Nhận định, soi kèo Hapoel Beer Sheva vs Beitar Jerusalem, 23h45 ngày 14/4: Rượt đuổi hấp dẫn


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Como vs Torino, 22h59 ngày 13/4: Sân nhà là tất cả -
Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số ban hành kế hoạch hoạt động năm 2022Mục tiêu đến hết năm 2022 là tối thiểu 75% hộ gia đình có cáp quang, phủ sóng băng rộng di động tới 100% thôn/bản và tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh đạt 85%.
Bên cạnh các mục tiêu về phát triển hạ tầng số, kế hoạch hoạt động năm 2022 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số cũng xác định rõ các mục tiêu quan trọng trong năm nay về phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Cụ thể, về phát triển Chính phủ số, mục tiêu đặt ra trong năm 2022 là đưa tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ đạt 80%; tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính xử lý trực tuyến đạt 50%; Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đạt 100% (đối với thủ tục hành chính tiếp nhận tại Bộ phận một cửa cấp bộ, cấp tỉnh từ ngày 1/6/2022; đối với thủ tục hành chính tiếp nhận tại Bộ phận một cửa cấp huyện từ ngày 1/12/2022).
Cùng với đó, tỷ lệ báo cáo của các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trực tuyến đạt 50%. Tỷ lệ cơ quan nhà nước cung cấp dữ liệu mở đầy đủ theo danh mục đạt 50% (không áp dụng đối với dữ liệu phục vụ công tác quân sự, quốc phòng).
Về phát triển kinh tế số và xã hội số, các mục tiêu quan trọng gồm có: tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt 30%, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 50%, tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 7%, và tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác đạt từ 65 - 70%.
Phân công cụ thể nhiệm vụ tới từng thành viên Ủy ban
Theo kế hoạch, có 18 nhiệm vụ trong tâm phân công các thành viên Ủy ban quốc gia trực tiếp chỉ đạo, đó là: Phổ cập điện thoại thông minh và cáp quang băng rộng toàn dân; Phổ cập danh tính điện tử toàn dân; Phổ cập an toàn thông tin mạng, an ninh mạng toàn dân; Phổ cập hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân; Phổ cập dạy học trực tuyến; Phổ cập chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa; Phổ cập hóa đơn điện tử; Phổ biến nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; Phổ biến kỹ năng số;
Thúc đẩy toàn diện tất cả các phương thức thanh toán số; Phát triển thương mại điện tử, thương mại số; Quy hoạch đô thị thông minh; Phát triển hệ thống thông tin báo cáo; Tăng cường nguồn lực chi nghiên cứu khoa học cho chuyển đổi số; Triển khai và đưa vào khai thác cơ sở dữ liệu nông nghiệp; Phát triển cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức; Điều phối phát triển, kết nối, chia sẻ dữ liệu; Điều phối phát triển, sử dụng các nền tảng số.
Với mỗi nhiệm vụ kể trên, kế hoạch đều nêu rõ thành viên chủ trì, cơ quan phối hợp và mục tiêu, công việc cần thực hiện. Đơn cử như, nhiệm vụ phổ cập điện thoại thông minh và cáp quang băng rộng toàn dân sẽ do Bộ trưởng Bộ TT&TT chủ trì chỉ đạo, các địa phương phối hợp. Mục tiêu đến hết năm 2022 là tối thiểu 75% hộ gia đình có cáp quang, phủ sóng băng rộng di động tới 100% thôn/bản và tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh đạt 85%.
Nhiệm vụ phổ cập danh tính điện tử toàn dân do Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì chỉ đạo, Bộ TT&TT phối hợp xây dựng Hệ thống định danh và xác thực điện tử trên nền tảng CSDL quốc gia về dân cư, CSDL căn cước công dân và CSDL quốc gia về xuất nhập cảnh làm nền tảng chuyển đổi số quốc gia. Mục tiêu đến hết năm 2022 sẽ có từ 15 - 20% người dân sử dụng ứng dụng định danh điện tử.
