội).
Sau khi khôi phục trí nhớ, ông cho con gái tiếp tục theo học đại học, nay chị Huyền vẫn đang theo đuổi công việc giảng dạy và làm gia sư dạy học.
Quá khứ cũ khép lại, chân trời mới mở ra với bao hi vọng. Ông Bảng bộc bạch: 'Qua câu chuyện của con gái mình, tôi muốn mọi người hiểu rằng, cuộc đời này tình người vẫn luôn hiện hữu. Đó là thứ không gì có thể sánh nổi. Đến bây giờ, tôi vẫn hi vọng được gặp lại những ân nhân đã từng cưu mang, giúp đỡ Huyền để nói lời cảm ơn và báo đáp'.
Căn nhà cũ nơi chị Huyền sống trước khi đi du học được ông Bảng nâng cấp, sửa chữa thành bảo tàng. Kỳ 1: Cô gái Việt mất tích bí ẩn ở Úc, 5 năm sau tìm được gia đình nhờ cuốn sách cũ
Con gái ông Bảng sang Úc du học mang theo niềm hi vọng của cả gia đình nhưng sau nửa năm, con ông mất tích không rõ lý do.
">...
阅读更多Cô gái Việt mất tích bí ẩn ở Úc, 5 năm sau tìm được gia đình nhờ cuốn sách cũ
Nhận địnhCon gái mất tích bí ẩn, bố mẹ già mòn mỏi đi tìm Ông Lâm Văn Bảng (SN 1943) - Giám đốc Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt và tù đày ở thôn Nam Quất, (Nam Triều, Phú Xuyên, Hà Nội) và vợ sinh được 3 người con.
Suốt nhiều năm tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam, bị địch bắt và tù đày, ông khẳng định, bản thân chưa bao giờ biết run sợ và rơi nước mắt. Thế nhưng, sống ở thời bình, ông đã từng phải sống trong tháng ngày tuyệt vọng, bế tắc vì cô con gái út đột ngột mất tích.
Nhớ lại quãng thời gian khi biết tin con bặt vô âm tín, đôi mắt rưng rưng đầy xúc động, ông Bảng chia sẻ, ngày nhỏ cô con gái út tên Lâm Thị Thanh Huyền (SN 1979) có thành tích học tập nổi trội.
Ông Lâm Văn Bảng - Giám đốc Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt và tù đày. Năm 1997, chị Huyền đỗ vào trường Đại học Giao thông Vận tải nhưng học hết năm đầu tiên, chị xin nghỉ học, tiếp tục thi vào trường Đại học Quốc gia Hà Nội với số điểm cao.
Sau 2 năm học ở Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 1999, chị lên đường sang Úc du học. Con gái được đi du học là niềm vui với gia đình ông Bảng.
Trước ngày bay, ông tặng cho gái quyển sách ‘Gương nhân quả’ với lời tựa: ‘Chúc con gái Lâm Thị Thanh Huyền của bố thành công trên đường đời’, phía dưới ký tên: ‘Bang’ thay vì tên Bảng, kèm theo số điện thoại bàn của gia đình.
Chị Huyền mang theo hành trang là quyển sách với lời dặn dò của bố. Sang xứ người, cô sinh viên Việt Nam chăm chỉ học hành.
Ở Việt Nam, mỗi lần nghe con gọi điện, chia sẻ về cuộc sống, biết cảnh xa nhà đầy rẫy khó khăn nhưng ông Bảng vẫn động viên con cố gắng vượt qua, phấn đấu vì tương lai phía trước.
Cuộc điện thoại cuối cùng chị Huyền gọi về, tâm trạng khá vui vẻ, kể về những người bạn mới quen. Bẵng đi 1 tháng, 2 tháng, ông bặt tin con. Lo âu, ruột gan nóng như lửa đốt, ông cố liên lạc theo địa chỉ con gái gửi về nhưng không có hồi âm.
Nửa năm sau, ông Bảng bàng hoàng nhận cuộc điện thoại lạ, người gọi giới thiệu bằng tiếng Việt lơ lớ, nhiều từ không rõ. Người đó nói, con gái ông đã rời khỏi trường. Bạn bè của Huyền đã thu xếp đồ đạc, gửi về Việt Nam.
