当前位置:首页 > Bóng đá > Soi kèo phạt góc Brighton vs Nottingham, 0h15 ngày 30/3 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Karvan vs Baku Sporting, 18h30 ngày 27/3: Thêm một lần đau
Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Thị Diễm Trinh, Khoa Lâm sàng 1, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, lý giải bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường cùng rối loạn lo âu thúc đẩy người phụ nữ cào gãi và móc da, tạo thành các vết loét.
Theo bác sĩ Trinh, ngứa là than phiền thường gặp của bệnh nhân da liễu nhưng có khoảng 8% bị ngứa mạn tính không có bất kỳ sang thương da nguyên phát nào, đặc biệt là ngứa mạn tính do tâm thần - tâm lý. Điều này gây bối rối và khó khăn cho bác sĩ da liễu, đôi khi có thể làm chậm trễ điều trị và chẩn đoán.
Do đó, đối với ngứa mạn tính, bác sĩ da liễu trước tiên sẽ khám da toàn diện và cẩn thận để tìm các sang thương da nguyên phát. Trong trường hợp bệnh nhân ngứa nhưng không có bất kỳ tổn thương da nào, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm máu tổng quát để loại trừ các nguyên nhân bệnh nội khoa - hệ thống gây ngứa như xơ gan ứ mật, suy thận mạn, cường giáp…
Khi các cận lâm sàng không tìm thấy bất thường, cần nghi ngờ ngứa mạn tính do nguyên nhân tâm thần kinh và tìm qua các dấu hiệu gợi ý.
Cụ thể, nếu ngứa do thần kinh, cơn ngứa thường khu trú, đi kèm tình trạng dị cảm, mất cảm giác nhiệt hay sờ chạm... Cơn ngứa xảy ra kịch phát và giảm khi chườm mát.
Nếu ngứa do tâm thần - tâm lý, cơn ngứa thường trùng lặp với các sự kiện tiêu cực trong cuộc sống, ngứa tăng lên về đêm; bệnh nhân có tiền căn mắc các rối loạn tâm thần hoặc sử dụng chất kích thích.
“Trong quá trình thực hiện, Bộ Công an đã xây dựng được bản đồ số dân cư quốc gia, chứng minh rằng dữ liệu dân cư trên nền tảng số phục vụ chuyển đổi số”, ông Ngọc nói.
Mới đây, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an xây dựng Đề án đẩy mạnh ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ chuyển đổi số quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội. Ông Ngọc cho rằng, đề án này được triển khai sẽ mang lại nhiều lợi ích cho hệ thống thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, dữ liệu dùng chung đảm bảo chính xác.
Ngoài ra, có thể khai thác dữ liệu dân cư với các ngành, địa phương để phục vụ phát triển; các dữ liệu dân cư phục vụ khai thác chung, thu phí để tái đầu tư cho các trung tâm dữ liệu. Bộ Công an sẽ phối hợp với Bộ Y tế, Bộ TT&TT xác thực những trường hợp cá nhân, doanh nghiệp đã tiêm vắc xin hoặc đã xét nghiệm để đi lại...
Nói về tầm quan trọng của việc xây dựng dữ liệu, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà bày tỏ mong muốn sẽ làm một cơ sở dữ liệu tích hợp, đồng bộ, thống nhất tập trung về tài nguyên môi trường để phục vụ người dân, tạo nên một tài nguyên thay thế cho các tài nguyên tự nhiên, trước mắt sẽ tập trung vào đất đai.
![]() |
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà. (Ảnh: Phạm Hải) |
Ông Trần Hồng Hà cũng nhắc đến những khó khăn trong quá trình triển khai hệ thống dữ liệu ngành đó là vấn đề tiếp cận công nghệ, thiết kế tổng thể để xây dựng… do dữ liệu đất đai có tính lịch sử phức tạp, nhiều trường dữ liệu khác nhau và liên quan đến quy hoạch. Trong khi đó, chính sách, định mức đơn giá và cơ chế huy động sự tham gia của các bên có liên quan, đặc biệt là doanh nghiệp để thực hiện cũng là một khó khăn.