Nhiệm vụ phổ cập hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân do Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì chỉ đạo, Bộ TT&TT phối hợp thúc đẩy ứng dụng Hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân (Ảnh minh họa) Nhiệm vụ phổ cập hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân do Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì chỉ đạo, Bộ TT&TT phối hợp thúc đẩy ứng dụng Hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân, với mục tiêu đến hết năm 2022 sẽ có trên 90% người dân Việt Nam có Hồ sơ sức khỏe điện tử, được sử dụng trong hoạt động khám chữa bệnh và theo dõi sức khỏe người dân, từng bước thay thế y bạ giấy.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chủ trì chỉ đạo nhiệm vụ phổ cập dạy học trực tuyến, Bộ TT&TT phối hợp phát triển nền tảng dạy học trực tuyến, nền tảng đại học số và kho tài nguyên giáo dục số quốc gia. Phổ cập và duy trì một tỷ lệ dạy học trực tuyến nhất định ngay cả khi dịch Covid-19 kết thúc. Xây dựng Đề án thí điểm triển khai 5 trường tham gia mô hình giáo dục đại học số trong đào tạo nguồn nhân lực công nghệ số phục vụ chuyển đổi số.
Bên cạnh đó, Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số cũng xác định cụ thể các nhiệm vụ trọng tâm phân công Ban chỉ đạo chuyển đổi số của 30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63 tỉnh, thành tập trung chỉ đạo.
Ban chỉ đạo chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm điều phối, chỉ đạo triển khai, hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch; trong quý I/2022 ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2022 của Ban chỉ đạo chuyển đổi số bộ, ngành, địa phương mình, trong đó cụ thể hóa thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm thuộc diện Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số theo dõi, đôn đốc.
Ban chỉ đạo chuyển đổi số các bộ, ngành chịu trách nhiệm tổ chức, điều phối phát triển các nền tảng số quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực quản lý. Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh, thành phố chỉ đạo triển khai ứng dụng các nền tảng số quốc gia trong phạm vi địa phương.
Tổ công tác giúp việc Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số theo dõi, đôn đốc và chịu trách nhiệm điều phối trong việc bảo đảm thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2022 của Ủy ban.
Vân Anh
Thí điểm mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng
Bộ TT&TT vừa hướng dẫn các tỉnh, thành phố thí điểm triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng. Theo đó, mỗi thôn, bản có thể lập 1 Tổ công nghệ số cộng đồng để hỗ trợ triển khai nền tảng số, hướng dẫn kỹ năng số cho người dân.
"> -
Mô hình chăm sóc khách hàng mới thời chuyển đổi sốĐại diện Aka Digital (trái) và GPI ký kết hợp tác xây dựng mô hình liên minh chăm sóc khách hàng tại Việt Nam.
GPI xây dựng một nền tảng duy nhất để nhiều doanh nghiệp tham gia thực hiện chương trình chăm sóc khách hàng trên nền tảng này. Chẳng hạn, trên ứng dụng của GPI, khách uống cà phê tại một cửa hàng sẽ được tích điểm, điểm này có thể được dùng để đổi lấy ưu đãi, hoặc mua sản phẩm tại một cửa hàng bách hoá khác cùng trên ứng dụng.
Mô hình liên minh chăm sóc khách hàng này đã được GPI triển khai tại Indonesia, với tên thương hiệu GetPlus. Tại Indonesia, GetPlus hiện chấp nhận giao dịch từ 140 thương hiệu trên nhiều danh mục khác nhau, từ ẩm thực, làm đẹp, thương mại điện tử, du lịch, ngân hàng, trung tâm mua sắm, bán lẻ, tiện ích, từ thiện xã hội, y tế, đến tiêu dùng, và giao dịch tại các đối tác trung tâm thương mại như Grand Indonesia, AEON Mall BSD, Central Park Mall và nhiều trung tâm mua sắm khác.