‘Gia đình tôi cho rằng con gái bỏ trốn ra ngoài tìm việc, kiếm tiền, đợi ổn định sẽ gọi về’, ông Bảng nói.
Vậy nhưng, chuỗi ngày dài mong ngóng tin con dường như đã hút cạn niềm hi vọng của cặp vợ chồng già. Ngày này qua tháng khác, ông và vợ thay phiên nhau túc trực bên máy điện thoại. Chỉ cần có tiếng chuông reo, tim họ lại đập liên hồi nhưng đặt máy xuống, nước mắt lại ùa về.
‘Bao đêm tôi thức trắng, suy nghĩ xem con ở nơi đâu? Tôi nhờ các mối quan hệ trong và ngoài nước dò la. Bất cứ ai có bạn bè, người thân học tập, sinh sống bên đó tôi đều gửi ảnh và tên tuổi con sang với niềm tin mãnh liệt, họ sẽ tìm được con cho mình’, cựu binh già bồi hồi kể.
Cuộc trùng phùng nhờ quyển sách cũ
5 năm biến mất bên nước ngoài không một lý do, gia đình ông Lâm Văn Bảng không ngờ gặp lại con gái ở Cầu Giấy (Hà Nội), cách nhà chỉ vài chục km. Có điều, chị bị mất trí nhớ. Toàn bộ ký ức cũ về gia đình, bố mẹ hoàn toàn mất sạch.
Những ngày ở Hà Nội, chị Huyền làm đủ nghề mưu sinh. Ban đầu, chị rửa bát thuê cho các quán ăn, bán bánh mỳ rong, tối đến vào chùa xin tá túc. Một thời gian tích lũy được số vốn nhỏ, chị về phố Trương Định (Hoàng Mai, Hà Nội) thuê nhà trọ sinh sống và theo chân một phụ nữ quê Thái Bình buôn bán sách cũ trên đường Láng.
Hai người sống nương tựa vào nhau nhưng vào một đêm, người phụ nữ đó bỏ đi, ôm theo toàn bộ số tiền tiết kiệm ít ỏi của chị Huyền. Chị Huyền thất vọng nhưng gạt nỗi buồn sang một bên, ngày ngày vẫn ra lề đường ngồi bán sách. Lúc rảnh rỗi, chị Huyền thường mang sách báo cũ ra đọc. Những kiến thức trong đầu dần dần quay về, chị ngấu nghiến đọc hết cả sạp sách cũ.
Căn nhà nơi chị Huyền từng sống trước khi đi du học nay trở thành Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt và tù đày. Như một cơ duyên, một lần, chị biết gia đình gần nơi mình ở có nhu cầu tuyển gia sư cho con. Chị mạnh dạn vào hỏi và đề nghị: ‘Cô chú cho cháu dạy thử vài buổi miễn phí. Nếu em học khá hơn trước, cô chú trả tiền cho cháu chưa muộn’.
Với khả năng của mình, chị Huyền dần lấy được thiện cảm của gia đình học trò. Học trò cũng tiến bộ thấy rõ. Cứ thế, người này giới thiệu người kia, chị Huyền bỗng chốc trở thành gia sư có uy tín. Ban ngày, chị Huyền cần mẫn đi bán hàng, tối đến lăn lộn với giáo án và các học trò nhỏ.
Cuộc sống nhọc nhằn nhưng chưa bao giờ chị quên ý niệm tìm lại gốc gác bản thân mình. Chị luôn đau đáu câu hỏi: ‘Tôi là ai? Tôi đến từ đâu? Bố mẹ tôi thế nào?’. Chính công việc bán sách đã đưa đẩy, giúp chị Huyền tìm lại gia đình một cách bất ngờ.
Cận Tết Nguyên đán 2005, mọi người trong xóm trọ về quê gần hết. Một đêm trằn trọc mãi không ngủ được, chị Huyền ngồi dậy lấy quyển sách trong tập sách cũ mới mua hồi chiều ra đọc. Quyển sách có tựa đề: 'Gương nhân quả'.
