Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra liên ngành ATTP dịp Tết Nguyên đán Canh Tý
Trong Kế hoạch số 1288/KH-BCĐTƯATTP ban hành ngày 08/11/2019,ĐẩymạnhthanhtrakiểmtraliênngànhATTPdịpTếtNguyênđánCanhTýbang xep hạng ngoại hạng anh Ban chỉ đạo liên ngành trung ương về an toàn thực phẩm (ATTP) đặc biệt nhấn mạnh đến công tác thanh tra kiểm tra liên ngành ATTP trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý và Lễ hội Xuân năm 2020.
Mục đích của công tác thanh tra, kiểm tra nhằm đánh giá công tác quản lý nhà nước về đảm bảo ATTP của các cấp các ngành; đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống; kiểm soát, xử lý việc sản xuất kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng theo Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/06/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng; thông qua việc thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm về ATTP.
Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP tỉnh kiểm tra tại siêu thị về sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm |
Thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những mặt hàng được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán và các Lễ hội như thịt và các sản phẩm từ thịt, bia, rượu, cồn và đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh kẹo,… và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Kiểm soát chặt chẽ hoạt động buôn lậu, hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, hết hạn sử dụng. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức, pháp luật về ATTP, nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng trong đảm bảo ATTP. Triển khai thanh tra, kiểm tra trước, trong, sau Tết và mùa Lễ hội Xuân 2020.
Đối tượng thanh tra, kiểm tra là các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố, tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết và các lễ hội. Các đoàn tuyến tỉnh tập trung thanh tra, kiểm tra những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm là đầu mối lớn, các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra ATTP tại tỉnh Tây Ninh |
Các đoàn thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm khi phát hiện vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật, tuyệt đối không để các sản phẩm không bảo đảm ATTP, hàng giả, không rõ nguồn gốc, vi phạm về ghi nhãn hoặc có vi phạm khác về ATTP lưu thông trên thị trường; ngăn chặn hành vi quảng cáo thực phẩm vi phạm; không để các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố không đảm bảo an toàn thực phẩm tiếp tục hoạt động khi chưa thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.
Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP, Bộ Y tế, theo Luật Thanh tra chỉ có cơ quan thanh tra đến cấp tỉnh, thành phố. Tuy nhiên riêng lĩnh vực ATTP đang thí điểm triển khai thanh tra đến cấp huyện, thị xã, thậm chí là xã phường tại một số địa phương.
“Trên thực tế cho thấy, lĩnh vực ATTP là lĩnh vực đặc thù vì trong số hơn 500.000 cơ sở sản xuất thực phẩm ở nước ta thì 80% là quy mô vừa và nhỏ lẻ. Do đó, việc có thêm thanh tra chuyên ngành cấp xã, phường, thị trấn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP”, Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong nhấn mạnh.
Minh Hà