Dù vậy, lãnh đạo Bộ TN&MT cho biết ngành đã quyết tâm hoàn thành được cơ sở dữ liệu quốc gia này. “Tôi thấy nó chỉ có hiệu quả khi kết nối được với các cơ sở dữ liệu như cơ sở dân cư, các cơ sở dữ liệu khác, tạo ra sự liên thông và trên cơ sở đó quản lý một cách thống nhất. Bộ TT&TT trên cơ sở tài nguyên số sẽ làm tiếp những điều đó, nhân lên hiệu quả lớn lao hơn rất nhiều để đồng hành cùng nhân dân”, ông Hà nói.
Năm 2022 phải tập trung hoàn thành cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, năm 2022, bên cạnh nhiều việc trong đó có cả chống dịch, nhất định phải làm mạnh hơn về dữ liệu. “Đây là câu chuyện mà tất cả những người làm CNTT-TT, những người trong nghề từ trước đến nay đều biết là “sống còn”. Chúng ta đã có cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, chúng ta cần đẩy mạnh triển khai, mục tiêu cuối cùng là phục vụ người dân”, Phó Thủ tướng nói.
![]() |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. (Ảnh: Phạm Hải) |
Theo Phó Thủ tướng, việc triển khai cần đi vào thiết thực, phục vụ người dân, doanh nghiệp. Chẳng hạn, nếu chúng ta làm tốt đề án đẩy mạnh ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ chuyển đổi số quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội, giao Bộ Công an quản lý thì mọi người dân khi đã khai báo thông tin cơ bản về nhân thân chỉ thực hiện một lần duy nhất, không đến bất kỳ cơ quan nhà nước nào và thậm chí là các doanh nghiệp cung cấp những dịch vụ thiết yếu, quan trọng như điện, nước... cũng không phải khai báo lại.
“Năm 2022 tập trung làm bằng được, cơ bản phải hoàn thành cơ sở dữ liệu về tài nguyên và đặc biệt quan trọng ở Việt Nam, đó là tài nguyên đất đai. Nếu chúng ta hoàn thành cơ sở dữ liệu đất đai sẽ tạo tác động lớn trong xã hội, không kém gì câu chuyện chúng ta vừa làm với thanh toán điện tử”, Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, đã nhiều năm rồi chưa làm được dữ liệu đất đai, năm 2022 phải quyết tâm làm được. “Tôi nghĩ làm được 3 cơ sở dữ liệu lớn đó, cộng với đẩy mạnh thanh toán điện tử thì chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số, Chính phủ số, chúng ta sẽ có những bước tiến thực chất. Chúng ta đã làm được rất nhiều việc. Có những việc trước đây chúng ta làm riêng lẻ thì năm 2022 này sẽ là năm kết nối lại để thành kết quả rõ rệt”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Nhóm phóng viên
Việt Nam đặt mục tiêu hình thành ít nhất 10 doanh nghiệp công nghệ số, có năng lực cạnh tranh quốc tế và có doanh thu trên 1 tỷ USD vào năm 2025.
" alt="'Phải hoàn thành cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai trong năm 2022'"/>'Phải hoàn thành cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai trong năm 2022'
Xin mọi người cho em xin lời khuyên với bởi bây giờ em đang rất hoang mang, buồn bã khi mọi áp lực cứ dồn dập đến trong khi em đang mang thai 7 tháng.
Em và anh quen nhau trong một lần rất tình cờ. Sau đó, mẹ anh biết và nhiều lần bà gọi điện mời em đến nhà chơi. Bà có vẻ rất quan tâm và thân thiện với bạn của con trai.