Lần giở trang bìa, chị giật mình khi thấy trong đó có kẹp chứng minh thư mang tên: ‘Lâm Thị Thanh Huyền’ sinh năm 1979. Điều khó lý giải là cô gái trong ảnh có khuôn mặt giống chị như tạc.
Ngoài ra, trên quyển sách còn có dòng chữ cùng số điện thoại của người tên ‘Bang’. Tò mò, ám ảnh với những gì vừa phát hiện được, chiều hôm sau, chị Huyền đánh bạo gọi điện đến số điện thoại đó.
Người nhấc máy phía đầu dây là bà Nguyễn Thị Lan - vợ ông Bảng. Nghe cô gái nào đó hỏi thăm người tên Bang, bà cho biết, không có ai tên như vậy và dập máy.
Không nản lòng, chị Huyền tiếp tục gọi cuộc tiếp theo. Do nhà đang có khách mà phải chạy đi chạy lại nghe máy, bà Lan bắt đầu bực dọc.
Đến lần thứ 3, như có linh tính, ông Bảng chạy đến, ra hiệu vợ đưa máy cho mình. Cô gái rụt rè nói: ‘Con bị thất lạc gia đình, con muốn hỏi đây có phải nhà bác Bang không ạ? Nhà mình có ai tên Huyền không bác?’.
Nghe tiếng quen thuộc, một cảm giác tê dại chạy dọc sống lưng ông Bảng. ‘Huyền phải không con? Bố đây, bố là Bảng không phải Bang. Con đang ở đâu, bố đến đón’, ông Bảng không ngần ngại đáp lại.
Đêm hôm đó, theo địa chỉ chị Huyền cung cấp, ông Bảng cùng cô con gái cả bắt taxi lên Hà Nội. Trước khi đi, ông mang theo quyển album ảnh kỷ niệm của gia đình.
Giây phút trùng phùng, chị Huyền không nhận ra bố đẻ, vẫn xưng hô ‘bác, cháu’ đầy xa cách. Còn ông Bảng như vỡ òa vì hạnh phúc. Trước mắt ông lúc này là cô con gái út bằng xương, bằng thịt mà ông mong mỏi bao năm tháng qua. Mãi một lúc, ông mới có thể cất lời.
Khi được ông Bảng đưa quyển album gia đình, kể lại những mốc thời gian chụp ảnh cùng các câu chuyện gia đình, chị Huyền mới can đảm theo ông về Phú Xuyên. Từ đây, những bí ẩn về sự mất tích kỳ lạ và quãng thời gian lưu lạc của chị dần được hé mở.
Ông Lâm Văn Điện - CT UBND xã Nam Triều chia sẻ: 'Sự việc con bác Bảng mất tích rồi trở về xảy ra hơn chục năm về trước, ở thời chủ tịch xã cũ. Chúng tôi có biết đến vụ việc đó nhưng không nắm được chi tiết. Với các trường hợp rời khỏi địa phương, khi quay lại sinh sống, có khai báo, chúng tôi sẽ tạo điều kiện làm các giấy tờ về nhân thân, pháp lý như mọi công dân bình thường'.
(Còn nữa)
Cơ ngơi rộng 2000m2 của ông lão 76 tuổi ở Hà thành
Là một cựu tù, ông Bảng từng chứng kiến nhiều chiến sĩ cách mạng bị địch tra tấn dã man trong trại giam ở Phú Quốc. Khi nghỉ hưu, ông quyết định bán nhà cửa, đất đai xây bảo tàng tri ân đồng đội.
">...
