Nghiên cứu này còn chỉ ra rằng 60% số người được khảo sát tại khu vực châu Á Thái Bình Dương coi quá trình chuyển đổi kỹ thuật số là ưu tiên chiến lược hàng đầu trong khu vực so với mức 50% trên phạm vi toàn cầu. 55% số người được khảo sát tại khu vực châu Á Thái Bình Dương tin rằng, CNTT đã hoàn toàn sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và 65% coi việc đầu tư vào công nghệ mới để hỗ trợ quá trình số hóa là ưu tiên đầu tư hàng đầu trong vòng hai năm tới bên cạnh việc nâng cao năng lực về xử lý và phân tích dữ liệu (65%).
Đồng quan điểm với kết quả khảo sát của Forbes, ông Yoshida và ông Skingsley đã xác định được năm xu thế lớn của thị trường công nghệ trong năm 2017.
1. Để nâng cao năng suất lao động cần tập trung nhiều hơn vào con người, quy trình và kết quả kinh doanh
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), mặc dù có sự bùng nổ về công nghệ mới trong vòng 10 năm vừa qua, năng suất làm việc vẫn sụt giảm so với 10 năm trước. Theo ông Yoshida, nguyên nhân là do các quy trình mới không theo kịp được sự phát triển của công nghệ.
Quá trình chuyển đổi kỹ thuật số tập trung vào chuyển đổi việc kinh doanh thông qua con người và quy trình, cũng như là thông qua ứng dụng công nghệ một cách sáng tạo. Kết quả là, một cơ sở hạ tầng, điện toán đám mây linh hoạt và những lợi ích của phương pháp Phát triển Vận hành (DevOps - Development & Operations) sẽ thu hút được sự quan tâm lớn hơn với vai trò là một phương thức đẩy nhanh tốc độ phát triển và triển khai các ứng dụng và dịch vụ với ít sai sót và lãng phí hơn.
“Lợi ích lớn nhất mà một cơ sở hạ tầng và mô hình điện toán đám mây linh hoạt đem lại là khả năng cho phép những người am hiểu kinh doanh và có những ý tưởng kinh doanh sáng tạo nhất triển khai các dự án công nghệ của chính mình. Có nghĩa là sức mạnh sáng tạo được đặt vào tay những người có ý tưởng hay nhất”, ông Skingsley bổ sung thêm.
2. Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang môi trường điện toán đám mây
Theo ông Ed Anderson, Phó chủ tịch phụ trách Nghiên cứu của Gartner, các chiến lược ưu tiên ứng dụng điện toán đám mây đang đóng vai trò nền tảng để duy trì lợi thế cạnh tranh trong một thế giới biến động nhanh hiện nay. Thị trường châu Á đã rất nhanh chóng nắm bắt xu thế này, khi Châu lục này đang dẫn đầu thế giới về Chỉ số sẵn sàng cho điện toán đám mây (Cloud Readiness Index) năm nay theo đánh giá của Hiệp hội Điện toán Đám mây châu Á (Asia Cloud Computing Association). Trong khi đó, kết quả khảo sát của Forbes còn khẳng định, 64% số người được khảo sát tại khu vực châu Á Thái Bình Dương đã lựa chọn điện toán đám mây như là một ưu tiên về công nghệ cho hoạt động chuyển đổi kỹ thuật số.
“Rõ ràng là, mô hình điện toán đám mây chủ yếu trong tương lai gần sẽ là mô hình điện toán đám mây lai (hybrid cloud), bởi lẽ, dù hầu hết mọi người đều hiểu rõ những lợi ích về độ linh hoạt của môi trường điện toán đám mây nhưng lại chưa sẵn sàng chuyển đổi toàn bộ sang môi trường điện toán đám mây công cộng ở thời điểm hiện tại. Chúng tôi dự đoán, xu thế này sẽ tiếp tục được duy trì trong suốt cả năm 2017”, ông Skingsley bình luận.
Do đó, các nhà quản lý CNTT trên toàn khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ tập trung vào việc phát triển các kỹ năng giám sát môi trường điện toán đám mây, hiệu suất công việc trong môi trường điện toán đám mây và quản lý an ninh, cũng như quản lý dung lượng của môi trường đó. Thay vì mua cơ sở hạ tầng từ các nhà cung cấp giải pháp khác nhau và kết hợp chúng lại với nhau bằng phần mềm quản lý, bộ phận CNTT sẽ muốn truy cập vào các hệ thống hội tụ cần thiết để cung cấp mô hình cơ sở hạ tầng như là một dịch vụ (infrastructure-as-a-service). Những mô hình này sẽ cho phép các doanh nghiệp giảm thêm nhiều chi phí và đồng bộ hóa hơn nữa các hoạt động cơ sở hạ tầng bằng cách kết hợp các giải pháp hội tụ như là Nền tảng Điện toán Hợp nhất (United Compute Platform) của Hitachi với các cổng thông tin điện tử quản lý trong môi trường điện toán đám mây như là VMware vRealize, qua đó cung cấp một mô hình tích hợp được lập trình sẵn dùng chung, dành cho cá nhân và điện toán đám mây lai với một giao diện quản lý duy nhất.
3. Mô hình CNTT lai (Mô hình hai chế độ)
">