.

Pantech Breeze sẽ là một lựa chọn phù hợp với những khách hàng lần đầu tiên sở hữu một chiếc di động. Máy có thiết kế mở gập thời trang, sử dụng đơn giản dễ dàng với những phím ấn lớn. Breeze có kích thước 102 x 51 x 18 mm.

Máy tích hợp 3 phím ấn gọi tắt 1-2-3 ngay dưới màn hình tạo thuận lợi cho người dùng khi cần thường xuyên gọi đến 3 số điện thoại.

" />

'Cơn gió' Pantech đến AT&T

Thời sự 2025-01-25 04:26:14 58

.

Pantech Breeze sẽ là một lựa chọn phù hợp với những khách hàng lần đầu tiên sở hữu một chiếc di động. Máy có thiết kế mở gập thời trang,ơngióPantechđếngoai hang anh sử dụng đơn giản dễ dàng với những phím ấn lớn. Breeze có kích thước 102 x 51 x 18 mm.

Máy tích hợp 3 phím ấn gọi tắt 1-2-3 ngay dưới màn hình tạo thuận lợi cho người dùng khi cần thường xuyên gọi đến 3 số điện thoại.

本文地址:http://user.tour-time.com/news/473f099517.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

Nhận định, soi kèo Tractor vs Mes Rafsanjan, 18h30 ngày 21/1: Duy trì vị thế

Vợ chồng tôi đều 35 tuổi, từ tỉnh lẻ lên Hà Nội học tập, lập nghiệp với hai bàn tay trắng. Thu nhập của chúng tôi không cao, tổng khoảng 25 triệu đồng/tháng. Cuối năm 2020, vợ chồng tôi đưa ra quyết định liều lĩnh khi mua một căn nhà ở Long Biên, Hà Nội với giá hơn 2 tỷ đồng, chấp nhận vay mượn khoảng 50% giá trị nhà.

Chúng tôi có nhiều nguồn vay không mất lãi từ bạn bè thân thiết, người thân ruột thịt hai bên nội, ngoại. Người cho vay 20 – 50 triệu, người cho vay 100 – 150 triệu nên chỉ sau một thời gian ngắn huy động, chúng tôi đã vay được 700 triệu đồng. 300 triệu còn lại, vợ chồng tôi dự tính vay ngân hàng.

{keywords}
Nhiều cặp vợ chồng từ quê ra phố như vợ chồng tôi cũng đang đau đầu tính toán mua nhà Hà Nội (Ảnh minh hoạ)

Qua tham khảo, chúng tôi thấy có những ngân hàng quảng bá lãi suất cho hình thức thế chấp vay mua nhà chỉ hơn 5%/năm nhưng có khá nhiều quy định ràng buộc, thủ tục hơi khó khăn và thời gian giải ngân lâu. Một số ngân hàng thì ngược lại, lãi suất cao nhưng thủ tục dễ dàng. Sau quá trình cân nhắc, vợ chồng tôi đã lựa chọn cách thế chấp sổ đỏ ngôi nhà sắp mua để vay tiền một ngân hàng có lãi suất tầm trung, khoảng 8,2 – 8,9%/năm nếu thời hạn vay trong 1- 2 năm.

Thế nhưng, quá trình làm việc với nhân viên của ngân hàng đó về sau không thuận lợi. Trong các cuộc nói chuyện, cậu nhân viên này thường ngỏ ý muốn chúng tôi vay nhiều hơn vì “đằng nào cũng mất một công vay, một công làm hồ sơ, thẩm định”. Đương nhiên vợ chồng tôi không đồng ý. Sau đó cậu ấy bảo nếu chúng tôi vẫn chỉ muốn vay số tiền nhỏ trên thì mất mấy triệu phí làm hồ sơ.