阅读更多
热门文章
- Soi kèo phạt góc Atalanta vs Napoli, 02h45 ngày 19/01
- Viết cho con ngày ba mẹ ra tòa
- CEO & Founder Lamita Dance Fitness từng định giải thể trước khi chinh phục Shark Tank
- Đọ nhan sắc hút hồn của 3 mỹ nhân Việt sau khi làm mẹ
- Nhận định, soi kèo Bahrain SC vs Sitra Club, 23h00 ngày 17/1: Khó cho chủ nhà
- Hành trình 5 ngày khám phá Maldives cùng Hoài Linh, Tóc Tiên
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Zwolle vs PSV, 22h30 ngày 18/1: Xây chắc ngôi đầu
-
Với mong muốn chia sẻ khó khăn với đồng bào các tỉnh thành bị thiệt hại do thiên tai, Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ thuật và Công nghiệp Việt Nam (Intech Group) thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hy vọng, khoản hỗ trợ 200 triệu đồng sẽ cùng nhân dân cả nước hỗ trợ đồng bào vùng mưa bão vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Song hành với hoạt động thiện nguyện theo tinh thần “tương thân, tương ái”, Ban lãnh đạo Intech Group đã kêu gọi người lao động cùng chia sẻ khó khăn, làm vơi bớt những đau thương, mất mát của người dân tại các tỉnh bị thiệt hại nặng nề do lũ lụt gây ra. Đó không chỉ là hành động đơn thuần “nhường cơm, sẻ áo” đối với đồng bào trong cơn hoạn nạn, mà còn thể hiện nghĩa cử cao đẹp, tấm lòng nhân ái sẻ chia - một nét đẹp văn hoá của người Intech với xã hội và cộng đồng.
Intech Group được sáng lập bởi Chủ tịch HĐQT, CEO Hoàng Hữu Thắng và em trai, ông Hoàng Hữu Yên, hoạt động trong các lĩnh vực Cơ khí, Tự động hóa, Công nghệ và Năng lượng. Trải qua 13 năm hình thành và phát triển, từ xuất phát điểm thấp với muôn vàn khó khăn; văn phòng công ty đặt trong một nhà trọ, theo thời gian Intech Group đã đạt được những thành quả nhất định. Do vậy, ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh, Intech Group cũng luôn chú trọng triển khai các hoạt động an sinh xã hội và đóng góp cho cộng đồng, coi đó là trách nhiệm và cũng là những điều tốt đẹp mà người Intech luôn hướng đến.
Doãn Phong
" alt="Intech Group ủng hộ đồng bào vùng bão lũ 200 triệu đồng ">Intech Group ủng hộ đồng bào vùng bão lũ 200 triệu đồng
-
Quảng Ninh hút 1/3 lượng khách quốc tế đến Việt Nam Trong năm du lịch quốc gia 2018 Hạ Long - Quảng Ninh với chủ đề “Hạ Long - Di sản, Kỳ quan - Điểm đến thân thiện”, Quảng Ninh đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước, khi đón hơn 12,2 triệu lượt khách du lịch, trong đó có hơn 5,2 triệu lượt khách quốc tế, chiếm tới 1/3 lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2018.
Trong 5 năm (2014-2018), số lượt du khách quốc tế đến Quảng Ninh đã tăng trưởng mạnh từ gần 2,6 triệu lượt lên hơn 5,2 triệu lượt vào năm 2018 với mức tăng bình quân 15% mỗi năm.
Chỉ tính 8 tháng đầu năm 2019, lượng khách du lịch của Quảng Ninh đạt 10,5 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt 3,7 triệu lượt, tăng 14% so với cùng kỳ. Tổng doanh thu du lịch tháng 8 đạt 2,18 nghìn tỷ đồng, lũy kế 8 tháng đạt 20,7 nghìn tỷ đồng, tăng 29%.
Du khách đến Quảng Ninh giờ không chỉ có một trải nghiệm là tham quan Vịnh Hạ Long mà còn là có rất nhiều các lựa chọn khác để lưu lại lâu hơn, trải nghiệm nhiều các hoạt động hơn. Quảng Ninh đã và đang tạo ấn tượng với bạn bè quốc tế bằng các dòng sản phẩm du lịch chủ đạo, đa dạng: du lịch biển đảo, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch biên giới, du lịch cộng đồng.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của những dự án quy mô hàng nghìn tỷ, thậm chí chục nghìn tỷ như FLC Hạ Long, Vinpearl Hạ Long, Tổ hợp vụ chơi giải trí Hạ Long Marina, Công viên Đại dương Hạ Long… đã trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, hiện đại và đẳng cấp, là nguồn kích cầu lớn cho du lịch, dịch vụ của Quảng Ninh phát triển.
