当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo Nữ Atlas vs Nữ Club America, 08h00 ngày 22/1: Lấy lại ngôi đầu 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Benfica vs Barcelona, 3h00 ngày 22/1: Chủ nhà có điểm
Lê Quang Liêm đánh bại Ding Liren sau 5 tiếng đồng hồ đấu trí căng thẳng (Ảnh: FIDE).
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một kỳ thủ Việt Nam thắng đương kim vô địch thế giới ở cờ tiêu chuẩn. Trong ván đấu buộc phải thắng để giúp đội nhà thoát thua trận đấu với Trung Quốc, Quang Liêm (elo 2.741) đã đánh bại kỳ thủ được mệnh danh là "Vua cờ Trung Quốc" Ding Liren (elo 2.736) sau 62 nước đi.
Trong ba bàn còn lại kết thúc trước đó, ván đấu giữa Nguyễn Ngọc Trường Sơn (elo 2.633) và Wei Yi (elo 2.762) hòa nhanh sau 15 nước. Trần Tuấn Minh (elo 2.434) thất bại trước Wang Yue (elo 2.637) và Lê Tuấn Minh (elo 2.564) bất phân thắng bại với Yu Yangyi (elo 2.703).
Vì vậy chiến thắng của Quang Liêm không chỉ giúp cờ vua Việt Nam giữ mạch trận bất bại mà còn giúp anh tăng thứ bậc trên bảng xếp hạng thế giới. Trong khi Ding Liren tụt dốc thê thảm xuống hạng 22 thế giới thì Lê Quang Liêm đạt được elo cao nhất trong sự nghiệp là 2.749 và vươn lên hạng 12 thế giới.
Sau 6 ván đấu tại Olympiad 2024, đội tuyển Ấn Độ độc chiếm ngôi đầu với 6 trận toàn thắng. Đội tuyển Việt Nam cùng Trung Quốc, Iran có 5 thắng, 1 hòa nhưng với hệ số phụ tốt hơn, Lê Quang Liêm cùng các đồng đội xếp hạng nhì còn Trung Quốc xếp hạng ba, Iran xếp hạng tư.
Cùng thời điểm của tuyển nam cờ vua Việt Nam, đội tuyển nữ đã thất bại 1,5-2,5 trước hạt giống số 6 Azerbaijan. Bạch Ngọc Thùy Dương (elo 2.214) hòa Khanim Balajayeva (elo 2.384), Võ Thị Kim Phụng (elo 2.320) và Lương Phương Hạnh (elo 2.225) thua Ulviyya Fataliyeva (elo 2.378) và Govhar Beydullayeva (elo 2.395). Ở ván cuối, Phạm Lê Thảo Nguyên (elo 2.380) giành chiến thắng trước Gunay Mammadzada (elo 2.433).
Hôm nay 17/9, giải sẽ nghỉ ngày duy nhất, trước khi bước vào 5 ván thi cuối cùng. Ván 7 bắt đầu lúc 20h00 ngày 18/9 (giờ Việt Nam) khi đội nam gặp hạt giống số 10 Iran, còn đội nữ đấu với CH Séc.
" alt="Lê Quang Liêm đánh bại "Vua cờ" Trung Quốc ở Olympiad 2024"/>Các đội đua đồng đội tính giờ tại Sầm Sơn, Thanh Hóa (Ảnh: H.Q).
Với nội dung đua đồng đội tính giờ, ưu thế thuộc về các đội có lực lượng mạnh, đồng đều, sở hữu trang thiết bị tốt và có sự phối hợp ăn ý trên đường đua.
Nhờ có tay đua rất mạnh Petr Rikunov (người Nga), đội Tập đoàn Lộc Trời An Giang thường xuyên giữ tốc độ trên 50km/h. Petr Rikunov giành chiến thắng chặng, với thành tích 30 phút 44 giây. Đội Tập đoàn Lộc Trời An Giang cũng là đội về nhất.
Đội Dược Domesco Đồng Tháp về nhì, với thành tích 31 phút 05 giây và đội TPHCM Vinama xếp hạng ba, với thành tích 31 phút 23 giây. Petr Rikunov thu ngắn cách biệt so với áo vàng Ivannov Timofei (người Nga, đội TPHCM Vinama) xuống còn 10 giây.