Lần về chơi ấy, em thấy nhà anh không khá giả thậm chí là còn khó khăn. Ba mẹ anh đã nhiều tuổi và trong nhà không có gì đáng giá mặc dù vậy em vẫn chấp nhận đến với anh không hề toan tính.
Thấy bọn em thương nhau, ba mẹ anh liên tục hối cưới và mong có cháu trong khi đó cả hai vẫn chưa có việc làm ổn định. Anh giải thích ba mẹ già muốn có cháu bồng cháu bế với lại người xưa có câu an cư mới lập nghiệp, có gia đình rồi hai vợ chồng đồng lòng sẽ kiếm tiền vượt khó, nuôi con.
Trước đó, anh có đi làm ăn ở nước ngoài trong 3 năm, số tiền anh gửi về mẹ anh đều giữ hết. Mẹ anh nói cứ đưa bà giữ để sau này anh về muốn kinh doanh gì thì có vốn đấy rồi tha hồ làm ăn. chuyện này từ lúc yêu nhau anh có nói với em. Cũng vì vậy, anh thuyết phục em dù 2 vợ chồng em chưa có công việc ổn định (anh vừa về nước) thì vẫn có số vốn đấy rồi mình kinh doanh riêng.
![]() |
Bà luôn than vãn nhà đang thiếu tiền (Ảnh minh họa) |
Nghe anh nói em cũng xuôi xuôi nên đã quyết định làm đám cưới. 4 tháng sau đó đám cưới tụi em diễn ra. Em cứ nghĩ là êm đềm nhưng hoàn toàn ngược lại. Sau đám cưới e về làm dâu nhà nhà anh thực sự là chuỗi ngày kinh hoàng.
Mẹ anh bắt đầu bộc lộ ra bản tính khó chịu, tham tiền. Bà luôn than vãn nhà đang thiếu tiền nên làm đám cưới chi phí tiết kiệm. Em vẫn vui vẻ chấp nhận. Sau khi than thiếu nợ đủ thứ, đến lúc đếm tiền mừng cưới thì mẹ đuổi em lên phòng.
Vợ chồng em được họ hàng 2 bên cho 5 chỉ vàng thì bà lấy hết. Không những thế bà còn than nợ người này người kia buộc lòng em đã lấy tiền mừng cưới của bên em đưa lại cho mẹ 20 triệu.
Dù không vui nhưng em cũng im lặng vì nghĩ chủ yếu là tình cảm gia đình, tiền bạc cho đi thì sau này đi làm bù lại. Mọi chuyện em cứ nghĩ là êm xuôi nhưng được vài hôm mẹ lại than buộc vợ chồng em phụ tiền nhà 1 tháng 2 triệu trong khi đó 2 đưa đều đang đi xin việc làm.
1 tháng sau em phát hiện mình có thai tưởng mẹ sẽ vui vẻ và chăm sóc nhưng hoàn toàn khác. Bà vẫn áp dụng chính sách tiết kiệm từ trước đến nay, theo đó mỗi ngày tiền thức ăn cho gia đình 5 người (3 bữa cơm) là 100 nghìn.
Em mang bầu nhưng cũng không được bất cứ thứ gì để tẩm bổ. Em buồn lòng tủi thân và khóc suốt trong lúc mang bầu. Đến tháng thứ 5 thì em cảm thấy stress nặng quá nên đã xin về nhà mẹ đẻ dưỡng thai. Lúc này, chồng em xin đi làm bảo vệ tạm tháng được 4,5 triệu. Lương tháng đầu tiên vừa về đến nhà đã bị mẹ chồng lấy mất 3 triệu, còn 1,5 triệu anh chi tiêu cho bản thân.
Em đang về nhà em mẹ em lo hết nên không tốn tiền. Em cảm thấy mình như bị lừa, trước khi cưới và sau khi cưới mẹ chồng khác nhau một trời một vực.