Nhiều dự án du lịch vẫn đang được triển khai theo quy hoạch du lịch của tỉnh Quảng Ninh như: Tổ hợp vui chơi giải trí có casino tại Vân Đồn, Khu nghỉ dưỡng cao cấp suối khoáng nóng Quang Hanh, Dự án biểu diễn thực cảnh Vịnh Hạ Long, Hệ thống các sân golf tại Hạ Long, Vân Đồn… hứa hẹn đem đến điểm nhấn mới, hấp dẫn du khách.
Khách quốc tế đến Quảng Ninh ngày càng thuận tiện
Một trong những điều kiện để du khách đến Quảng Ninh nhiều hơn là sự phát triển đột phá của hệ thống hạ tầng giao thông. Hành trình đưa du khách đến các điểm du lịch của Quảng Ninh hiện nay không chỉ có tuyến đường bộ mà là các tuyến cao tốc nối cao tốc, cảng hàng không quốc tế, cảng tàu du lịch quốc tế...
Tiềm năng hút khách ngoại mạnh phải kể đến Cảng tàu khách du lịch quốc tế. Với 10 chuyến tàu cập cảng trong hơn 1 tháng cuối năm 2018, Quảng Ninh đã đón thêm 1,8 vạn lượt khách quốc tế, tăng hơn 24% so với cùng kỳ 2017. Tính đến hết tháng 8/2019, riêng cảng tàu khách quốc tế Hạ Long đã mang tới 32 chuyến tàu “khủng” với 42.000 lượt khách quốc tế đến với vịnh di sản. Con số này tương đương 25% của tổng số hơn 170.000 lượt khách đi đường biển đến Việt Nam. Cảng tàu khách quốc tế chuyên biệt này có thể đón những con tàu siêu khủng (tải trọng 225.000 GRT, sức chứa hơn 8.000 người)… được kỳ vọng sẽ góp phần đưa Quảng Ninh bước sang chu kỳ tăng trưởng mới về khách ngoại.
Từ cuối tháng 4/2019, bến thuỷ nội địa - bến du thuyền thăm vịnh Hạ Long thuộc cảng tàu khách quốc tế cũng chính thức hoạt động, mở ra cửa ngõ mới đưa du khách đi tham quan vịnh Hạ Long thuận tiện, an toàn và đẳng cấp hơn. Sau 4 tháng hoạt động, tính tới hết tháng 8, bến thuỷ nội địa đã đưa gần 192.000 lượt du khách đi thăm Vịnh.
Một điểm nhấn khác là Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, điểm kết nối chuyến đi “một hành trình - vạn điểm đến" khi du khách du lịch tới Quảng Ninh bằng đường hàng không. Sau 3 tháng hoạt động, sân bay này đã đón hơn 36.000 lượt khách. Sân bay Vân Đồn sẽ được kết nối bằng các đường bay nội địa đến Vinh, Đà Nẵng, TP.HCM, Quảng Nam, Nha Trang, Cần Thơ, Đà Lạt, Huế, Quy Nhơn, Phú Quốc trong giai đoạn đến 2025 và các đường bay quốc tế đến Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Singapore... trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 hứa hẹn đưa lượng khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh ngày một nhiều hơn.
Mới đây tuyến cao tốc dài nhất Quảng Ninh - cao tốc Vân Đồn - Móng Cái với tổng vốn đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng được khởi công (đầu tháng 4/2019) cũng được kỳ vọng góp phần tăng cường kết nối tỉnh này với các tỉnh thành lân cận.
Hạ tầng Quảng Ninh phát triển vượt bậc được đánh giá sẽ là “cú hích” thúc đẩy du lịch phát triển. Với những điểm đến mới, các hoạt động, trải nghiệm du lịch phong phú cùng công tác quảng bá, kết nối ngày càng chuyên nghiệp, Hạ Long, Quảng Ninh sẽ níu chân du khách ở lại lâu hơn và quay lại nhiều hơn.