Rắc rối không đáng có này khiến chúng tôi hơn ức chế. Kể chuyện này với gia đình nhà chồng, mọi người khuyên vợ chồng tôi nên thử vay mượn thêm người quen để không mất lãi. Tuy nhiên, tôi không muốn như vậy. Vay mượn tiền bạc vốn là chuyện nhạy cảm, rất dễ mất lòng nếu hai bên không có sự thân thiết nhất định.

Phải nhấn mạnh rằng, 700 triệu kia tôi chỉ vay của anh, chị, em ruột thịt, bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng, một vài người là cô, dì ruột và những người bạn thân thiết nhất. Đương nhiên, tôi vẫn có một số mối quan hệ có thể vay thêm tiền, nhưng vì không quá thân nên tôi không muốn hỏi vay, tránh sự ngượng ngùng cho cả đôi bên. Bởi họ không cho mình vay sẽ ngại, cho vay thì sẽ thiếu tin tưởng hoặc chỉ cho vay số tiền không đáng kể.

Tâm sự chuyện của mình với một người bạn cũng từng vay mượn mua nhà, tôi được cô bạn tiết lộ cho cách mà cô ấy từng áp dụng. Đó chính là vay khoản tiền tiết kiệm của những người họ hàng không quá thân cận, kinh tế khá giả, sống ở quê, rồi trả lãi như lãi ngân hàng. Người cho vay lẽ ra gửi tiết kiệm ngân hàng chỉ được hưởng lãi suất huy động khá thấp, còn cô bạn tôi vay tiền của họ trả theo lãi suất cho vay của các ngân hàng. Người cho vay sẽ được hưởng chênh lệch lãi suất thêm vài %/năm, ví dụ bình thường họ gửi tiết kiệm ngân hàng lãi suất chỉ hơn 5% năm nhưng cho cô bạn tôi vay thì lãi suất hơn 8%/năm. Còn cô bạn tôi thì vay được tiền mà không phải qua ngân hàng, tránh được thủ tục rườm rà và các khoản phạt nếu vi phạm thời hạn trả lãi, gốc.

Chuyện của cô bạn giúp tôi tìm được đường sáng cho khoản vay 300 triệu. Quả thực ở các vùng quê, gia đình nào có điều kiện, làng trên xóm dưới đều biết. Mọi người ở quê vốn thích an toàn nên tiền tích lũy thường không dùng để đầu tư mà sẽ gửi ngân hàng lấy lãi. Tôi nhờ mẹ chồng hỏi hộ một vài người họ hàng và đưa ra mức lãi suất cao hơn mấy phần trăm. Gia đình chồng tôi ở quê được tiếng hiền lành, cũng chưa từng vay mượn ai bao giờ nên họ khá tin tưởng, vui vẻ cho vay ngay. Tùy từng người, tiền lãi sẽ trả theo tháng hoặc thành một đợt cuối năm. Tiền gốc cứ giữ nguyên. Khi nào có đủ, vợ chồng tôi sẽ trả gốc một lần vào cuối năm, coi như chấm dứt khoản vay.

Nhờ cách này, vợ chồng tôi nhanh chóng vay được 300 triệu thiếu hụt. Sau đó, quá trình sang tên sổ đỏ diễn ra nhanh gọn, không phải rắc rối với các thủ tục thế chấp sổ đỏ, vay tiền ngân hàng.

Mua được nhà, dưới áp lực nợ nần, suốt một năm qua, vợ chồng tôi cũng làm việc tích cực hơn để kiếm tiền. Nhờ vậy, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thu nhập năm qua của vợ chồng tôi tốt hơn một chút so với thời điểm trước khi mua nhà. Chúng tôi đã trả được một phần khoản nợ gốc 300 triệu vay mất lãi, trả được một vài khoản nợ nhỏ 20, 30, 50 triệu vay không lãi của bạn bè, người thân vì họ có việc gấp cần dùng.

Tôi biết có nhiều cặp vợ chồng từ quê ra phố như vợ chồng tôi cũng đang đau đầu tính toán mua nhà Hà Nội. Tôi kể ra câu chuyện của mình, hy vọng mọi người có thể tham khảo thêm một cách vay mượn để bớt đi những áp lực về tài chính, tinh thần khi phải vay số tiền lớn mua nhà.