Bản thân em vừa thương chồng vừa không muốn tạo áp lực cho chồng nên đã nhịn và chịu đựng. Em muốn sinh con xong và xin ra ở trọ ở riêng để tránh tình trạng cái gì mẹ cũng quản lý để ý từng chút.
Tuy nhiên, chồng em thì nói chưa ổn định nên không muốn ra ở riêng sớm. Con cái em sắp ra đời tới nơi mà chẳng có tiền để lo cho con. Được khoản tiền này mẹ chồng lấy cớ mượn để lấy hết. Thậm chí số tiền trước đây đi làm ăn ở nước ngoài của anh bà cũng ậm ờ không chịu trả khi anh có ý hỏi. Em nghe anh kể mà chán nản vô cùng.
Xin hãy cho em lời khuyên!
(Em gái giấu tên)
" alt="Lương 4,5 triệu/tháng chồng nộp 3 triệu cho mẹ, em có nên ly hôn?"/>Lương 4,5 triệu/tháng chồng nộp 3 triệu cho mẹ, em có nên ly hôn?
Nhận định, soi kèo Portsmouth vs Blackburn Rovers, 22h00 ngày 29/3: Cửa trên thắng thế
Lần đầu nhập viện, bé ngồi yên, không quấy khóc
Cơ sở y tế tiếp nhận khám cho bé P.N.Q (6 tuổi), trường hợp tử vong nghi sau ăn bánh đêm Trung thu là Bệnh viện Lê Văn Thịnh. Bệnh viện này hiện điều trị cho 3 trẻ (nhập viện trong ngày 1 và 2/10) và một người lớn. Các bé nhập viện trong tình trạng sốt, đau bụng, nôn ói, tiêu chảy liên tục, được chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột.
Báo cáo mới nhất của Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã nêu chi tiết về thời điểm bé Q. đến khám vào buổi chiều và cấp cứu vào đêm 1/10.
Theo đó, ba và mẹ bé cho biết tối ngày 30/9, bé ói nhiều lần (không rõ số lần) kèm tiêu chảy 3 lần, ở nhà không xử trí gì. Chiều ngày 1/10, lúc 17h15, ba mẹ và bé vào phòng khám Nhi của Bệnh viện Lê Văn Thịnh.
Bác sĩ thăm khám với tình trạng bệnh nhân tỉnh, bé ngồi trên ghế cho bác sĩ khám và hỏi bệnh. Người mẹ cho biết bé sốt từ sáng, sốt cao không rõ nhiệt độ do ở nhà không có nhiệt kế, ói 2 lần từ sáng, dịch ói không ghi nhận bất thường, tiêu chảy 3 lần phân nhầy tanh, không lẫn máu, than đau bụng ít.
Báo cáo của Bệnh viện Lê Văn Thịnh cũng nêu: "Bác sĩ hỏi có khám bệnh uống thuốc gì chưa nhưng bệnh nhân không trả lời. Bác sĩ hỏi có ăn uống gì lạ không, người nhà trả lời không biết. Bác sĩ có đo nhiệt độ, bé sốt 38 độ C. Cho thuốc hạ sốt Sara 120ng/5ml cho bệnh nhân uống 10ml, bé uống được, không ói. Quá trình khám, bé ngồi yên, không quấy khóc, không than đau khi khám bụng".
Ghi nhận tình trạng lúc khám của bé cho thấy môi hồng, chi ấm, mạch rõ, nhiệt độ 38 độ C. Tim đều, phổi trong, bụng mềm, ấn bụng không đau. Bác sĩ chẩn đoán bé nhiễm trùng đường ruột, kê toa thuốc ra về gồm kháng sinh, giảm đau, men tiêu hóa.
Bệnh nhi tử vong ngoại viện, chưa rõ nguyên nhân
Đến 21h cùng ngày (1/10) bé tím môi, mạch tăng dần kèm bứt rứt. Đến 23h giờ, gọi bé không phản ứng, người nhà đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh lúc 23h46.