N.Hân
" alt="Quảng Ninh ngày càng hút khách du lịch quốc tế">Quảng Ninh ngày càng hút khách du lịch quốc tế
-
Lâu nay, nhắc đến làng cổ, người ta nghĩ ngay đến Đường Lâm (TX Sơn Tây) ít ai quan tâm đến làng Cựu (Phú Xuyên, Hà Nội) - ngôi làng có tuổi đời hơn 500 năm. Đến nay làng vẫn giữ được nét cổ kính, mộc mạc. Cổng làng Cựu xây kiểu tam quan nhà chùa nhưng chỉ có một lối đi nhỏ ở giữa, đủ cho một người qua. Trên có mái vòm, đôi kỳ lân giữ cổng. Phía mặt trong cổng có nậm rượu, nụ hoa điểm xuyết cùng hàng chữ Nho. Cách quốc lộ 1A chỉ 1km nhưng khi dạo bước vào làng, du khách dễ dàng cảm nhận được sự yên bình, thư thái vốn có của các làng quê vùng đồng bằng Bắc bộ với cây đa, giếng nước, sân đình.
Một ngôi nhà tuổi đời hơn 100 năm. Cổng chào có mái đao góc và rồng uốn lượn tinh tế. Lớp rêu phong khiến ngôi nhà trở nên cổ kính, trầm mặc.
Ở làng Cựu, ít có những công trình hiện đại. Phần lớn, các ngôi nhà ở đây mang dáng dấp cổ xưa hoặc kết hợp kiến trúc Pháp - Việt. Các cánh cổng ở đây không quá cao, cũng không quá thấp. Tất cả các bức tường đều được quét vôi vàng. Hai bên cổng thường có đôi câu đối bằng chữ Hán hoặc đắp hoa nổi. Biệt thự kiểu Pháp của gia đình bà Nguyễn Thị Sinh (SN 1948). Bà Sinh cho biết, biệt thự xây dựng từ năm 1929. Hiên nhà trang trí bằng các loại đĩa sứ và hoa văn đồng tiền. Mái lợp ngói âm dương. Bên trong rộng khoảng 40m2, nội thất hoàn toàn bằng gỗ. Những năm đầu thế kỷ 20, các cụ nhà chồng bà làm Lý trưởng, kinh tế thuộc diện giàu có ở địa phương. Gian nhà này, gia đình bà dùng làm nơi thờ tự, tổ chức cúng giỗ và họp bàn chuyện đại sự của gia đình. Ngày trước, chồng bà Sinh còn sống, hai vợ chồng ở gian bên cạnh nhưng mới đây, ông qua đời, bà dọn một góc để sinh hoạt và tiện nhang khói hàng ngày.
Bậc tam cấp bằng đá xanh nguyên khối vận chuyển từ Thanh Hóa ra. Cánh cửa làm bằng gỗ lim, mùa hè, gió thổi qua các khe thoáng giúp nhà mát mẻ. Mùa đông gia chủ hạ tấm rèm bên trong xuống giữ ấm. Gian nhà ngang có 2 phòng ngủ, bà Sinh kể, phòng tân hôn của vợ chồng bà từng được sắp xếp ở đây. Phía trên mái có đắp nổi dãy số '1929' đánh dấu mốc năm xây dựng. Ngoài ra, phần mái này có đắp 3 bức tượng nổi, màu trắng, thể hiện một vị quan uy nghiêm, theo sau là người phụ việc. Hai bên có hoa văn hình lá chanh và hoa cúc. So với nhà chính, gian phụ này được thiết kế công phu, tinh xảo hơn. Một căn nhà khác đang xuống cấp nghiêm trọng, tường tróc lở. Mặc dù vậy ta vẫn nhận ra bóng dáng cổng đại quan, mái cổ, thể hiện sự sung túc của gia chủ một thời. Con ngõ nhỏ, hẹp nhưng khá mát mẻ nhờ các bờ tường cao 3 - 4 m che chắn. Vào những ngày nóng, người dân di chuyển qua các con ngõ này sẽ không bị ánh nắng chiếu vào. Bà Thoa - người dân làng Cựu chia sẻ, vài năm gần đây, nhà cổ xuống cấp, nhiều gia đình đã phá đi, xây mới hoặc cải tạo lại. Một số gia đình khác làm ăn xa, ít về nên khóa cửa. Lâu ngày, căn nhà không có người chăm sóc cũng hỏng hóc nhiều, phía bên trong cỏ dại mọc um tùm. Hình ảnh chung ở các ngôi nhà này là bờ tường vôi vữa hoang hóa, rơi rụng. Nguy cơ làng cổ hàng trăm năm bị mai một là điều khó tránh nếu như không có một phương án bảo tồn.
