Những dấu hiệu cho thấy bạn là người nghiện game nặng
Nghiện game luôn là căn bệnh khó chẩn đoán và chữa trị. Nếu để kéo dài,ữngdấuhiệuchothấybạnlàngườinghiệngamenặlịch bong da hom nay game thủ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống thực. Có 4 triệu chứng thường gặp nhất của một người nghiện game nói riêng và nghiện sử dụng mạng Internet nói chung. Người chơi cần chú ý nếu mắc phải những dấu hiệu dưới đây.
Rối loạn nhịp độ sống
Triệu chứng thường gặp nhất chính là việc game thủ chơi game suốt đêm và ngủ vùi trong khoảng thời gian ban ngày. Điều này trái ngược hoàn toàn với đồng hồ sinh học của con người, vốn hoạt động ban ngày và nghỉ ngơi vào ban đêm. Tác hại chính của rối loạn nhịp sống chính là khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi và uể oải, không thể tập trung suy nghĩ. Ngoài ra, việc ăn uống và hoạt động thể chất cũng bị ảnh hưởng theo.
|
Nếu kéo dài, game thủ rất dễ rơi vào trạng thái suy kiệt cơ thể, luôn cảm thấy cáu bẳn và khó chịu. Trường hợp quá nặng có thể dẫn tới tử vong.
Nghỉ học hoặc nghỉ làm liên tục để chơi game
Đây là một trong những hậu quả của triệu chứng đầu tiên. Việc ngủ vùi ban ngày khiến game thủ không thể theo kịp giờ học tại trường hay giờ làm việc của các công ty. Bên cạnh đó, họ cũng sẵn sàng bỏ học hay nghỉ việc để ở nhà chơi game.
|
Việc liên tục nợ môn, bị buộc thôi học hoặc đuổi việc chính là hệ quả trực tiếp của dấu hiệu này.
Thời gian chơi ngày càng kéo dài
Với nhiều game thủ, việc chơi game trong vòng một giờ đồng hồ có thể đem lại cảm giác phấn khích và sảng khoái cho họ. Nhưng với con nghiện game, họ cần phải chơi nhiều giờ liền, hay thậm chí là nhiều ngày liên tục để tìm thấy niềm vui tương tự.
Lý do là người nghiện game đã chìm đắm quá sâu vào quá trình chơi game. Có thể ví điều này với những con nghiện luôn tìm tới các liều thuốc lớn và mạnh hơn sau thời gian dài sử dụng.
Luôn thèm muốn chơi game
Những người nghiện game và Internet thường trở nên khó chịu và căng thẳng khi không được kết nối mạng. Họ sẽ tìm mọi cách để lên mạng và vào game nhằm thỏa mãn sự thèm muốn của mình.
|
Đối tượng người chơi này thường sống trong thế giới ảo và không thiết tha gì với cuộc sống ngoài đời. Một số trường hợp đã tử vong ngay bên chiếc máy tính của mình vì quá mải mê với thế giới game và quên đi nhu cầu thiết yếu nhất của con người, như ăn uống hay nghỉ ngơi.
theo gamethu