Tại Khoa Cấp cứu, bé hôn mê sâu, GCS 3 điểm, mạch đùi không bắt được, nhịp tim không nghe được, huyết áp không đo được, da lạnh, tím tái toàn thân, không nghe được nhịp tự thở, đồng tử 2 bên 5mm, phản xạ ánh sáng âm tính, mất hết các phản xạ toàn thân.
Bệnh nhân được hồi sinh tim phổi nhưng không thành công, chẩn đoán tử vong trước nhập viện chưa rõ nguyên nhân.
Sau khi giám định pháp y, gia đình đã đưa bé Q. về quê nhà Cà Mau lo hậu sự. Hiện tại, mẹ và anh trai của bé cũng đang được theo dõi tại Bệnh viện đa khoa Cà Mau trong tình trạng ổn, than nhức đầu, buồn nôn và nôn.
Những ngày qua, các cơ quan chức năng, cơ quan chuyên môn tại TP.HCM đang tiến hành xác minh, tìm nguyên nhân vụ việc. Các bệnh viện đang tích cực điều trị cho người bệnh, Sở Y tế TP họp khẩn để đánh giá nguyên nhân ngộ độc.
Trong khi đó, ngày 3/10, Ban quản lý An toàn thực phẩm, Cơ quan công an các địa phương đã phối hợp kiểm tra cửa hàng bán bánh, cơ sở sản xuất bánh su kem (loại bánh được phát trong đêm Trung thu, các bệnh nhân đều ăn và có triệu chứng). Thời điểm kiểm tra, chưa ghi nhận sai phạm.
Sức khỏe các bệnh nhân nghi ngộ độc ổn định
Từ đêm 1/10 đến nay, ngoài Bệnh viện Lê Văn Thịnh, một số cơ sở y tế khác như Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 cũng tiếp nhận bệnh nhi nhập viện. Các bé hiện đều tỉnh táo, sinh hiệu ổn định và đang được theo dõi sát.
Trong đó, tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, có 8 trẻ nhập viện với biểu hiện cấp tính từ 1-3 ngày, gồm sốt ói tiêu chảy đau bụng, tiêu lỏng. Xét nghiệm ghi nhận CRP tăng cao, siêu âm bụng đa số ghi nhận quai ruột nhiều dịch, một số có dày thành ruột vùng hố chậu phải, chưa có kết quả soi cấy phân. 4/8 ca được truyền kháng sinh đường tĩnh mạch.
Tóm tắt vụ nghi ngộ độc sau ăn bánh đêm Trung thu tại TP.HCMNgày 29/9, chung cư Palm Heights (TP Thủ Đức) tổ chức Trung thu cho các cháu là con của cư dân và nhân viên sinh sống tại chung cư. Một hộ kinh doanh tại chung cư đã tài trợ 210 phần bánh su kem cho chương trình. Ban quản lý chung cư phát cho khoảng 200 người, còn dư khoảng 10 bánh phát cho nhân viên.
Tại chương trình đêm Trung thu, bà Phan Thị Út (quê Cà Mau, tạm trú tại TP.HCM) là nhân viên vệ sinh của chung cư, nhận phần quà gồm 5 bánh su kem.
Khoảng 16h ngày 30/9, bà Út mang bánh về nhà trọ ăn cùng hai con. Sáng sớm ngày 1/10, bà Út cùng 2 con (trong đó có bé P.N.Q) bị nôn ói, tiêu chảy. Trong ngày 1/10, chồng bà Út đưa con đi khám tại một phòng khám tư, được chẩn đoán theo dõi nhiễm siêu vi, rối loạn tiêu hóa và được kê đơn thuốc về điều trị tại nhà.