Ông Nguyễn Ngọc Dương - CT UBND xã Vân Từ thông tin: 'Làng Vân Từ có tuổi đời trên 500 năm nhưng các ngôi nhà cổ chủ yếu xây dựng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Từ khi được truyền thông đưa tin rộng rãi, rất nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến thăm quan, chụp ảnh cưới… Tuy nhiên, tất cả chỉ mang tính tự phát còn hoạt động du lịch bài bản vẫn chưa có. Hiện làng còn khoảng 45 năm ngôi nhà cổ, bao gồm cả kiến trúc Pháp và kiến trúc Việt cổ. Một số hộ đã cơi nới, sửa chữa để phù hợp với mục đích sử dụng, còn lại đều bị bỏ không do gia chủ đi làm ăn xa. Hơn 100 năm trước, làng xảy ra vụ hỏa hoạn, nhà cửa cháy thành tro. Người làng nghèo đói bỏ đi tha hương, làm thuê rồi phát triển với các nghề buôn bán, may áo vest… Khi dư dả, giàu có họ mang tiền về xây một loạt ngôi nhà, biệt thự khang trang, cùng đóng góp xây dựng cổng làng bề thế’.
Vị chủ tịch xã cho biết thêm, mặc dù địa phương rất đau đáu, muốn duy trì bảo tồn những ngôi nhà cổ còn sót lại nhưng gặp khó khăn về kinh phí. Nhiều lần xã cũng đề xuất lên huyện và thành phố nhờ hỗ trợ, bố trí các tour du lịch thăm quan làng nghề, làng cổ. Gần đây, phía huyện đã đầu tư xây dựng đường xá và một số cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho khách du lịch đến thăm quan được thuận tiện hơn.
Điều đặc biệt ở ngôi làng có những nhà cổ ‘bằng 3 nhà mặt phố’
Bước qua cánh cổng làng Nôm, ngôi làng cổ 200 năm tuổi thuộc huyện Văn Lâm, Hưng Yên, sẽ khiến du khách chìm đắm trong vẻ đẹp yên bình, cổ kính.
" alt="Sự thay đổi của ngôi làng cổ sau 100 năm bị hỏa hoạn">Sự thay đổi của ngôi làng cổ sau 100 năm bị hỏa hoạn
-
Soi kèo góc Eintracht Frankfurt vs Dortmund, 2h30 ngày 18/1
-
Công viên Rose Park nằm ở ven đê sông Hồng, thuộc quận Long Biên, Hà Nội. Đây là công viên hoa hồng đầu tiên ở Việt Nam với điểm nhấn là vườn hoa hồng rộng 5 ha, trên tổng diện tích 22 ha.
Rose Park với mê cung hoa hồng là điểm đến cho những người thích thử tài xác định phương hướng. Tổng chiều dài lối đi trong mê cung là 1,8 km, bạn phải tìm cách thoát ra ngoài qua 2 cửa. Gần đó còn có một mê cung hoa hồng nhỏ hơn và vườn cẩm tú cầu, tam giác mạch...
Ngoài vui chơi, chụp ảnh trong mê cung, khách có thể thuê, sử dụng như nhà hàng đồ ăn nhanh có phục vụ trà, cà phê, nước hoa quả, bánh mì.Các gia đình cũng có thể ngồi ở bãi cỏ để nướng BBQ, cắm trại. Công viên cũng có sân tennis, bóng đá, hồ câu... được xây dựng với mô hình tạo không gian sinh thái, vui chơi cho người dân.
2. Trạm sinh học Mê Linh
Trạm thuộc hệ thống của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, tỉnh Vĩnh Phúc, cách Hà Nội khoảng 55 km. Đây là nơi nhận nuôi, cứu hộ và bảo tồn nhiều loài động vật, phù hợp với các gia đình có con nhỏ, thích trải nghiệm tự nhiên.
Tại đây khách có thể trekking, cắm trại, tìm hiểu về các loài động thực vật và tham gia các hoạt động giáo dục về môi trường. Khách không mất phí vào cửa. Nếu đi đông, bạn nên đăng ký trước để sắp xếp tham quan và đặt ăn nghỉ.