Thanh Hằng  (Hà Nội)

Độc giả chia sẻ ý kiến, thắc mắc, kinh nghiệm... trong việc mua bán nhà đất xin gửi ý kiến về email: [email protected]">

Mua nhà tiền tỷ Hà Nội nhờ vay tiền người quen trả lãi như ngân hàng

-Từ chỗ condotel chỉ cam kết lợi nhuận chỉ 6 - 8%/năm, đến nay, nhiều dự án đã đẩy mức cam kết này lên 10%/năm, thậm chí 12 - 15%/năm. Cuộc đua này không nằm ngoài quy luật, “lợi nhuận càng cao, rủi ro càng lớn”.

Tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp

Cam kết trả lãi cho nhà đầu tư lên đến 15%/năm tổng giá trị condotel, thậm chí mua lại sản phẩm với giá cao hơn giá bán ban đầu từ 5 - 20%, cùng nhiều ưu đãi khác, nhưng đến nay chủ đầu tư mất khả năng chi trả. Liên tục bị hàng chục khách hàng đòi nợ, chủ đầu tư này đã phải trả lại condotel cho khách hàng, đồng thời đề nghị giảm mức lợi nhuận cam kết từ 15% giá mua xuống còn 8%. Câu chuyện vừa diễn ra tại một dự án condotel ở Nha Trang như hồi chuông cảnh tỉnh những nhà đầu tư đang bị “ru ngủ”, bởi con số lợi nhuận cam kết khủng.

{keywords}

Condotel ‘đuối sức’ sau cuộc đua cam kết lợi nhuận

Đây không phải là trường hợp đầu tiên xảy ra tranh chấp liên quan đến quá trình vận hành, chia lợi nhuận ở các dự án bất động sản nghỉ dưỡng. Cuối năm 2016, nhiều khách hàng mua condotel dự án Fusion Suites Đà Nẵng cũng đã lên tiếng sau nhiều bức xúc về phương thức phân chia lợi nhuận cho thuê và những khoản chi phí phát sinh khác. Một vấn đề khác cũng khiến khách hàng mua condotel ở đây bất an chính là dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động nhiều năm nhưng chủ condotel vẫn chưa nhận được giấy chủ quyền.

Cam kết lợi nhuận bao nhiêu là hợp lý vẫn là câu chuyện dài chưa có hồi kết. Tuy nhiên, cách đây không lâu, đại diện Savills Việt Nam đã đưa ra một số so sánh đáng chú ý. Theo đó, Việt Nam đang dẫn đầu về tỷ lệ cam kết lợi nhuận từ bất động sản nghỉ dưỡng, so với một số khu nghỉ dưỡng nổi tiếng, ở khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, tại Việt Nam đang có cam kết lợi nhuận với tỷ lệ 10% trong vòng 5 - 10 năm, Phuket (Thái Lan) cam kết lợi nhuận 7% trong 3 - 5 năm và Bali cũng cam kết lợi nhuận 7% trong 2 - 3 năm.

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), trong vài năm tới, nguồn cung condotel tiếp tục có dấu hiệu phát triển nóng, tăng đột biến. Điều này có thể dẫn đến tình trạng bội thực cung vượt cầu, trong lúc hiệu quả khai thác, kinh doanh có thể không đạt như kỳ vọng, nhất là giai đoạn sau sự kiện APEC cuối năm 2017. Hơn nữa, tỷ lệ condotel tại Việt Nam chiếm 56%, trong lúc tỷ lệ phòng khách sạn chỉ chiếm 44% là không bình thường, vì ở các nước khác tỷ lệ phòng khách sạn bao giờ cũng cao hơn condotel. Chính những yếu tố bất cập trong phát triển loại sản phẩm này đang tiềm ẩn nhiều hệ lụy trong tương lai.