Tuy nhiên, tình trạng của bé P.N.Q không giảm. Khoảng 17h45 cùng ngày, bé Q. được đưa vào Bệnh viện Lê Văn Thịnh khám. Bác sĩ cho đơn thuốc về nhà theo dõi. Đêm cùng ngày, bé được chuyển vào cấp cứu với tình trạng tím tái toàn thân, xác định đã tử vong ngoài viện.
Cùng thời điểm, các hộ dân trong chung cư cũng phản ánh tình trạng một số trẻ nhỏ và người lớn bị ói, tiêu chảy, sốt nghi do ăn bánh su kem. Khoảng 50 người có triệu chứng, 19 trường hợp phải nhập viện trong những ngày qua.
Diễn biến bất thường của bé gái tử vong sau ăn bánh đêm Trung thu
Hành trình 29 năm tiên phong, tự tin trong quá trình chuyển đổi số
MobiFone là nhà mạng có lịch sử phát triển lâu năm nhất tại Việt Nam với bề dày 29 năm kể từ ngày thành lập. Từ những ngày đất nước còn nhiều khó khăn cho đến những năm đầu của thập niên 2020, MobiFone luôn nỗ lực để xứng đáng với kỳ vọng của xã hội và đất nước.
Năm 1993, khi ngành Viễn thông Di động còn quá xa lạ với người tiêu dùng trong nước vốn đang tìm sự ổn định trong cuộc sống thường ngày, lo cơm ăn áo mặc, MobiFone ra mắt mạng viễn thông di động. Ở thời điểm đó, đây được đánh giá là điều không tưởng nhưng với chiến lược dài hạn, MobiFone đã đặt nền móng cho ngành di động tại Việt Nam mà mãi cho đến nay luôn mang tính biểu tượng cho sự phát triển chung của đất nước. Sau đó hai năm, MobiFone nhanh chóng bắt tay với tập đoàn viễn thông hàng đầu thế giới Comvik/Kinnevik (Thụy Điển) và trở thành nhà mạng tiên phong trong lĩnh vực hợp tác quốc tế.
Với mục tiêu phát triển lấy khách hàng là trung tâm, lấy công tác chăm sóc khách hàng là thước đo chất lượng của doanh nghiệp và hình thành 08 cam kết với khách hàng từ những năm cuối của thế kỷ 20, liên tiếp trong nhiều năm (2005-2010), MobiFone được bình chọn là "Mạng di động có dịch vụ và chăm sóc khách hàng tốt nhất" và "Mạng di động được ưa chuộng nhất". Không ngừng tiếp thu, học hỏi công nghệ tiên tiến hiện đại, khai thác mạng lưới và những kinh nghiệm quốc tế quý báu về kinh, doanh, tiếp thị, chăm sóc khách hàng... MobiFone đã không ngừng phát triển lớn mạnh, khẳng định vị trí nhà mạng hàng đầu trên thị trường di động Việt Nam.
Năm 2010, MobiFone cũng đánh dấu cột mốc quan trọng khi chuyển đổi thành Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, MobiFone bước tiến một chặng đường mới và sẵn sàng chuyển mình để mang lại giá trị lớn nhất cho thị trường Viễn thông.
Giai đoạn 2015-2020, MobiFone đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược đề ra. Đặc biệt, MobiFone nằm trong top doanh nghiệp nhà nước dẫn đầu về kết quả sản xuất, kinh doanh với tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn chủ sở hữu ở mức cao (trên 20%). Trong 3 năm liên tiếp từ 2019 đến 2021, MobiFone cũng vinh dự nhận giải thưởng "Nhà mạng cung cấp dịch vụ Viễn thông tiêu biểu về chất lượng chăm sóc khách hàng băng thông rộng di động". Năm 2016, MobiFone là một trong những nhà mạng đầu tiên triển khai dịch vụ 4G, giữ vững lá cờ đầu về chất lượng chăm sóc khách hàng, đồng thời công ty cũng nằm trong nhóm dẫn đầu nộp ngân sách nhà nước nhiều nhất, năng suất lao động cao nhất.