Địa điểm này gần hồ Đại Lải (cách 5 km), nên nếu đi qua đêm bạn có thể nghỉ lại ở resort gần hồ.3. Làng gốm Bát Tràng
Tại đây, các bố mẹ có thể thoả sức mua sắm ở chợ gốm Bát Tràng với đầy đủ các mặt hàng phổ biến, trong khi bọn trẻ có thể trải nghiệm công việc làm gốm, tham quan quy trình làm gốm tại các lò gốm trong làng.
Với địa điểm này, các gia đình chỉ cần dành 1 ngày là có thể trải nghiệm hết những điều thú vị.
Ngoài ra, Bát Tràng còn có những món ăn đặc sản như bánh tẻ, canh măng mực để du khách ăn tại chỗ hoặc mua về làm quà cho người thân.
4. Công viên Ecopark
Ngay gần làng gốm Bát Tràng là công viên Ecopark mà các gia đình có thể cho con ghé chơi.
Tại đây, các bé có thể trải nghiệm những trò chơi ngoài trời hoặc trong nhà. Gần đó là khu chợ, ẩm thực và các quầy hàng lưu niệm, thời trang rất đa dạng và bắt mắt dành cho các bố mẹ.
Hiện các tuyến xe buýt miễn phí vẫn chạy hàng ngày đưa khách đến khu đô thị cách trung tâm Hà Nội khoảng 15 km.
5. Thiên đường Bảo Sơn
Nằm ở ngoại ô thành phố, công viên Thiên đường Bảo Sơn là thiên đường cho trẻ nhỏ và các bạn trẻ. Đến đây du khách có thể trải nghiệm các hoạt động thú vị như tham quan vườn thú, thuỷ cung, khám phá ẩm thực cũng như bơi lội, thưởng thức các hoạt động nghệ thuật…
6. Khu du lịch Đồng Mô
Khu du lịch Đồng Mô nằm cách Hà Nội khoảng 40km. Làng Văn hoá – Du lịch các Dân tộc Việt Nam cũng nằm trong khu du lịch này.
Tới đây, bạn có thể giúp trẻ có thêm kiến thức về các dân tộc Việt Nam qua những hình ảnh, trò chơi, tận mắt chứng kiến bà con sinh hoạt văn hoá.
Ngoài ra, du khách cũng có thể cắm trại qua đêm tại đây để trải nghiệm không gian thoáng mát, trong lành.
7. Tam Đảo (Vĩnh Phúc)
Cách trung tâm Hà Nội 80km, thuộc xã Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, Tam Đảo là điểm đến hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là gia đình có trẻ nhỏ bởi thời tiết dễ chịu, các địa danh tham quan không quá vất vả để leo trèo.
Khí hậu ở Tam Đảo được ví như Đà Lạt thu nhỏ, với thời tiết bốn mùa trong ngày: Sáng se se lạnh như mùa xuân, trưa hè nóng ẩm, chiều mát mùa thu và tối lạnh. Nhiệt độ trung bình rơi vào khoảng 18-25 độ C.
Những điểm đến lí tưởng ở Tam Đảo như: Thác Bạc, tháp truyền hình, đền Bà Chúa Thượng Ngàn… Buổi tối, bạn có thể đi dạo chợ đêm, thưởng thức đồ nướng vỉa hè.
Nếu đi du lịch Tam Đảo qua đêm, các gia đình nhớ chuẩn bị áo dài tay, áo khoác mỏng để trẻ mặc vào buổi tối.
Cô gái yêu cầu bạn trai tài trợ du lịch châu Âu mới hẹn hò
'Sau khi anh lấy vợ, nếu như vợ anh không đi làm, anh có đủ bản lĩnh nuôi được 2 vợ chồng, 2 đứa con, bên cạnh đó, anh phải chăm lo gửi tiền về cho bố mẹ bên nội, bên ngoại không'...
" alt="Du lịch ngày 2/9 với 7 điểm phù hợp với gia đình có trẻ nhỏ">Du lịch ngày 2/9 với 7 điểm phù hợp với gia đình có trẻ nhỏ