Ưu thế của mô hình liên minh này giúp doanh nghiệp tiếp cận được tệp khách hàng bên ngoài lĩnh vực của mình, có cơ sở dữ liệu của khách hàng đại chúng. Càng nhiều thông tin từ người mua, doanh nghiệp càng có nhiều dữ liệu trong quá trình chuyển đổi số.
Về phía khách hàng, họ chỉ cần cài một ứng dụng để tiếp cận được nhiều loại hình dịch vụ ở nhiều ngành khác nhau.
Hải Đăng
Nhiều doanh nghiệp Việt ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại trung tâm chăm sóc khách hàng
Trí tuệ nhân tạo và tự động hoá đang được áp dụng tại các trung tâm chăm sóc khách hàng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và khả năng quản lý, giám sát.
"> -
Như VietNamNet thông tin, 11/3, đoàn kiểm tra liên ngành của Thanh tra Sở Tài nguyên Môi trường Khánh Hòa tổ chức kiểm tra những vấn đề liên quan đến đất đai, môi trường… tại dự án khu du lịch (KDL) Hòn Tằm thuộc phường Vĩnh Nguyên (TP Nha Trang) do Công ty CP Hòn Tằm biển Nha Trang làm chủ đầu tư. Toàn cảnh công trình không phép lấp đất đá lấn biển vịnh Nha TrangNgay sau đó, ngày 12/3, phòng quản lý đô thị TP Nha Trang đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với Công ty CP Hòn Tằm biển Nha Trang vì tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng đối với công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng vi phạm Nghị định 139 của Chính phủ.
Kiểm tra thực tế tại đây cho thấy, căn cứ kết quả kiểm tra ngày 16/1 còn bổ sung một số hạng mục công trình tại khu đất nhà hàng khu C mở rộng (ký hiệu DV A8) có khung trụ bê tông. Hay tại khu đất khách sạn Merperle Hòn Tằm đã xây dựng phần móng.
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, trước đó, vào cuối năm 2019, UBND TP Nha Trang cũng đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP Hòn Tằm biển Nha Trang vì thi công xây dựng công trình KDL đảo Hòn Tằm làm thất lạc mốc giới công trình tại đảo Hòn Tằm với mức phạt là 7.500.000 đồng.
Ngoài vi phạm về trật tự xây dựng, để đánh giá tác động môi trường, Ban Quản lý Vịnh Nha Trang đã tổ chức lặn kiểm tra đáy biển. Quá trình kiểm tra, ban quản lý phát hiện vùng mặt nước phía Tây Nam đảo (thuộc phân khu phục hồi sinh thái Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang) công ty CP Hòn Tằm biển Nha Trang đang triển khai hoạt động san lấp lấn biển cải tạo mặt bằng để xây dựng.
Báo cáo gửi UBND TP Nha Trang, ông Huỳnh Bình Thái – Trưởng Ban Quản lý Vịnh Nha Trang nêu rõ: “Qua lặn kiểm tra dưới đáy biển phát hiện đất, đá trong quá trình san lấp đã tràn xuống biển ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái khu vực này. Đặc biệt là hệ sinh thái rạn san hô bị hủy hoại, khó có khả năng phục hồi nguyên trạng ban đầu. Một lượng bùn đất không nhỏ theo dòng chảy tràn ra các khu vực xung quanh có nguy cơ ô nhiễm cục bộ tại khu vực vùng nước sát bờ phía Tây Nam đảo Hòn Tằm”.
Hòn Tằm là một đảo rộng hơn 110ha nằm trong vịnh Nha Trang (1 trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới) và chỉ cách thành phố Nha Trang 7km về phía Đông Nam.
Dưới đây là toàn cảnh công trình không phép lấp đất đá lấn biển tại KDL đảo Hòn Tằm:
Nhóm PV
Lộ công trình không phép lấp đất đá lấn biển
Việc xây dựng các công trình không phép tại KDL đảo Hòn Tằm khiến đất, đá trong quá trình san lấp đã tràn xuống biển ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, hệ sinh thái rạn san hô bị hủy hoại, khó có khả năng phục hồi nguyên trạng…
">