Giai đoạn 2021-2025, MobiFone tích cực, chủ động tham gia vào quá trình chuyển đổi số toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trở thành một trong những doanh nghiệp số đi đầu tại Việt Nam.
“MobiFone cam kết luôn đồng hành cùng Chính phủ, doanh nghiệp và người dân trong quá trình chuyển đổi số quốc gia, hướng tới tương lai Việt Nam trở thành một quốc gia số một cách toàn diện”, đại diện MobiFone khẳng định.
Với tâm thế là một doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam, MobiFone có nhiều điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ nòng cốt trong 5/6 nhóm nền tảng chuyển đổi số quốc gia, gồm: Nền tảng hạ tầng số, nền tảng Chính phủ số, nền tảng chuyển đổi số cho lĩnh vực y tế - giáo dục - văn hóa - xã hội, nền tảng tài chính - ngân hàng - kinh doanh, nền tảng nông nghiệp - giao thông - kho vận - công thương. Mục tiêu của MobiFone là hoàn thiện hệ sinh thái số tiềm năng với khả năng đáp ứng mọi nhu cầu và bước đầu có những thành quả rõ rệt.
![]() |
Thành quả từ tầm nhìn chiến lược
Với chiến lược trọng tâm là từng bước chuyển đổi từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sang nhà cung cấp dịch vụ số, cung cấp dịch vụ, giải pháp công nghệ thông tin, MobiFone chú trọng việc hoàn thiện hệ thống các nền tảng, sản phẩm công nghệ vượt trội thuộc 3 lĩnh vực chủ chốt: Chính phủ số, Xã hội số và Kinh tế số, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước và tăng năng suất cho thị trường lao động đầy tiềm năng tại Việt Nam.
MobiFone đã giới thiệu hệ thống phần mềm, giải pháp lưu trữ số hóa điện từ, sử dụng Big Data. Về dấu ấn trong chuyển đổi số giáo dục, MobiEdu là giải pháp trường học trực tuyến được đánh giá cao.
Bên cạnh đó, MobiFone đã thành lập trung tâm nghiên cứu công nghệ cao để sớm đưa ra hàng loạt các gói giải pháp để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
MobiFone cũng đồng hành với doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số, đặc biệt với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với loạt nền tảng giải pháp công nghệ toàn diện, MobiFone giúp doanh nghiệp sẵn sàng chuyển sang phương thức hoạt động mới một cách bài bản và đồng bộ, từ quản lý văn bản cho tới quản lý nhân sự. Các giải pháp này gồm: Bộ sản phẩm số hóa văn phòng MobiFone Smart Office; Bộ sản phẩm bán hàng và chăm sóc khách hàng MobiFone Smart Sales; Hóa đơn điện tử MobiFone Invoice; Chữ ký số mobiCA; Nền tảng hạ tầng đám mây MobiFone Cloud.
Các sản phẩm của MobiFone cũng được đánh giá cao và nhận về những giải thưởng ấn tượng bao gồm MobiFone Meeting lọt vào Top 10 giải pháp số xuất sắc, MobiFone Smart Sales lọt Top 10 nền tảng số xuất sắc, giải pháp giám sát số lọt Top 10 sản phẩm số xuất sắc và Truyền thanh thông minh lọt Top 10 thu hẹp khoảng cách số.
Về mục tiêu lâu dài, MobiFone quyết tâm đến năm 2030 phát triển thành doanh nghiệp công nghệ số có hạ tầng số chủ lực, hàng đầu quốc gia thúc đẩy phát triển kinh tế số và xây dựng xã hội số Việt Nam; thực hiện tốt vai trò cung cấp hạ tầng, giải pháp và dẫn dắt các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng kết nối di động/AI/IoT/Blockchain.