Nguyễn Tấn Hoài (Tập đoàn Lộc Trời An Giang) giữ áo cam (tay đua Việt Nam có thành tích tốt nhất). Còn Phạm Lê Xuân Lộc (đội Quân khu 7) giữ áo trắng dành cho tay đua trẻ xuất sắc nhất. Ngày 11/4, các tay đua tranh tài chặng 8 từ Sầm Sơn (Thanh Hóa) đi Vinh (Nghệ An), dài 152km.
" alt="Sau tai nạn, tay đua người Nga trở lại tranh áo vàng giải xe đạp toàn quốc"/>Sau tai nạn, tay đua người Nga trở lại tranh áo vàng giải xe đạp toàn quốc
Nhận định, soi kèo Liverpool vs Lille, 3h00 ngày 22/1: Không dễ cho chủ nhà
Imane Khelif đã trở thành nạn nhân của một loạt chỉ trích trên mạng xã hội khi võ sĩ người Algeria này trở thành tâm điểm chú ý của truyền thông sau khi cô không vượt qua được bài kiểm tra đủ điều kiện về giới tính tại giải vô địch thế giới nhưng vẫn được Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) cho phép tham gia Thế vận hội Paris.
Ở trận mở màn, Khelif gây sốc khi đánh bại nữ võ sĩ người Italy, Angela Carini chỉ sau 46 giây. Trên thực tế là võ sĩ người Italy xin bỏ cuộc khi không chịu nổi những cú đấm mạnh mẽ từ Khelif, nức nở rời võ đài đồng thời tuyên bố bỏ cuộc để bảo toàn tính mạng.
Imane Khelif tiếp tục trận đấu tứ kết với đối thủ người Ukraine, Hamori trong sự chỉ trích từ mạng xã hội, nhưng cô vẫn tiếp tục giành chiến thắng áp đảo để có mặt ở vòng bán kết và chắc chắn sẽ giành được huy chương tại Thế vận hội.
Dù vậy võ sĩ người Algeria sau đó đã khóc nức nở, đồng thời tuyên bố: "Tôi muốn nói với cả thế giới rằng tôi là phụ nữ và tôi sẽ mãi là phụ nữ". Một lần nữa trước thềm trận bán kết, Khelif đã yêu cầu chấm dứt những hành động bắt nạt với cô trên mạng xã hội.
"Những chỉ trích đó có thể hủy hoại con người, nó có thể giết chết suy nghĩ, tinh thần và trí óc của con người. Nó có thể chia rẽ con người.
Vì thế, tôi yêu cầu họ kiềm chế việc bắt nạt. Tôi liên lạc với gia đình hai ngày một tuần. Tôi hy vọng rằng họ không bị ảnh hưởng sâu sắc.
Họ lo lắng cho tôi. Nếu mọi chuyện tốt đẹp, tôi sẽ quyết tâm giành huy chương vàng để đáp trả tất cả những gì đã xảy ra với tôi.
Tôi biết rằng Ủy ban Olympic đã đối xử công bằng với tôi và tôi hài lòng với biện pháp khắc phục này vì nó cho thấy sự thật của câu chuyện", Imane Khelif mạnh mẽ tuyên bố.
Khelif sẽ gặp Janjaem Suwannapheng của Thái Lan ở bán kết hạng cân 66kg. Võ sĩ Algeria khẳng định không quan tâm tới những lời bàn tán trên mạng xã hội hay chỉ trích từ bất kỳ ai để hướng tới lịch sử, mang về tấm HCV Olympic đầu tiên cho Algeria ở môn quyền anh nữ.
" alt="Imane Khelif gửi thông điệp mạnh mẽ, quyết giành HCV Olympic"/>Imane Khelif gửi thông điệp mạnh mẽ, quyết giành HCV Olympic
Nhiều cầu thủ nhập tịch của Indonesia sẽ không thể tham dự AFF Cup 2024 (Ảnh: PSSI).
Điều đó cho thấy sức mạnh của Garuda ở giải đấu cấp độ Đông Nam Á sẽ thay đổi đáng kể so với đội hình tham dự vòng loại thứ ba World Cup 2026. Trong những trận đấu ở vòng loại gặp đối thủ hàng đầu châu Á, Indonesia đều ra sân với 8-10 cầu thủ nhập tịch. Hay nói cách khác, chỉ khi sử dụng lực lượng nhập tịch (phần đông là gốc Hà Lan), Indonesia mới có thể chống cự được đối thủ mạnh hơn rất nhiều.
