Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn lời nguồn tin cho biết, các quan chức chống độc quyền của Bộ Tư pháp Mỹ đã quyết định yêu cầu thẩm phán Amit Mehta – người ra phán quyết Google độc quyền bất hợp pháp trên thị trường tìm kiếm hồi tháng 8 – ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome.
Ngoài ra, bộ còn khuyến nghị thẩm phán Mehta áp đặt các yêu cầu cấp phép dữ liệu. Nếu thẩm phán chấp nhận đề xuất, đây sẽ là bước ngoặt trong việc định hình lại thị trường tìm kiếm trực tuyến và ngành công nghiệp AI đang bùng nổ.
Nó cũng đánh dấu nỗ lực quyết liệt nhất của chính phủ Mỹ trong việc kiềm chế một “ông lớn” công nghệ kể từ khi Washington thất bại trong việc “giải tán” Microsoft hai thập kỷ trước.
Sở hữu trình duyệt web phổ biến nhất thế giới là chìa khóa đối với mảng kinh doanh quảng cáo của Google. Công ty có thể theo dõi hoạt động từ những người dùng đăng nhập rồi dùng dữ liệu đó để tiếp thị hiệu quả hơn, tạo ra doanh thu lớn.
Google cũng dùng Chrome để dẫn người dùng đến với sản phẩm AI của mình – Gemini và để nó đi theo họ trên khắp thế giới web.
Lee-Anne Mulholland, Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề pháp lý của Google khẳng định, điều này sẽ gây hại cho người tiêu dùng, nhà phát triển và vai trò lãnh đạo công nghệ của Mỹ vào đúng thời điểm cần thiết nhất.
Trình duyệt Chrome kiểm soát khoảng 61% thị trường ở Mỹ, theo dịch vụ phân tích lưu lượng truy cập web StatCounter.
Nhà phân tích Mandeep Singh nhận định, nếu Google phải bán Chrome, khó tìm ra người mua tiềm năng. Những người có đủ tiềm lực và mong muốn sở hữu Chrome – chẳng hạn Amazon – cũng đang vướng phải các cáo buộc chống độc quyền.
Theo Bloomberg, các quan chức chống độc quyền đã rút lại một lựa chọn nghiêm trọng hơn có thể buộc Google phải bán Android.
(Theo Bloomberg)
" alt=""/>Mỹ muốn Google bán trình duyệt ChromeTừ mô hình điểm được thành lập tại phường Thái Thịnh vào tháng 10/2023, đến nay, Hội Liên hiệp phụ nữ thị xã Kinh Môn đã chỉ đạo thành lập được 5 mô hình “Tổ phụ nữ trên không gian mạng” tại các xã, phường: Long Xuyên, Thái Thịnh, Bạch Đằng, An Lưu và Quang Thành, thu hút tổng số 135 thành viên tham gia.
Kinh Môn hiện là một trong những địa phương thành lập được số mô hình này nhiều nhất tỉnh.
Hội Liên hiệp phụ nữ thị xã Kinh Môn lựa chọn các hội cơ sở có các chị em ít thời gian tham gia các hoạt động của hội nhưng thường xuyên sử dụng mạng xã hội để chỉ định thành lập mô hình “Tổ phụ nữ trên không gian mạng”.
Tham gia mô hình, các chị em chung nhóm trên mạng xã hội sẽ được phổ biến các nội dung sinh hoạt của Hội Liên hiệp phụ nữ cơ sở; các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp, các quy định của địa phương; các nội dung kiến thức sử dụng mạng xã hội an toàn, hiệu quả; các thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng của tội phạm công nghệ cao; kiến thức cần thiết trong xây dựng gia đình hạnh phúc…
Các mô hình hoạt động bước đầu đã đem lại hiệu quả trong việc tập hợp và tuyên truyền kiến thức mọi mặt, góp phần hạn chế tình trạng phụ nữ bị lừa đảo qua mạng xã hội bởi tội phạm công nghệ cao tại những địa phương triển khai.
Theo khảo sát của Hội Liên hiệp phụ nữ thị xã Kinh Môn, 6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn có 6 chị bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, trong đó có trường hợp bị lừa hàng trăm triệu đồng.
Theo PV(Báo Hải Dương)
" alt=""/>Kinh Môn xây dựng mô hình 'Tổ phụ nữ trên không gian mạng'KPMG khảo sát 7.000 người tiêu dùng tại 14 thị trường, bao gồm Trung Quốc, Singapore, Indonesia, Việt Nam và Philippines. Gần một nửa người tham gia khảo sát tại mỗi thị trường là Gen Z, từ 18 đến 24 tuổi.
Theo đó, Gen Z xếp thương mại xã hội (63%) và thương mại livestream (57%) quan trọng đối với trải nghiệm mua sắm của mình. Thương mại xã hội là hình thức công nghệ bán lẻ phổ biến nhất với Gen Z, đặc biệt tại Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia và Philippines.
Gen Z được biết đến là thế hệ đầu tiên lớn lên cùng với Internet và thiết bị điện tử đóng vai trò như một phần trong cuộc sống thường nhật.
Irwan Djaja, người đứng đầu bộ phận cố vấn KPMG Indonesia, nhận xét, sự kết hợp của mạng xã hội và thương mại điện tử giúp thu hút Gen Z theo một cách phù hợp với đặc tính của họ. Kết quả là các thương hiệu đang đánh giá lại chiến lược chuỗi cung ứng, nhấn mạnh các nền tảng thương mại xã hội để phục vụ đối tượng khách hàng này. Họ đặc biệt tập trung vào TikTok, Instagram – nơi những đề xuất của KOLs đóng vai trò rất lớn.
Eric Pong, đồng sáng lập công ty dịch vụ phần mềm trải nghiệm thương mại điện tử AfterShip, gọi TikTok là “gã khổng lồ”. Trong khi đó, các chuyên gia của KPMG chỉ ra, hoạt động kinh doanh mạnh mẽ của TikTok đưa doanh nghiệp tìm đến quảng cáo trên TikTok, sử dụng KOLs và quảng cáo để dẫn người xem quay lại website của mình.
(Theo CNBC)
" alt=""/>TikTok và KOLs ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sắm của Gen Z