Thận trọng với bẫy cam kết lợi nhuận cao

Ông Nguyễn Hoàng Anh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư BeeLand, cho rằng, đại đa số khách hàng khi tìm hiểu kênh đầu tư condotel hiện nay, đều bị “mờ mắt” bởi các con số lợi nhuận cam kết trong mơ. Không dừng ở mức 10%/năm cam kết lợi nhuận trong 10 năm, hiện một số chủ đầu tư mới đã nâng con số lên đến 12%/năm, thậm chí cao hơn nữa, để thu hút khách. Song, thực tế đã chứng minh, đằng sau những con số hấp dẫn đó là rất nhiều rủi ro có thể gặp phải.

“Đầu tư condotel, không nên mải mê chạy theo cam kết lợi nhuận bao nhiêu %, mà quên đi khả năng khai thác thực tế ra sao. Nếu cam kết quá cao so với khả năng thực tế thì nguy cơ tranh chấp rất dễ xảy ra.

Thông thường, chủ đầu tư và khách hàng ký hợp đồng khai thác 50 năm với mức cam kết lợi nhuận tối thiểu từ 5 năm đến 10 năm đầu tiên. Song không phải cam kết nào cũng sẽ thành hiện thực. Điều này nó phụ thuộc vào uy tín của chủ đầu tư có đủ lớn hay không. Và năng lực của chủ đầu tư và đơn vị vận hành condotel đó như thế nào?

Điều vô cùng nguy hiểm là sau thời gian cam kết lợi nhuận tối thiểu, con số lợi nhuận thực tế, chia sẻ 85% - 15% là bao nhiêu, có đáng tin cậy không? Nếu lựa chọn sai, khách hàng sẽ phải trả giá đắt ở giai đoạn này. Cần lưu ý, tính minh bạch của con số lợi nhuận khai thác thực tế phụ thuộc vào: Uy tín của chủ đầu tư; Uy tín và năng lực của đơn vị khai thác condotel sau này; Mức độ kiểm toán của dự án đó ra sao?” - ông Nguyễn Hoàng Anh khuyến cáo.

Mặt khác, theo ông Lê Hoàng Châu, đối với những dự án mà chủ đầu tư cam kết lợi nhuận từ 8 - 12%, trong 8 - 12 năm, thì trong giá bán có thể đã bao gồm đủ khoản chi phí phải trả cho cam kết lợi nhuận này; cả chi phí trang bị căn hộ; chi phí quản lý khai thác kinh doanh. Đối với những dự án condotel mà chủ đầu tư không cam kết lợi nhuận thì nhà đầu tư thứ cấp phải chịu thêm chi phí trang bị căn hộ, chi phí quản lý khai thác kinh doanh.

Các chuyên gia cũng lưu ý, nhiều hợp đồng mua bán căn hộ condotel có cam kết lợi nhuận. Tuy nhiên, chưa thấy chủ đầu tư đề cập các biện pháp bảo đảm thực hiện cam kết trả lợi nhuận thật chắc chắn cho nhà đầu tư thứ cấp. Chủ đầu tư cũng chưa có giải pháp rõ ràng, để hỗ trợ nhà đầu tư thứ cấp kinh doanh căn hộ condotel sau khi hết hạn cam kết lợi nhuận (sau 8 - 12 năm). Đây là những điểm nhà đầu tư cần lưu ý để cân nhắc khi đầu tư loại sản phẩm này.

Quốc Tuấn

Nhà giàu bỏ tiền tỷ mua condotel: ‘Chưa nhìn thấy cuốn sổ đỏ nào’

Nhà giàu bỏ tiền tỷ mua condotel: ‘Chưa nhìn thấy cuốn sổ đỏ nào’

Theo Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, căn hộ khách sạn (condotel) là loại hình mới và hiện chưa dự án nào có sổ đỏ.

">

Condotel ‘đuối sức’ sau cuộc đua cam kết lợi nhuận

友情链接