Câu hỏi đặt ra là khi không còn cầu thủ nhập tịch, Indonesia có thể tạo nên sự khác biệt ở đấu trường Đông Nam Á. Không thể nói rằng đội bóng xứ Vạn đảo không có tham vọng ở đấu trường AFF Cup khi họ chưa từng vô địch một lần nào trong quá khứ. Tuy nhiên, HLV Shin Tae Yong đành lực bất tòng tâm khi không thể thuyết phục được CLB châu Âu nhả cầu thủ tham dự AFF Cup (giải đấu không thuộc hệ thống thi đấu của FIFA).
Trong phát biểu cách đây không lâu, HLV Shin Tae Yong thừa nhận lực lượng Indonesia "không nhập tịch" có thể thất bại trước tuyển Việt Nam. Ông nói: "Quả thực, Indonesia có thể sẽ phải tham dự AFF Cup với lực lượng gồm nhiều cầu thủ U22. Như vậy, sức mạnh của chúng tôi sẽ thua kém các đối thủ cạnh tranh ở AFF Cup 2024".
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng chúng ta xem thường đối thủ này. Bởi lẽ, trong những năm qua, Indonesia vẫn âm thầm phát triển và đào tạo lứa cầu thủ trẻ. Bằng chứng rõ nhất là việc lứa U23 Indonesia đã lọt vào bán kết giải U23 châu Á và suýt nữa có vé tham dự giải U23 thế giới.
Nên nhớ, trong đội hình U23 tham dự giải đấu đó cũng bao gồm ba cầu thủ nhập tịch là Justin Hubner, Ivar Jenner và Rafael Struick (giống như AFF Cup 2024). Đương nhiên, không thể phủ nhận tài năng của những cầu thủ bản địa Indonesia.
Trong chiến thắng của Indonesia trước Saudi Arabia vào ngày 19/11, Marselino Ferdinan đã tỏa sáng rực rỡ để giúp Garuda chiến thắng. Ngoài ra, HLV Shin Tae Yong thường xuyên sử dụng một vài cầu thủ bản địa như Rizky Ridho, Pratama Arhan, Yakob Sayuri, Hokky Caraka, Witan Sulaeman, Ricky Kambuaya trong đội hình của đội tuyển Indonesia.
Lứa trẻ của Indonesia còn có Muhammad Ferarri, Ernando Ari, Komang Teguh, Jeam Kelly Sroyer hoàn toàn đủ sức thi đấu cho đội tuyển quốc gia.
Ở cấp độ trẻ hơn, U17 Indonesia từng tham dự giải U17 thế giới năm 2023 và thi đấu khá hay (hòa Ecuador, Panama, thua Morocco) hay lứa U19 Indonesia tham dự giải châu Á.
Nói vậy để thấy rằng, bóng đá Indonesia có nội lực nhất định, chứ không đơn thuần phụ thuộc hoàn toàn vào các cầu thủ nhập tịch. Họ chỉ được bổ sung vì mục tiêu giúp Garuda tham dự World Cup 2026. Còn về đấu trường Đông Nam Á, lực lượng bản địa của Indonesia hoàn toàn có tiềm năng tranh chấp.
Nên nhớ, Indonesia từng đánh bại tuyển Việt Nam ở Asian Cup 2023 nhờ lực lượng mới chỉ nhập tịch sơ khai, chưa có nhiều ngôi sao hàng đầu như thời điểm này. Do đó, chúng ta không thể chủ quan ngay cả khi Indonesia sử dụng cầu thủ bản địa ở AFF Cup.
Thời thế đã đổi thay khi các cầu thủ Indonesia đã quen thuộc với triết lý của HLV Shin Tae Yong, còn đội tuyển Việt Nam vẫn loay hoay tìm "công thức chiến thắng" cùng HLV Kim Sang Sik.
" alt="Indonesia "không nhập tịch" có thắng nổi tuyển Việt Nam?"/>Các golfer vừa dự giải Hà Nội Open 2024 bị WPA cấm thi đấu 6 tháng (Ảnh: HT).