Với tầm nhìn dài hạn cùng kịch bản phát triển chặt chẽ, MobiFone tự tin sẽ đạt được mục tiêu đề ra về phát triển mạng 5G, bước đầu có doanh thu từ hoạt động sản xuất công nghiệp song hành nghiên cứu, phát triển các sản phẩm trong lĩnh vực AI/ML, IoT, Big Data, Blockchain... Bên cạnh đó, MobiFone vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trước thuế ổn định ở mức cao, đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước.
Phương Dung
" alt="MobiFone hướng tới trở thành doanh nghiệp công nghệ có hạ tầng số hàng đầu quốc gia"/>MobiFone hướng tới trở thành doanh nghiệp công nghệ có hạ tầng số hàng đầu quốc gia
Rung nhĩ có thể gây ra các hậu quả nặng nề như suy tim và đột quỵ. Đột quỵ xảy ra khi máu ứ trong tâm nhĩ lâu dài tạo thành cục máu đông, máu đông đẩy ra trôi theo dòng máu và gây tắc mạch ở não. Cục máu đông cũng có thể gây tắc mạch tại các vị trí khác.
Thạc sĩ, bác sĩ Lương Cao Sơn, Phó trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết hiện nay đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 trên thế giới và nguyên nhân hàng đầu ở Việt Nam. Khoảng 30-50% bệnh nhân đột quỵ không thể độc lập về chức năng và 15-30% bị khiếm khuyết vĩnh viễn.
“Bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ tăng gấp 5 lần so với người không bị rung nhĩ. Khoảng 20-30% bệnh nhân đột quỵ thiếu máu cục bộ liên quan đến rung nhĩ”, bác sĩ Sơn cảnh báo.
Để phòng ngừa đột quỵ, bác sĩ cho hay người bệnh rung nhĩ phải kiểm soát và điều trị yếu tố nguy cơ như huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường. Đồng thời, sử dụng thuốc các loại thuốc kháng đông là một trong những biện pháp phòng đột quỵ tốt nhất cho người bệnh rung nhĩ.
Những bệnh nhân rung nhĩ có thêm một trong các yếu tố như từng bị đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua, người trên 65 tuổi, bị suy tim hay tăng huyết áp, đái tháo đường sẽ có nguy cơ đột quỵ tăng cao.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Thắng, Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), việc tiếp nhận một bệnh nhân đột quỵ liên quan đến nguyên nhân rung nhĩ luôn gây ra rất nhiều thách thức. Khoảng 70% trong đó là huyết khối gây thuyên tắc động mạch não lớn quan trọng, gây ra những khiếm khuyết chức năng thần kinh nặng.
“Bệnh nhân gần như sẽ tử vong hoặc tàn phế nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời trong thời gian vàng”, bác sĩ Thắng chia sẻ. Theo một nghiên cứu ở bệnh nhân đột quỵ liên quan đến rung nhĩ tại Bệnh viện Nhân dân 115, khoảng 60% tử vong hoặc tàn phế nặng. Tỷ lệ bệnh nhân phục hồi hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn chỉ khoảng 23%.
“Điều đó có nghĩa là nếu rung nhĩ gây ra đột quỵ, bệnh nhân chỉ có 1/5 cơ hội quay trở lại cuộc sống bình thường trước đây”, bác sĩ Thắng nói. Ông phân tích nếu đảm bảo tất cả bệnh nhân rung nhĩ đều được sử dụng thuốc kháng đông khi có chỉ định sẽ tránh được nguy cơ đột quỵ.
Việc dự phòng này có hiệu quả và ý nghĩa hơn rất nhiều so với khi xảy ra đột quỵ, người bệnh phải sử dụng thuốc tiêu sợi huyết hoặc lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh rung nhĩ cần tuân thủ điều trị, dùng thuốc theo đúng chỉ định và tái khám đầy đủ để được theo dõi, điều chỉnh thích hợp. Đồng thời, cần xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, thói quen sinh hoạt lành mạnh để hạn chế tối đa các biến chứng.