Ví dụ như trong môn golf, có 3 hệ thống các giải đấu lớn, có ảnh hưởng gần như ngang nhau, gồm PGA Tour (do người Mỹ điều hành), DP World Tour (trước mang tên European Tour) và LIV Golf (được sáng lập và điều hành bởi các tỷ phú Saudi Arabia).
Trong số này, nếu như DP World Tour gần như giữ thái độ trung dung, thì 2 hệ thống PGA Tour và LIV Golf đối đầu nhau ra mặt. PGA Tour quy định, các golfer đã chuyển sang thi đấu trên hệ thống LIV Golf thì không được thi đấu ở các giải thuộc hệ thống PGA Tour, và ngược lại.
Điều này khiến cho nhiều golfer buộc phải đánh đổi, khi lựa chọn hệ thống để thi đấu. Ví dụ như cựu số một thế giới Brooks Koepka (Mỹ), hay người đang giữ kỷ lục là tay golf lớn tuổi nhất từng vô địch một giải major (tương đương với tính chất các giải Grand Slam trong môn quần vợt) Phil Mickelson (Mỹ), không thể tham dự PGA Tour, sau khi đã chuyển sang LIV Golf.
Tương tự như thế là trường hợp của golfer có cú phát bóng mạnh nhất thế giới hiện nay Bryson DeChambeau (Mỹ). Anh chuyển sang thi đấu trên hệ thống LIV Golf, không còn cơ hội đấu các giải trên PGA Tour. Đồng thời, PGA Tour cũng gây sức ép khiến các golfer đã chuyển sang LIV Golf, không còn được cộng điểm xếp hạng trên bảng xếp hạng toàn cầu.
Những nhà điều hành các hệ thống giải này không giải thích dài dòng, họ chỉ tuyên bố đã thi đấu trên hệ thống khác, xem như đương nhiên sẽ không được thi đấu song song trên hệ thống của họ. Hiểu đơn giản là các vận động viên (VĐV) không được phép đầu quân cho 2 nơi cùng lúc. Các golfer cứ thế mà lựa chọn hệ thống thích hợp với mình.
Giải pháp giải quyết xung đột
Quay trở lại với câu chuyện 87 cơ thủ Việt Nam vừa bị Liên đoàn billiards pool thế giới (WPA) cấm thi đấu 6 tháng (từ tháng 10/2024 - 4/2025), do dự giải Hà Nội Open (kết thúc cách đây vài ngày).
Giải đấu này nằm trong hệ thống của WNT (hệ thống các giải billiards pool chuyên nghiệp trên khắp thế giới), trong khi đây là hệ thống từng xung đột với WPA. Chính vì thế, WPA một khi không thể ngăn cản các cơ thủ xuất hiện ở các giải đấu của WNT, họ thực hiện luôn lệnh cấm dành cho các cơ thủ nói trên, ở các giải đấu do WPA điều hành.
Trong số các giải đấu do WPA và các tổ chức thành viên của họ điều hành, có các giải thuộc những đại hội thể thao quen thuộc với người Việt Nam, gồm SEA Games và Asiad. Thế nên, thiệt thòi dành cho các VĐV Việt Nam trong cuộc xung đột quyền lợi giữa hai hệ thống quản lý các giải đấu lớn này càng lớn.
Cũng liên quan đến vụ việc này, bên tổ chức giải gồm Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội, Liên đoàn billiards & snooker Hà Nội, không sai, bởi họ tổ chức giải đúng luật. Phía WPA cũng có lý với lệnh cấm của mình, bởi lệnh cấm chỉ diễn ra trong nội bộ các giải đấu do WPA điều hành.
Chỉ có các VĐV phải chịu thiệt vì buộc phải chọn hệ thống mà họ muốn thi đấu, đã chọn hệ thống này thì không được tham dự các giải thuộc hệ thống kia và ngược lại.
Giải pháp tốt nhất chỉ đến một khi các tổ chức lớn trong môn billiards gồm WPA và WNT tìm được tiếng nói chung, giải quyết các xung đột giữa hai tổ chức này. Khi đó, các VĐV mới được thi đấu nhiều giải hơn, không cần phải đau đầu để lựa chọn nữa!
" alt="Cơ thủ Việt Nam bị cấm thi đấu và sự phức tạp của hệ thống thế giới"/>Cơ thủ Việt Nam bị cấm thi đấu và sự phức tạp của hệ thống thế giới